Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hihi

Thuyết minh về sông Hương của Huế

Thái Hưng Mai Thanh
15 tháng 3 2022 lúc 9:07

Tham khảo:

 

Trên lãnh thổ Việt Nam thân yêu, có một điều thú vị là nhiều thành phố cùng có những cặp đôi sông núi linh thiêng và tươi đẹp. Ví như sông Kỳ Cùng núi Mẫu Sơn ở Lạng Sơn, sông Mã núi Mường Hung ở Sơn La, sông Tô núi Nùng ở Hà Nội, sông Lam núi Hồng ở Nghệ An, sông Hương núi Ngự ở Huế hay sông Trà Khúc núi Thiên Ấn ở Quảng Nam... Trong đó, có thể nói sông Hương là một trong những con sông đẹp nhất và nổi tiếng nhất của cả nước.

Sông Hương, riêng cái tên của nó cũng là một câu chuyện dài và nhiều dư vị. Sông Hương từng được gọi bằng nhiều cái tên như sông Linh trong sách Dư địa chí (1435) của Nguyễn Trãi, Kim Trà đại giang trong sách Ô Châu cận lục (1555), Hương Trà trong sách Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn. Ngoài ra, nó còn được gọi là Lô Dung, sông Dinh, sông Yên Lục... Chưa dừng ở đó, tên sông còn được lý giải bằng nhiều cách rất thú vị. Theo dã sử, khi vua Quang Trung đi qua và hỏi tên sông là gì, thấy những cái tên trước đó chỉ là địa danh hữu hạn, không thể gợi sự trường tồn của dòng sông nên từ nay gọi tên Hương Giang. Cũng có người lí giải rằng hai bên sông Hương có loại cỏ thạch sương bồ có hương thơm nên gọi tên dòng sông là sông Hương. Nhà nghiên cứu văn hóa Huế, ông Phan Thuận An cho rằng: Về tên gọi sông Hương thì có nhiều giả thuyết khác nhau nhưng tôi thiên về giả thuyết bắt nguồn từ địa danh Hương Trà. Dòng sông nào cũng mang một cái tên của vùng đất. Phú Xuân - Huế ngày xưa thuộc đất Hương Trà, là một lưu vùng mà sông chảy qua suốt huyện Hương Trà. Vì thế người ta dùng tên huyện Hương Trà để đặt tên cho dòng sông. Lúc đầu gọi là sông Hương Trà, sau gọi tất là sông Hương. Còn nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? lại lý giải tên sông bằng một huyền thoại, vì yêu quý con sông xứ sở nên dân chúng đôi bờ đã nấu nước trăm loài hoa đổ xuống dòng sông tạo nên hương thơm ngát, gửi cả mộng ước muốn đem cảnh đẹp và tiếng thơm để xây đắp văn hóa và lịch sử của nhân dân.

 

Về vị trí địa lý, sông Hương thuộc miền Trung Việt Nam. Sông có hai dòng chính đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn huyền thoại và khi về đến đồng bằng, nó không chảy qua nhiều địa phương mà nằm gọn gàng trong lòng một thành phố duy nhất, Thừa Thiên - Huế. Thủy trình hơn 80 km của sông Hương xưa nay luôn là điều hấp dẫn không chỉ với các nhà địa lí mà còn cả với những nghệ sĩ say mê cái đẹp. Từ thượng nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch chảy qua nhiều thác ghềnh, chảy quanh các chân núi, xuyên qua các cánh rừng rậm, chảy chậm qua các làng mạc Kim Long, Nguyệt Biểu, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh, chạy ra cửa Thuận Trạch, Biển Đông. Cùng thủy trình ấy, ngồi trên thuyền xuôi theo dòng sông Hương, chúng ta có thể ngắm cảnh xung quanh kinh thành Huế, vượt qua cầu Dã Viên, Phú Xuân, Tràng Tiền, đến thăm lăng Minh Mạng, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ... hoặc xuôi về Thuận An chìm đắm trong vẻ đẹp của biển cả bao la.

Vẻ đẹp đa dạng là một đặc điểm quan trọng của sông Hương, sông Hương không chỉ giàu giá trị mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với người dân thành Huế nói riêng và với non sông Việt Nam nói, chung. Dòng sông thơ mộng ấy có vai trò quan trọng đối với địa lí nơi đây và hàng năm vẫn bồi đắp phù sa cho đôi bờ tươi tốt. Sông Hương đem lại nguồn tài nguyên thủy sản giàu có, phong phú và cung cấp nguồn nước dồi dào cho cư dân. Đặc biệt, sông Hương có giá trị kinh tế cao bởi đây là điểm nhấn du lịch đặc sắc trong hệ thống danh lam thắng cảnh của cả nước. Khách du lịch trong và ngoài nước đều rất yêu quý con sông thơ mộng này.

Nhưng ý nghĩa nhất phải nhắc đến giá trị văn hóa nghệ thuật của dòng sông danh tiếng này. Sông Hương êm đềm trôi chảy thật ngọt ngào trong văn thơ với những tác phẩm nổi tiếng như bài thơ Tiếng hát sông Hương của Tố Hữu hay những trang bút ký sang trọng, lịch lãm của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?... Màu sắc lung linh, hình dáng mềm mại và vẻ thanh bình muôn thuở của dòng sông biến thành niềm cảm hứng trác tuyệt trong âm nhạc. Những ca khúc như Diễm xưa, Ai ra xứ Huế đã khiến người nghe say đắm nhưng thú vị hơn, đây còn là không gian diễn xướng của những loại hình âm nhạc cổ truyền từ điệu hò, câu hát dân gian đến âm nhạc bác học trong từng khúc Nhã nhạc cung đình Huế.

Nhưng sông Hương không chỉ bay bổng trong nghệ thuật, sông Hương còn là chứng nhân lịch sử trung thành như Hoàng Phủ Ngọc Tường từng nói: Hiển nhiên là sông Hương đã sống những thế kỷ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó, từ thuở nó còn là một dòng sông biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua Hùng. Trong sách địa dư của Nguyễn Trãi, nó mang tên là Linh Giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại. Thế kỉ XVIII, nó vẻ vang soi bóng Kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ; nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX với máu của những cuộc khởi nghĩa, và từ đấy sông Hương đã đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển. Từ khi nàng Huyền Trân công chúa ngàn dặm ra đi đem về cho đất Việt hai châu Ô Lý, dòng sông đã lưu giữ và tiếp nối những nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc và trở thành biểu tượng riêng cho mảnh đất nơi đây.

Và như thế, sông Hương mãi là dòng sông của thi, ca, nhạc, họa, là điệu hồn của con người xứ Huế yêu thương!

Kaito Kid
15 tháng 3 2022 lúc 9:08

tham khảo

Trên lãnh thổ Việt Nam thân yêu, có một điều thú vị là nhiều thành phố cùng có những cặp đôi sông núi linh thiêng và tươi đẹp. Ví như sông Kỳ Cùng núi Mẫu Sơn ở Lạng Sơn, sông Mã núi Mường Hung ở Sơn La, sông Tô núi Nùng ở Hà Nội, sông Lam núi Hồng ở Nghệ An, sông Hương núi Ngự ở Huế hay sông Trà Khúc núi Thiên Ấn ở Quảng Nam... Trong đó, có thể nói sông Hương là một trong những con sông đẹp nhất và nổi tiếng nhất của cả nước.

Sông Hương, riêng cái tên của nó cũng là một câu chuyện dài và nhiều dư vị. Sông Hương từng được gọi bằng nhiều cái tên như sông Linh trong sách Dư địa chí (1435) của Nguyễn Trãi, Kim Trà đại giang trong sách Ô Châu cận lục (1555), Hương Trà trong sách Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn. Ngoài ra, nó còn được gọi là Lô Dung, sông Dinh, sông Yên Lục... Chưa dừng ở đó, tên sông còn được lý giải bằng nhiều cách rất thú vị. Theo dã sử, khi vua Quang Trung đi qua và hỏi tên sông là gì, thấy những cái tên trước đó chỉ là địa danh hữu hạn, không thể gợi sự trường tồn của dòng sông nên từ nay gọi tên Hương Giang. Cũng có người lí giải rằng hai bên sông Hương có loại cỏ thạch sương bồ có hương thơm nên gọi tên dòng sông là sông Hương. Nhà nghiên cứu văn hóa Huế, ông Phan Thuận An cho rằng: Về tên gọi sông Hương thì có nhiều giả thuyết khác nhau nhưng tôi thiên về giả thuyết bắt nguồn từ địa danh Hương Trà. Dòng sông nào cũng mang một cái tên của vùng đất. Phú Xuân - Huế ngày xưa thuộc đất Hương Trà, là một lưu vùng mà sông chảy qua suốt huyện Hương Trà. Vì thế người ta dùng tên huyện Hương Trà để đặt tên cho dòng sông. Lúc đầu gọi là sông Hương Trà, sau gọi tất là sông Hương. Còn nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông? lại lý giải tên sông bằng một huyền thoại, vì yêu quý con sông xứ sở nên dân chúng đôi bờ đã nấu nước trăm loài hoa đổ xuống dòng sông tạo nên hương thơm ngát, gửi cả mộng ước muốn đem cảnh đẹp và tiếng thơm để xây đắp văn hóa và lịch sử của nhân dân.

Về vị trí địa lý, sông Hương thuộc miền Trung Việt Nam. Sông có hai dòng chính đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn huyền thoại và khi về đến đồng bằng, nó không chảy qua nhiều địa phương mà nằm gọn gàng trong lòng một thành phố duy nhất, Thừa Thiên - Huế. Thủy trình hơn 80 km của sông Hương xưa nay luôn là điều hấp dẫn không chỉ với các nhà địa lí mà còn cả với những nghệ sĩ say mê cái đẹp. Từ thượng nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch chảy qua nhiều thác ghềnh, chảy quanh các chân núi, xuyên qua các cánh rừng rậm, chảy chậm qua các làng mạc Kim Long, Nguyệt Biểu, Vỹ Dạ, Đông Ba, Gia Hội, chợ Dinh, Nam Phổ, Bao Vinh, chạy ra cửa Thuận Trạch, Biển Đông. Cùng thủy trình ấy, ngồi trên thuyền xuôi theo dòng sông Hương, chúng ta có thể ngắm cảnh xung quanh kinh thành Huế, vượt qua cầu Dã Viên, Phú Xuân, Tràng Tiền, đến thăm lăng Minh Mạng, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ... hoặc xuôi về Thuận An chìm đắm trong vẻ đẹp của biển cả bao la.

Vẻ đẹp đa dạng là một đặc điểm quan trọng của sông Hương, sông Hương không chỉ giàu giá trị mà còn có ý nghĩa sâu sắc đối với người dân thành Huế nói riêng và với non sông Việt Nam nói, chung. Dòng sông thơ mộng ấy có vai trò quan trọng đối với địa lí nơi đây và hàng năm vẫn bồi đắp phù sa cho đôi bờ tươi tốt. Sông Hương đem lại nguồn tài nguyên thủy sản giàu có, phong phú và cung cấp nguồn nước dồi dào cho cư dân. Đặc biệt, sông Hương có giá trị kinh tế cao bởi đây là điểm nhấn du lịch đặc sắc trong hệ thống danh lam thắng cảnh của cả nước. Khách du lịch trong và ngoài nước đều rất yêu quý con sông thơ mộng này.

Nhưng ý nghĩa nhất phải nhắc đến giá trị văn hóa nghệ thuật của dòng sông danh tiếng này. Sông Hương êm đềm trôi chảy thật ngọt ngào trong văn thơ với những tác phẩm nổi tiếng như bài thơ Tiếng hát sông Hương của Tố Hữu hay những trang bút ký sang trọng, lịch lãm của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?... Màu sắc lung linh, hình dáng mềm mại và vẻ thanh bình muôn thuở của dòng sông biến thành niềm cảm hứng trác tuyệt trong âm nhạc. Những ca khúc như Diễm xưa, Ai ra xứ Huế đã khiến người nghe say đắm nhưng thú vị hơn, đây còn là không gian diễn xướng của những loại hình âm nhạc cổ truyền từ điệu hò, câu hát dân gian đến âm nhạc bác học trong từng khúc Nhã nhạc cung đình Huế.

Nhưng sông Hương không chỉ bay bổng trong nghệ thuật, sông Hương còn là chứng nhân lịch sử trung thành như Hoàng Phủ Ngọc Tường từng nói: Hiển nhiên là sông Hương đã sống những thế kỷ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó, từ thuở nó còn là một dòng sông biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua Hùng. Trong sách địa dư của Nguyễn Trãi, nó mang tên là Linh Giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại. Thế kỉ XVIII, nó vẻ vang soi bóng Kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ; nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX với máu của những cuộc khởi nghĩa, và từ đấy sông Hương đã đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển. Từ khi nàng Huyền Trân công chúa ngàn dặm ra đi đem về cho đất Việt hai châu Ô Lý, dòng sông đã lưu giữ và tiếp nối những nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc và trở thành biểu tượng riêng cho mảnh đất nơi đây.

Và như thế, sông Hương mãi là dòng sông của thi, ca, nhạc, họa, là điệu hồn của con người xứ Huế yêu thương!

(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
15 tháng 3 2022 lúc 9:10

tham khảo:

https://www.kienthucviet.vn/blog/thuyet-minh-ve-song-huong/


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Tiến Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Xuân
Xem chi tiết
Hihi
Xem chi tiết
Vũ Mai Linh
Xem chi tiết
WinX Enchantix Phép Thuậ...
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Anh
Xem chi tiết
Vũ phương Thúy
Xem chi tiết
Cíu iem
Xem chi tiết
Maéstrozs
Xem chi tiết