Người ta biết đến một nàng Ngọc Hoa trong truyện như một truyền thuyết. Nhưng thực tế, đó là nàng Ngọc Hoa và tình yêu chung thủy còn lại dấu tích sinh động một ngôi đền có tên: Ngọc Linh Từ.
Ngọc Linh Từ nằm giữa trung tâm thôn Văn Tảo, xã Thanh An, khu Hà Bắc, huyện Thanh Hà. Đền ngự trên một thế đất đẹp, cổng quay hướng nam, lưng tựa vào thế chảy của dòng sông Rạng. Năm Khải Định thứ 9 có ghi: Sắc chỉ cho xã Văn Tảo phụng sự, phong cho Ngọc Hoa là bậc tôn thần chính trực, dịu dàng, giúp nước che chở cho dân, cho phép dân bản phụng sự thần.
Nơi đây, khoảng thế kỷ thứ 6, thôn Văn Tảo thuộc Tảo Sơn Trang. Chuyện kể rằng: Ngọc Hoa là con gái tướng Trần Công, người có công giúp vua dẹp loạn. Ngọc Hoa được mệnh danh là tuyệt thế giai nhân "má đào, mặt ngọc, tóc mây", 300 mỹ nữ đẹp nhất kinh thành lúc ấy không ai sánh bằng nàng. Năm 13 tuổi nàng càng đẹp. Nơi nơi đánh tiếng, viếng thăm làm ngây ngất cả vua quan triều đình. Dạo ấy có người ăn mày rách rưới tên là Phạm Tải sa cơ lỡ bước tới ăn xin. Thấy người ăn mày khôi ngô tuấn tú, Ngọc Hoa động lòng thương cảm. Rồi hai người quấn quýt bên nhau. Họ thổ lộ tình riêng. Người cha Ngọc Hoa thấy hai đứa quyện duyên, chẳng suy tính môn đăng, hậu đối nên đã giúp cậu ăn mày sính lễ rồi tổ chức đám cưới cho 2 người linh đình 3 ngày liền.
Nhưng chẳng bao lâu, tai họa đã ập đến. Trong làng có tên Biện Điền con nhà danh giá trước đó đã đến ướm hỏi Ngọc Hoa, nhưng bị nàng từ chối. Tức giận, y bèn thuê một lũ sai nha đến giết Trần Công và cướp nàng Ngọc Hoa. Đám sai nha trên đường đi cướp thì bị một trận "cuồng phong quật ngã đầy đồng". Không làm gì được, Biện Điền bèn lập mưu tâu cống Ngọc Hoa lên vua Trang Vương. Vua cho đòi Ngọc Hoa đến xem mặt, nàng đã phải tự làm xấu "tóc mây rũ rối, mực bôi má đào... rồi trút hài đi đất, áo quần xộc xệch".
Nàng cáo vua là gái đã có chồng. Nhưng trước sức ép của vua quan, Phạm Tải phải chọn lấy cái chết. Ngọc Hoa thương nhớ ngồi bên quan tài 5 ngày liền, tay kề, gối ấp cho chồng. Nàng khóc lóc thảm thiết, rồi cuối cùng nàng tự vẫn. Chuyện còn kể rằng cái chết của hai người đã động đến trời đất. Ngọc Hoa xuống âm phủ tìm được chồng. Hai người hàn huyên sum họp. Diêm vương tra sổ thiên tào mới hay Phạm Tải là thiên tử bị chết oan nên đã lệnh bắt vua Trang Vương bỏ vạc dầu, thế rồi sai mây vàng đưa vợ chồng Ngọc Hoa về triều. Phạm Tải lên làm vua, còn Ngọc Hoa làm hoàng hậu. Kết thúc câu chuyện, dân gian khéo dệt lên tính chất hoang đường trước hết là khẳng định một chân lý cái thiện thắng cái ác, sau là đề cao giá trị nhân phẩm của con người. Dù trong truyện có phần thêu dệt nhưng đền Ngọc Hoa mấy trăm năm nay vẫn hiển hiện như một minh chứng cho lòng chung thủy tiết hạnh của một người con gái đẹp thôn trang mà ít ở đâu có được.
Đền Ngọc Hoa ngự tại thôn Văn Tảo đã mấy trăm năm. Lúc đầu chỉ là ngôi miếu thờ, sau nhân dân thập phương góp công của cải tạo nâng cấp dần. Được sự giúp đỡ của ngành văn hóa - thông tin và công sức của nhân dân xã Thanh An và cả những người con quê hương xa xứ, đến nay, ngôi đền đã trở thành một khu du tích có tầm cỡ đẹp bậc nhất ở khu vực. Đền có diện tích 3.640m2. Phía ngoài là một công viên rộng gần 1.000m2 với nhiều cây đại thụ làm nên một quang cảnh bề thế thoáng đẹp. Khu hồ của đền có diện tích 3.490m2 tạo nên một không gian tĩnh lặng êm đềm. Đền có quần thể nhiều ngôi nhà kiến trúc đẹp, có sân thượng, có tả vu, hữu vu và hậu cung. Ngoài một số bia khắc chữ Hán dựng ở cổng đền và quanh khu vườn, trong khuôn viên còn tồn tại một số ngôi mộ chưa được xác định tính danh. Vào năm 1980, người ta đã khai quật một ngôi mộ cổ, phát hiện hài cốt một người con gái quấn nhiều lớp vải. Bấy giờ bảo tàng chưa xác định nguồn gốc hài cốt.
Gian ngoài đền Ngọc Hoa có kiến trúc đẹp, mái cong lượn, cột dựng trên các phiến đá. Phần hậu cung như một cái am lớn, 2 cửa lách ra vào chỉ cao chừng đầu người. Tượng Ngọc Hoa đặt giữa bàn thờ trên cao. Bức tượng không lớn, cao chừng 60 phân nhưng được tạc khá tinh xảo: khuôn mặt tròn, mắt sáng, mũi cao, đôi má ửng hồng toát lên vẻ long lanh, đoan trang mà thanh thoát của một mỹ nữ nơi thôn dã. Theo người coi đền thì bức tượng đã có từ lâu lắm, không ai nhớ rõ nguồn gốc.
Đền Ngọc Hoa là di sản văn hóa không chỉ của nhân dân Thanh An mà còn là của tỉnh ta đang được nhân dân địa phương giữ gìn và tôn tạo. Do tính chất đặc biệt của ngôi đền và những tiêu chuẩn hiện có, ngày 05/2/1994 Bộ Văn hóa - Thông tin đã cấp bằng di tích quốc gia. Vẫn theo phong tục lâu đời ở đây, hằng năm vào tháng hai âm lịch, người làng Văn Tảo lại tổ chức hội đền, cuốn hút khách thập phương. Hội được tổ chức long trọng trong 3 ngày từ 4 đến 6 với nghi thức rước sắc phong, rước tượng Ngọc Hoa vào những ngày lễ hội, nhân dân khắp nơi đổ về dự lễ rất đông.
Đền Ngọc Hoa và hội đền Ngọc Hoa với nghi lễ linh thiêng sùng kính, một tính ngưỡng tôn vinh giá trị truyền thống, ghi nhận công lao của tướng công Trần Công đã có công đánh giặc giữ nước; đồng thời đề cao giá trị đạo đức thủy chung tiết hạnh cần được tôn tạo, giữ gìn.
Ngọc Linh Từ nằm giữa trung tâm thôn Văn Tảo, xã Thanh An, khu Hà Bắc, huyện Thanh Hà. Đền ngự trên một thế đất đẹp, cổng quay hướng nam, lưng tựa vào thế chảy của dòng sông Rạng. Năm Khải Định thứ 9 có ghi: Sắc chỉ cho xã Văn Tảo phụng sự, phong cho Ngọc Hoa là bậc tôn thần chính trực, dịu dàng, giúp nước che chở cho dân, cho phép dân bản phụng sự thần.
Nơi đây, khoảng thế kỷ thứ 6, thôn Văn Tảo thuộc Tảo Sơn Trang. Chuyện kể rằng: Ngọc Hoa là con gái tướng Trần Công, người có công giúp vua dẹp loạn. Ngọc Hoa được mệnh danh là tuyệt thế giai nhân "má đào, mặt ngọc, tóc mây", 300 mỹ nữ đẹp nhất kinh thành lúc ấy không ai sánh bằng nàng. Năm 13 tuổi nàng càng đẹp. Nơi nơi đánh tiếng, viếng thăm làm ngây ngất cả vua quan triều đình. Dạo ấy có người ăn mày rách rưới tên là Phạm Tải sa cơ lỡ bước tới ăn xin. Thấy người ăn mày khôi ngô tuấn tú, Ngọc Hoa động lòng thương cảm. Rồi hai người quấn quýt bên nhau. Họ thổ lộ tình riêng. Người cha Ngọc Hoa thấy hai đứa quyện duyên, chẳng suy tính môn đăng, hậu đối nên đã giúp cậu ăn mày sính lễ rồi tổ chức đám cưới cho 2 người linh đình 3 ngày liền.
Nhưng chẳng bao lâu, tai họa đã ập đến. Trong làng có tên Biện Điền con nhà danh giá trước đó đã đến ướm hỏi Ngọc Hoa, nhưng bị nàng từ chối. Tức giận, y bèn thuê một lũ sai nha đến giết Trần Công và cướp nàng Ngọc Hoa. Đám sai nha trên đường đi cướp thì bị một trận "cuồng phong quật ngã đầy đồng". Không làm gì được, Biện Điền bèn lập mưu tâu cống Ngọc Hoa lên vua Trang Vương. Vua cho đòi Ngọc Hoa đến xem mặt, nàng đã phải tự làm xấu "tóc mây rũ rối, mực bôi má đào... rồi trút hài đi đất, áo quần xộc xệch".
Nàng cáo vua là gái đã có chồng. Nhưng trước sức ép của vua quan, Phạm Tải phải chọn lấy cái chết. Ngọc Hoa thương nhớ ngồi bên quan tài 5 ngày liền, tay kề, gối ấp cho chồng. Nàng khóc lóc thảm thiết, rồi cuối cùng nàng tự vẫn. Chuyện còn kể rằng cái chết của hai người đã động đến trời đất. Ngọc Hoa xuống âm phủ tìm được chồng. Hai người hàn huyên sum họp. Diêm vương tra sổ thiên tào mới hay Phạm Tải là thiên tử bị chết oan nên đã lệnh bắt vua Trang Vương bỏ vạc dầu, thế rồi sai mây vàng đưa vợ chồng Ngọc Hoa về triều. Phạm Tải lên làm vua, còn Ngọc Hoa làm hoàng hậu. Kết thúc câu chuyện, dân gian khéo dệt lên tính chất hoang đường trước hết là khẳng định một chân lý cái thiện thắng cái ác, sau là đề cao giá trị nhân phẩm của con người. Dù trong truyện có phần thêu dệt nhưng đền Ngọc Hoa mấy trăm năm nay vẫn hiển hiện như một minh chứng cho lòng chung thủy tiết hạnh của một người con gái đẹp thôn trang mà ít ở đâu có được.
Đền Ngọc Hoa ngự tại thôn Văn Tảo đã mấy trăm năm. Lúc đầu chỉ là ngôi miếu thờ, sau nhân dân thập phương góp công của cải tạo nâng cấp dần. Được sự giúp đỡ của ngành văn hóa - thông tin và công sức của nhân dân xã Thanh An và cả những người con quê hương xa xứ, đến nay, ngôi đền đã trở thành một khu du tích có tầm cỡ đẹp bậc nhất ở khu vực. Đền có diện tích 3.640m2. Phía ngoài là một công viên rộng gần 1.000m2 với nhiều cây đại thụ làm nên một quang cảnh bề thế thoáng đẹp. Khu hồ của đền có diện tích 3.490m2 tạo nên một không gian tĩnh lặng êm đềm. Đền có quần thể nhiều ngôi nhà kiến trúc đẹp, có sân thượng, có tả vu, hữu vu và hậu cung. Ngoài một số bia khắc chữ Hán dựng ở cổng đền và quanh khu vườn, trong khuôn viên còn tồn tại một số ngôi mộ chưa được xác định tính danh. Vào năm 1980, người ta đã khai quật một ngôi mộ cổ, phát hiện hài cốt một người con gái quấn nhiều lớp vải. Bấy giờ bảo tàng chưa xác định nguồn gốc hài cốt.
Gian ngoài đền Ngọc Hoa có kiến trúc đẹp, mái cong lượn, cột dựng trên các phiến đá. Phần hậu cung như một cái am lớn, 2 cửa lách ra vào chỉ cao chừng đầu người. Tượng Ngọc Hoa đặt giữa bàn thờ trên cao. Bức tượng không lớn, cao chừng 60 phân nhưng được tạc khá tinh xảo: khuôn mặt tròn, mắt sáng, mũi cao, đôi má ửng hồng toát lên vẻ long lanh, đoan trang mà thanh thoát của một mỹ nữ nơi thôn dã. Theo người coi đền thì bức tượng đã có từ lâu lắm, không ai nhớ rõ nguồn gốc.
Đền Ngọc Hoa là di sản văn hóa không chỉ của nhân dân Thanh An mà còn là của tỉnh ta đang được nhân dân địa phương giữ gìn và tôn tạo. Do tính chất đặc biệt của ngôi đền và những tiêu chuẩn hiện có, ngày 05/2/1994 Bộ Văn hóa - Thông tin đã cấp bằng di tích quốc gia. Vẫn theo phong tục lâu đời ở đây, hằng năm vào tháng hai âm lịch, người làng Văn Tảo lại tổ chức hội đền, cuốn hút khách thập phương. Hội được tổ chức long trọng trong 3 ngày từ 4 đến 6 với nghi thức rước sắc phong, rước tượng Ngọc Hoa vào những ngày lễ hội, nhân dân khắp nơi đổ về dự lễ rất đông.
Đền Ngọc Hoa và hội đền Ngọc Hoa với nghi lễ linh thiêng sùng kính, một tính ngưỡng tôn vinh giá trị truyền thống, ghi nhận công lao của tướng công Trần Công đã có công đánh giặc giữ nước; đồng thời đề cao giá trị đạo đức thủy chung tiết hạnh cần được tôn tạo, giữ gìn.
Đền Ngọc Hoa (Hải Dương) - nơi tôn thờ tình yêu chung thủy
Truyện thơ nôm khuyết danh Phạm Tải - Ngọc Hoa đã được nhiều thế hệ lưu truyền. Truyện ca ngợi tình yêu của một đôi trai gái và sự chung thủy có một không hai của người con gái là nàng Ngọc Hoa.
Người ta biết đến một nàng Ngọc Hoa trong truyện như một truyền thuyết. Nhưng thực tế, đó là nàng Ngọc Hoa và tình yêu chung thủy còn lại dấu tích sinh động một ngôi đền có tên: Ngọc Linh Từ.
Ngọc Linh Từ nằm giữa trung tâm thôn Văn Tảo, xã Thanh An, khu Hà Bắc, huyện Thanh Hà. Đền ngự trên một thế đất đẹp, cổng quay hướng nam, lưng tựa vào thế chảy của dòng sông Rạng. Năm Khải Định thứ 9 có ghi: Sắc chỉ cho xã Văn Tảo phụng sự, phong cho Ngọc Hoa là bậc tôn thần chính trực, dịu dàng, giúp nước che chở cho dân, cho phép dân bản phụng sự thần.
Nơi đây, khoảng thế kỷ thứ 6, thôn Văn Tảo thuộc Tảo Sơn Trang. Chuyện kể rằng: Ngọc Hoa là con gái tướng Trần Công, người có công giúp vua dẹp loạn. Ngọc Hoa được mệnh danh là tuyệt thế giai nhân "má đào, mặt ngọc, tóc mây", 300 mỹ nữ đẹp nhất kinh thành lúc ấy không ai sánh bằng nàng. Năm 13 tuổi nàng càng đẹp. Nơi nơi đánh tiếng, viếng thăm làm ngây ngất cả vua quan triều đình. Dạo ấy có người ăn mày rách rưới tên là Phạm Tải sa cơ lỡ bước tới ăn xin. Thấy người ăn mày khôi ngô tuấn tú, Ngọc Hoa động lòng thương cảm. Rồi hai người quấn quýt bên nhau. Họ thổ lộ tình riêng. Người cha Ngọc Hoa thấy hai đứa quyện duyên, chẳng suy tính môn đăng, hậu đối nên đã giúp cậu ăn mày sính lễ rồi tổ chức đám cưới cho 2 người linh đình 3 ngày liền.
Nhưng chẳng bao lâu, tai họa đã ập đến. Trong làng có tên Biện Điền con nhà danh giá trước đó đã đến ướm hỏi Ngọc Hoa, nhưng bị nàng từ chối. Tức giận, y bèn thuê một lũ sai nha đến giết Trần Công và cướp nàng Ngọc Hoa. Đám sai nha trên đường đi cướp thì bị một trận "cuồng phong quật ngã đầy đồng". Không làm gì được, Biện Điền bèn lập mưu tâu cống Ngọc Hoa lên vua Trang Vương. Vua cho đòi Ngọc Hoa đến xem mặt, nàng đã phải tự làm xấu "tóc mây rũ rối, mực bôi má đào... rồi trút hài đi đất, áo quần xộc xệch".
Nàng cáo vua là gái đã có chồng. Nhưng trước sức ép của vua quan, Phạm Tải phải chọn lấy cái chết. Ngọc Hoa thương nhớ ngồi bên quan tài 5 ngày liền, tay kề, gối ấp cho chồng. Nàng khóc lóc thảm thiết, rồi cuối cùng nàng tự vẫn. Chuyện còn kể rằng cái chết của hai người đã động đến trời đất. Ngọc Hoa xuống âm phủ tìm được chồng. Hai người hàn huyên sum họp. Diêm vương tra sổ thiên tào mới hay Phạm Tải là thiên tử bị chết oan nên đã lệnh bắt vua Trang Vương bỏ vạc dầu, thế rồi sai mây vàng đưa vợ chồng Ngọc Hoa về triều. Phạm Tải lên làm vua, còn Ngọc Hoa làm hoàng hậu. Kết thúc câu chuyện, dân gian khéo dệt lên tính chất hoang đường trước hết là khẳng định một chân lý cái thiện thắng cái ác, sau là đề cao giá trị nhân phẩm của con người. Dù trong truyện có phần thêu dệt nhưng đền Ngọc Hoa mấy trăm năm nay vẫn hiển hiện như một minh chứng cho lòng chung thủy tiết hạnh của một người con gái đẹp thôn trang mà ít ở đâu có được.
Đền Ngọc Hoa ngự tại thôn Văn Tảo đã mấy trăm năm. Lúc đầu chỉ là ngôi miếu thờ, sau nhân dân thập phương góp công của cải tạo nâng cấp dần. Được sự giúp đỡ của ngành văn hóa - thông tin và công sức của nhân dân xã Thanh An và cả những người con quê hương xa xứ, đến nay, ngôi đền đã trở thành một khu du tích có tầm cỡ đẹp bậc nhất ở khu vực. Đền có diện tích 3.640m2. Phía ngoài là một công viên rộng gần 1.000m2 với nhiều cây đại thụ làm nên một quang cảnh bề thế thoáng đẹp. Khu hồ của đền có diện tích 3.490m2 tạo nên một không gian tĩnh lặng êm đềm. Đền có quần thể nhiều ngôi nhà kiến trúc đẹp, có sân thượng, có tả vu, hữu vu và hậu cung. Ngoài một số bia khắc chữ Hán dựng ở cổng đền và quanh khu vườn, trong khuôn viên còn tồn tại một số ngôi mộ chưa được xác định tính danh. Vào năm 1980, người ta đã khai quật một ngôi mộ cổ, phát hiện hài cốt một người con gái quấn nhiều lớp vải. Bấy giờ bảo tàng chưa xác định nguồn gốc hài cốt.
Gian ngoài đền Ngọc Hoa có kiến trúc đẹp, mái cong lượn, cột dựng trên các phiến đá. Phần hậu cung như một cái am lớn, 2 cửa lách ra vào chỉ cao chừng đầu người. Tượng Ngọc Hoa đặt giữa bàn thờ trên cao. Bức tượng không lớn, cao chừng 60 phân nhưng được tạc khá tinh xảo: khuôn mặt tròn, mắt sáng, mũi cao, đôi má ửng hồng toát lên vẻ long lanh, đoan trang mà thanh thoát của một mỹ nữ nơi thôn dã. Theo người coi đền thì bức tượng đã có từ lâu lắm, không ai nhớ rõ nguồn gốc.
Đền Ngọc Hoa là di sản văn hóa không chỉ của nhân dân Thanh An mà còn là của tỉnh ta đang được nhân dân địa phương giữ gìn và tôn tạo. Do tính chất đặc biệt của ngôi đền và những tiêu chuẩn hiện có, ngày 05/2/1994 Bộ Văn hóa - Thông tin đã cấp bằng di tích quốc gia. Vẫn theo phong tục lâu đời ở đây, hằng năm vào tháng hai âm lịch, người làng Văn Tảo lại tổ chức hội đền, cuốn hút khách thập phương. Hội được tổ chức long trọng trong 3 ngày từ 4 đến 6 với nghi thức rước sắc phong, rước tượng Ngọc Hoa vào những ngày lễ hội, nhân dân khắp nơi đổ về dự lễ rất đông.
Đền Ngọc Hoa và hội đền Ngọc Hoa với nghi lễ linh thiêng sùng kính, một tính ngưỡng tôn vinh giá trị truyền thống, ghi nhận công lao của tướng công Trần Công đã có công đánh giặc giữ nước; đồng thời đề cao giá trị đạo đức thủy chung tiết hạnh cần được tôn tạo, giữ gìn.