Ngọc Tân FC

thuyết minh về chiếc bút chì 

Hàn Tử Băng
20 tháng 11 2017 lúc 12:00

Trong mỗi học sinh chúng ta không ai là không biết về sự có mặt của cây bút chì. Tuy là loại bút nhỏ nhưng chúng có rất nhiều công dụng, giúp ích cho việc học tập của chúng ta dễ dàng hơn. Tuy thường cuyên sử dụng và rất quen thuộc về cây bút chì nhưng nhiều người chưa hiểu tường tận về cây bút.

Với cây bút chì trong tay chúng ta có thể vẽ trên giấy hoặc gỗ, thường có lõi bằng chất liệu than chì và các hợp chất của nó hoặc tương tự, vỏ làm bằng gỗ hoặc giấy ép. Ngày nay người ta sáng tạo ra thêm loại bút chì bấm và bút chì nhiều mũi. Nhiều tài liệu đã cho rằng, con người gọi loại bút này là bút chì có thể xuất phát từ loại bút có lõi chì (kim loại) mà người Roman cổ đại dùng để viết trên giấy papyrus.

Đồ dùng của mỗi học sinh thường cần đến hai loại bút chì: bút chì thường màu đen và bút chì màu có nhiều màu sắc, và người ta đã nghiên cứu ra hai loại bút chì đó. Bút chì đen thường được sử dụng để viết nháp hoặc tập viết còn bút chì màu được dùng trong hội họa, tô màu là chủ yếu.
Trong sản xuất công nghiệp ruột bút chì thường được tạo ra bằng hỗn hợp than chì và đất sét mịn trộn với nước để tạo các sợi ruột chì dài. Các sợi ruột chì này được nhúng vào dầu hoặc sáp và đổ vào nửa phần vỏ bút có tạo rãnh. Sau đó, nửa phần vỏ bút còn lại được gắn lên trên và ép lại. Sau đó, cây chì dài này được sơn lại và cắt ra thành từng đoạn bút chì để bán. Khi sử dụng bút chì sẽ bị mòn đi, muốn sử dụng tiếp chúng ta phải gọt đầu bút chì, để thò ra đầu bút.

Độ cứng của bút chì cũng theo một tiêu chuẩn rõ ràng, chúng ta thường dùng laoij bút trải từ 9H (cứng và nhạt nhất) đến 9B (mềm và đậm nhất). Thang phân rất dài nhưng loại thường dùng được tính từ 2H đến 5B mà thôi.

Để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống vào năm 1945, nhà sản xuất loại bút chì bấm Eversharp đã hợp tác với Eberhard-Faber đăng ký kiểu dáng công nghiệp để bán ở thị trường Hoa Kỳ. Ít lâu sau một nhà kinh doanh người Hoa Kỳ cũng thấy một chiếc bút chì Bíró được trưng bày tại Buenos Aires, ông mua vài mẫu bút rồi quay về Hoa Kỳ, thành lập Công ty Reynolds International Pen để sản xuất bút với nhãn hiệu là Reynolds Rocket. Sau khi tung ra thị trường công ty này chiếm lĩnh thị trường của Eversharp. Chiếc bút đầu tiên được bán tại khu trưng bày Gimbel, New York với giá mỗi chiếc là 12,50 Đôla Mỹ (bằng khoảng 130 Đôla Mỹ ngày nay). Loại bút này đượ coi là loại bút chì hiện đại đầu tiên, khởi đầu cho hàng loạt loại bút sau.

Bút chì đã giúp cho chúng ta rất nhiều trong học tập và công việc. Để tạo ra thành công một chiếc bút chì hoàn chỉnh như hôm nay, con người đã phải trải qua một quá trình tìm tòi nghiên cứu rất công phu, vì vậy chúng ta cần phải gìn giữ những công trình ý nghĩa cũng như đồ vật hữu ích đó.   

^^

Học vui !

Bình luận (0)
Sooya
20 tháng 11 2017 lúc 11:55

Bút chì là một sản phẩm quen thuộc được tạo ra để phục vụ đời sống con người, nhất là trong học tập và đối với học sinh chúng ta. Có thể nói, chiếc bút chì đã trở thành một người bạn thân thiết theo ta đã lâu, có lẽ từ lúc vào lớp một chúng ta đã được làm quen và kết bạn.

Đã từ lâu, bút chì xuất hiện với con người mang theo rất nhiều công dụng. Đơn giản, dễ dùng. Những thế kỉ trước chiếc bút chì có hình dáng khá to, gấp ba, bốn lần so với bút chì hiện nay. Thân ngoài được làm bằng gỗ, gồ ghề, không được mài nhẵn, trông rất lạ và vui mắt, nếu trông không kĩ, mọi người đều hiểu nhầm nó chỉ là một khúc gỗ thường mà thôi. Đầu cây bút là một khúc chì nhô ra, chắc vì khi đó. đồ chuốt bút chì chưa được phát minh nên ngòi bút khá cụt. Đó là những chiếc bút chì đầu tiên của nhân loại.

Hàng trăm năm trôi qua, một thời gian khá dài, chiếc bút chì vẫn là thứ công cụ đơn giản nhưng được làm ra với hình dáng công phu hơn. Chiếc bút dài cỡ một gang tay, hình dáng dài, nhỏ gọn. Ruột bên trong là khúc chì dài được bao bọc bởi một lớp gỗ. Lớp gỗ bên ngoài sau nhiều năm cải tiến thì đã được nhẵn phang hơn, gỗ tốt, khó gãy. Đầu bút khi mới mua chưa được chuốt nhọn, ruột bút và lớp vỏ có chiều dài bằng nhau. Sau khi chuốt, đầu bút nhọn ra như hình tam giác. Chiếc bút chì còn hữu dụng hơn khi cuối thân bút dược gắn vào một cục tẩy nhỏ. Chiếc bút chì của chúng ta cũng khá đơn giản đúng không nào.

Hiện nay, bút mực, bút bi được ưa chuộng nhiều nhưng vẫn không ai bỏ quên được cây bút chì quen thuộc. Từ nhỏ, ta đã được cầm chiếc bút, lựng khựng vẽ từng vòng tròn rồi dần dần là rèn từng nét chữ. Bạn có nghĩ rằng, bút chì đã trở thành một người bạn tri kỉ của chúng ta? Từ những trang vở đầu tiên những dòng viết, nét bút nghuệch ngoạc cũng đã để lại cho chúng ta những kỉ niệm về người bạn ấy. Ngoài ra, chiếc bút chì còn cho ta những bức vẽ, những sự vật, con người được tái hiện bởi bàn tay khéo léo của những người hoạ sĩ tài ba. Để được một bức tranh, chúng ta luôn cần đến bút chì, một chiếc bút khá hữu dụng. Bút chì còn có đặc điểm rất hay đó là khi chúng ta vô tình viết sai hay vẽ không đúng thì gôm được, còn bút bi thì bôi không được. Điều đó góp phần làm cho chiếc bút chì có nhiều công dụng và nét đặc sắc hơn, giúp cho mọi người không bao giờ quên nó.

Tuy chiếc bút chì được biết đến và được nhiều người yêu quí nhưng vẫn có bạn vô tâm bỏ quên nó, vứt nó và thậm chí còn bẻ gãy nó. Mặc dù giá thành chiếc bút rất vừa túi tiền và thậm chí là rẻ, nhưng nỏ có rất nhiều công dụng và có ích. Bút chì còn có nhiều độ đậm nhạt khác nhau nên nhà sản xuất đều chú thích độ đậm đó lên thân bút tạo thuận tiện cho người sử dụng khi mua. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường còn cho ra những chiếc bút chì bấm khá nhiều màu sắc, rất thu hút trẻ em. Nhưng tôi nghĩ, một chiếc bút chì truyền thống lại gần gũi với con người hơn.

Các bạn có từng nghĩ rằng, chiếc bút chì được khắc tên sẽ trở nên rất ý nghĩa nếu chúng ta dùng làm quà tặng. Tuy chỉ là một vài chiếc bút chì bình thường nhưng trong nó là cả một tình thương yêu và một niềm tin rất lớn. Khi chúng ta tặng cho bạn mình những chiếc bút đó, nó sẽ giúp cho người bạn ghi bài, vẽ những bức tranh thật đẹp hay trưng ở một góc nào đó, để khi nhìn thấy chiếc bút, người bạn ấy sẽ nhớ về chúng ta. Thật không may nếu chúng ta đánh mất chiếc bút chì thân yêu, rồi đến khi mình cần đến nó thì nó đã không còn nữa. Vì vậy, hãy cố gắng giữ gìn chiếc bút cho cẩn thận bạn nhé, chiếc bút rất ý nghĩa đối với học sinh. Tuy nhiên, một số bạn dùng chiếc bút không đúng mục đích, các bạn đã viết, vẽ bậy lên bàn, ghế, tường nhà trường, như vậy là không đúng. Hãy làm sao cho chiếc bút chì trở thành một chiếc bút đầy hữu dụng và sử dụng đúng mục đích.

Tóm lại, chiếc bút chì là một người bạn rất thân thiết và gần gũi đối với chúng ta, là một chiếc bút thông dụng, giá thành thì rẻ. Chiếc bút chì thật ý nghĩa phải không nào, hãy giữ gìn nó cẩn thận và nếu có thể, hãy cố gắng phát huy thêm công dụng của chiếc bút để chiếc bút chì luôn là đồ vật và là người bạn cần thiết của học sinh chúng ta.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/thuyet-minh-ve-mot-do-dung-hoc-tap-but-chi-c35a21534.html#ixzz4ywdNSzNt

Bình luận (0)
Thắng  Hoàng
20 tháng 11 2017 lúc 11:56

cute phô mai que!good^_^

Bình luận (0)
Mai Anh
20 tháng 11 2017 lúc 11:58

Trong suốt quãng thời gian cắp sách, mỗi học sinh chúng ta đều tung tăng đến trường với những người bạn vô cùng quen thuộc và thân thiết: hộp bút, thước kẻ, bút bi…. Trong số những dụng cụ học tập đầy hữu ích đó, người học sinh không thể không nhớ đến những chiếc bút chì đáng yêu, xinh đẹp ngày ngày vẫn cùng chúng ta đến trường, đến lớp để bay trong biển trời tri thức bao la.  Tôi cứ luôn nghĩ rằng bút chì mới được người ta phát minh ra cách đây không lâu, nhưng đến khi tìm hiểu thật kĩ lưỡng cho bài viết văn trên lớp, tôi mới “sáng mắt ra”…  Thời cổ La Mã, các học giả tôn giáo chuyên nghiệp viết trên giấy papyrus với một thanh kim loại có tên là stylus. Sau đó những cây stylus được làm bằng chì. Ngày nay ta gọi là bút "chì" cũng từ cây stylus bằng chì này. Vào năm 1564, tại Borrowdale, Anh quốc có một người tình cờ thấy ở rễ một cây bị nằm tróc gốc có than graphite. Sau khi khai thác mỏ than chì này, việc dùng graphite (than chì) được phổ biến sâu rộng. Graphite để lại dấu đậm hơn nhưng quá mềm và dễ gãy nên nó cần phải có vật để giữ. Đầu tiên những cây graphite được bao bằng dây. Sau đó graphite được đút trong thanh gỗ và khi dùng thì đẩy thanh graphite ra bằng tay. Bút chì được ra đời.  Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Hồng Hà, Thiên Long, … đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay … đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng như cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh… Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng!  Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi không còn cần thiết nữa, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng!  Cùng với sách, vở… bút chì là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút cho tốt. dùng xong cần phải cất cẩn thận vào hộp để tránh thất lạc. Đặc biệt là đối với những chiếc bút chì bấm, ta cần hết sức lưu ý để ngòi không bị gãy, không bị ảnh hưởng đến bộ phận quan trọng nhất của bút.  Thời gian cứ thế mà lặng lẽ trôi, không chờ ai một ai cả. Các cô cậu học trò đã lớn dần theo năm tháng, chỉ còn mỗi bút chì là vẫn thế. Nó vẫn mải miết, vẫn miệt mài vẫn luôn đồng hành cùng các tà áo trắng. Bút chì đối với mỗi chúng ta vẫn luôn là người bạn bé nhỏ, thân thiết, gắn bó, đáng yêu, đáng quý. Không ai là không trải qua quãng đời học trờ mà không có cậu bút chì tung tăng, gần gũi bên cạnh. Vì vậy, bút chì luôn luôn có trong kí ức và tâm hồn mỗi người mỗi khi nhắc đến thời hoa nắng. Hãy luôn trân trọng và gìn giữ người bạn nhỏ đáng yêu của mỗi chúng ta, các ban nhe!

 

Bình luận (0)
Phùng Ngọc Minh Anh
20 tháng 11 2017 lúc 12:00

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng có một thời gian gắn liền với cây bút chì gỗ có lớp sơn bóng mượt, ruột đen tuyền, nằm "ngoan ngoãn" trong hộp bút suốt thời đi học. Tuy nhiên, rất hiếm người biết chính xác bút chì được sản xuất như thế nào.
Ruột bút chì

Được gọi là bút chì nhưng ruột bút chì không phải làm bằng kim loại độc hại cho cơ thể này. Thực tế, ruột bút chì là một loại hình thù của carbon, mà ta hay gọi là than chì.

Than chì được người dân Dorowdale (Anh) phát hiện năm 1564 dưới một gốc cây đổ. Từ đó, người ta dùng than chì để đánh dấu và viết. Ngày nay, ruột bút chì là hỗn hợp bột than chì và đất sét được trộn ở nhiệt độ 800 độ C. Đây là phương pháp được nhà sáng chế người Pháp, Nicolas-Jacques Conté tìm ra. Tùy vào tỉ lệ giữa than chì và đất sét, ta sẽ có các loại ruột bút chì có độ cứng khác nhau.

Tuy vậy, ruột bút chì màu lại được làm từ sáp, màu bột và đất sét, không có thành phần than chì và cũng không cần phải nung ở nhiệt độ cao.

Thân bút chì:

Thân bút được làm bằng gỗ. Song theo các nhà sản xuất, không phải loại gỗ nào cũng được sử dụng vì nếu chọn gỗ từ thân cây mềm, bút chì sẽ rất dễ gãy. Còn nếu chọn gỗ quá cứng, người dùng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc gọt bút. Hai loại gỗ dung hòa được các yếu tố trên là gỗ cây tuyết tùng và cây bách xù. Nếu muốn thân bút có mùi thơm đặc biệt (không có sự can thiệp của các hóa chất tạo mùi), nhà sản xuất còn sử dụng gỗ thông nữa đấy! Sản xuất bút chì.

Trước đây, người ta hay cuốn chỉ hoặc vải vào quanh lõi than chì để tạo thành lớp vỏ bên ngoài, thuận tiện cho việc sử dụng.

Người đầu tiên nghĩ ra cách cho ruột chì vào thanh gỗ rỗng là một thợ mộc người Ý. Sau này, người Anh tìm ra phương pháp sản xuất bút chì theo lối công nghiệp. Trước tiên, người ta sẽ rạch các rãnh nhỏ trên bề mặt tấm gỗ, đặt ruột chì vừa khít với những rãnh đó, rồi đặt tiếp lên trên một tấm gỗ đã phết hồ bên trong rồi ép chặt. Sau khi hồ khô, người ta cắt phiến gỗ có ruột chì bên trong ra, tạo thành các cây bút chì. Phương pháp này gọi là “Bánh sandwich bút chì” vẫn được áp dụng rộng rãi ngày nay. Nhà máy sản xuất bút chì đầu tiên trên thế giới nằm tại Nuremberg, Đức, chính thức bước vào sản xuất từ năm 1662. Với bề dày truyền thống trong việc sản xuất bút chì, ngày nay, bút chì Đức vẫn là một trong những loại bút chì uy tín nhất thế giới.

Đơn giản nhưng đầy quyền lực. Bút chì chính là một trong những đại diện cho sức mạnh của sự đơn giản.

Vào thập niên 1970, NASA đã chi hàng triệu USD để nghiên cứu một loại bút đặc biệt, giúp các phi hành gia có thể viết được trong tình trạng không trọng lực. Trong khi đó, người Liên Xô sử dụng phương pháp đơn giản hơn để đạt được mục đích là bút chì truyền thống. Không gì thuận tiện hơn bằng việc viết bằng bút chì. Cũng chính vì lí do này mà các nhà văn lớn đều thích sử dụng bút chì để ghi lại ý tưởng. Ernest Hemingway, tác giả của các tác phẩm nổi tiếng như "Giã từ vũ khí" hay "Ông già và biển cả"… rất thích dùng bút chì để phác họa ý tưởng cho các tiểu thuyết của mình. Nhà văn John Steinbeck mỗi ngày đều phải gọt 24 cây bút chì, phục vụ cho việc sáng tác của mình. Và tác phẩm "Phía đông vườn địa đàng" nổi tiếng của ông đã “ngốn” hết 300 chiếc. Danh họa Vincent van Gogh thì chỉ sử dụng bút chì hiệu Faber – Castell nổi tiếng vì "màu đen tuyệt đối" đầy mê hoặc của chúng.

Bút chì không chỉ được dùng để viết và vẽ. Với nghệ thuật sắp đặt, ngày nay, chính bản thân cây bút chì đã làm nên nghệ thuật. Thậm chí, vỏ gọt bút chì gọt ra cũng làm thành những hình ảnh làm say lòng người.



 

Bình luận (0)
Nguyen Tran Tuan Hung
20 tháng 11 2017 lúc 12:00

Bút chì là một sản phẩm quen thuộc được tạo ra để phục vụ đời sống con người, nhất là trong học tập và đối với học sinh chúng ta. Có thể nói, chiếc bút chì đã trở thành một người bạn thân thiết theo ta đã lâu, có lẽ từ lúc vào lớp một chúng ta đã được làm quen và kết bạn.

Đã từ lâu, bút chì xuất hiện với con người mang theo rất nhiều công dụng. Đơn giản, dễ dùng. Những thế kỉ trước chiếc bút chì có hình dáng khá to, gấp ba, bốn lần so với bút chì hiện nay. Thân ngoài được làm bằng gỗ, gồ ghề, không được mài nhẵn, trông rất lạ và vui mắt, nếu trông không kĩ, mọi người đều hiểu nhầm nó chỉ là một khúc gỗ thường mà thôi. Đầu cây bút là một khúc chì nhô ra, chắc vì khi đó. đồ chuốt bút chì chưa được phát minh nên ngòi bút khá cụt. Đó là những chiếc bút chì đầu tiên của nhân loại.

Hàng trăm năm trôi qua, một thời gian khá dài, chiếc bút chì vẫn là thứ công cụ đơn giản nhưng được làm ra với hình dáng công phu hơn. Chiếc bút dài cỡ một gang tay, hình dáng dài, nhỏ gọn. Ruột bên trong là khúc chì dài được bao bọc bởi một lớp gỗ. Lớp gỗ bên ngoài sau nhiều năm cải tiến thì đã được nhẵn phang hơn, gỗ tốt, khó gãy. Đầu bút khi mới mua chưa được chuốt nhọn, ruột bút và lớp vỏ có chiều dài bằng nhau. Sau khi chuốt, đầu bút nhọn ra như hình tam giác. Chiếc bút chì còn hữu dụng hơn khi cuối thân bút dược gắn vào một cục tẩy nhỏ. Chiếc bút chì của chúng ta cũng khá đơn giản đúng không nào.

Hiện nay, bút mực, bút bi được ưa chuộng nhiều nhưng vẫn không ai bỏ quên được cây bút chì quen thuộc. Từ nhỏ, ta đã được cầm chiếc bút, lựng khựng vẽ từng vòng tròn rồi dần dần là rèn từng nét chữ. Bạn có nghĩ rằng, bút chì đã trở thành một người bạn tri kỉ của chúng ta? Từ những trang vở đầu tiên những dòng viết, nét bút nghuệch ngoạc cũng đã để lại cho chúng ta những kỉ niệm về người bạn ấy. Ngoài ra, chiếc bút chì còn cho ta những bức vẽ, những sự vật, con người được tái hiện bởi bàn tay khéo léo của những người hoạ sĩ tài ba. Để được một bức tranh, chúng ta luôn cần đến bút chì, một chiếc bút khá hữu dụng. Bút chì còn có đặc điểm rất hay đó là khi chúng ta vô tình viết sai hay vẽ không đúng thì gôm được, còn bút bi thì bôi không được. Điều đó góp phần làm cho chiếc bút chì có nhiều công dụng và nét đặc sắc hơn, giúp cho mọi người không bao giờ quên nó.

Tuy chiếc bút chì được biết đến và được nhiều người yêu quí nhưng vẫn có bạn vô tâm bỏ quên nó, vứt nó và thậm chí còn bẻ gãy nó. Mặc dù giá thành chiếc bút rất vừa túi tiền và thậm chí là rẻ, nhưng nỏ có rất nhiều công dụng và có ích. Bút chì còn có nhiều độ đậm nhạt khác nhau nên nhà sản xuất đều chú thích độ đậm đó lên thân bút tạo thuận tiện cho người sử dụng khi mua. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường còn cho ra những chiếc bút chì bấm khá nhiều màu sắc, rất thu hút trẻ em. Nhưng tôi nghĩ, một chiếc bút chì truyền thống lại gần gũi với con người hơn.

Các bạn có từng nghĩ rằng, chiếc bút chì được khắc tên sẽ trở nên rất ý nghĩa nếu chúng ta dùng làm quà tặng. Tuy chỉ là một vài chiếc bút chì bình thường nhưng trong nó là cả một tình thương yêu và một niềm tin rất lớn. Khi chúng ta tặng cho bạn mình những chiếc bút đó, nó sẽ giúp cho người bạn ghi bài, vẽ những bức tranh thật đẹp hay trưng ở một góc nào đó, để khi nhìn thấy chiếc bút, người bạn ấy sẽ nhớ về chúng ta. Thật không may nếu chúng ta đánh mất chiếc bút chì thân yêu, rồi đến khi mình cần đến nó thì nó đã không còn nữa. Vì vậy, hãy cố gắng giữ gìn chiếc bút cho cẩn thận bạn nhé, chiếc bút rất ý nghĩa đối với học sinh. Tuy nhiên, một số bạn dùng chiếc bút không đúng mục đích, các bạn đã viết, vẽ bậy lên bàn, ghế, tường nhà trường, như vậy là không đúng. Hãy làm sao cho chiếc bút chì trở thành một chiếc bút đầy hữu dụng và sử dụng đúng mục đích.

Tóm lại, chiếc bút chì là một người bạn rất thân thiết và gần gũi đối với chúng ta, là một chiếc bút thông dụng, giá thành thì rẻ. Chiếc bút chì thật ý nghĩa phải không nào, hãy giữ gìn nó cẩn thận và nếu có thể, hãy cố gắng phát huy thêm công dụng của chiếc bút để chiếc bút chì luôn là đồ vật và là người bạn cần thiết của học sinh chúng ta.



 

Bình luận (0)
Mai Anh
20 tháng 11 2017 lúc 12:01

Trong suốt quãng thời gian cắp sách, mỗi học sinh chúng ta đều tung tăng đến trường với những người bạn vô cùng quen thuộc và thân thiết: hộp bút, thước kẻ, bút bi…. Trong số những dụng cụ học tập đầy hữu ích đó, người học sinh không thể không nhớ đến những chiếc bút chì đáng yêu, xinh đẹp ngày ngày vẫn cùng chúng ta đến trường, đến lớp để bay trong biển trời tri thức bao la.  Tôi cứ luôn nghĩ rằng bút chì mới được người ta phát minh ra cách đây không lâu, nhưng đến khi tìm hiểu thật kĩ lưỡng cho bài viết văn trên lớp, tôi mới “sáng mắt ra”…  Thời cổ La Mã, các học giả tôn giáo chuyên nghiệp viết trên giấy papyrus với một thanh kim loại có tên là stylus. Sau đó những cây stylus được làm bằng chì. Ngày nay ta gọi là bút "chì" cũng từ cây stylus bằng chì này. Vào năm 1564, tại Borrowdale, Anh quốc có một người tình cờ thấy ở rễ một cây bị nằm tróc gốc có than graphite. Sau khi khai thác mỏ than chì này, việc dùng graphite (than chì) được phổ biến sâu rộng. Graphite để lại dấu đậm hơn nhưng quá mềm và dễ gãy nên nó cần phải có vật để giữ. Đầu tiên những cây graphite được bao bằng dây. Sau đó graphite được đút trong thanh gỗ và khi dùng thì đẩy thanh graphite ra bằng tay. Bút chì được ra đời.  Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Hồng Hà, Thiên Long, … đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay … đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng như cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh… Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng!  Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi không còn cần thiết nữa, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng!  Cùng với sách, vở… bút chì là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút cho tốt. dùng xong cần phải cất cẩn thận vào hộp để tránh thất lạc. Đặc biệt là đối với những chiếc bút chì bấm, ta cần hết sức lưu ý để ngòi không bị gãy, không bị ảnh hưởng đến bộ phận quan trọng nhất của bút.  Thời gian cứ thế mà lặng lẽ trôi, không chờ ai một ai cả. Các cô cậu học trò đã lớn dần theo năm tháng, chỉ còn mỗi bút chì là vẫn thế. Nó vẫn mải miết, vẫn miệt mài vẫn luôn đồng hành cùng các tà áo trắng. Bút chì đối với mỗi chúng ta vẫn luôn là người bạn bé nhỏ, thân thiết, gắn bó, đáng yêu, đáng quý. Không ai là không trải qua quãng đời học trờ mà không có cậu bút chì tung tăng, gần gũi bên cạnh. Vì vậy, bút chì luôn luôn có trong kí ức và tâm hồn mỗi người mỗi khi nhắc đến thời hoa nắng. Hãy luôn trân trọng và gìn giữ người bạn nhỏ đáng yêu của mỗi chúng ta, các ban nhe!

 

Bình luận (0)
Akari Yukino
20 tháng 11 2017 lúc 12:03

Bài tham khảo

Bút chì là một đồ dùng để viết hoặc vẽ trên giấy hoặc gỗ, thường có lõi bằng chất liệu than chì và các hợp chất của nó hoặc tương tự. Lõi làm bằng chì (graphite) và vỏ làm bằng gỗ hoặc giấy ép. Bút chì hiện đại còn có thêm loại bút chì bấm và bút chì nhiều mũi. Tên gọi bút chì có thể xuất phát từ loại bút có lõi chì (kim loại) mà người Roman cổ đại dùng để viết trên giấy papyrus.

Bút chì là một đồ dùng để viết hoặc vẽ trên giấy hoặc gỗ, thường có lõi bằng chất liệu than chì và các hợp chất của nó hoặc tương tự. Lõi làm bằng chì (graphite) và vỏ làm bằng gỗ hoặc giấy ép. Bút chì hiện đại còn có thêm loại bút chì bấm và bút chì nhiều mũi. Tên gọi bút chì có thể xuất phát từ loại bút có lõi chì (kim loại) mà người Roman cổ đại dùng để viết trên giấy papyrus.

 

Bình luận (0)
Phùng Ngọc Minh Anh
20 tháng 11 2017 lúc 12:04

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng có một thời gian gắn liền với cây bút chì gỗ có lớp sơn bóng mượt, ruột đen tuyền, nằm "ngoan ngoãn" trong hộp bút suốt thời đi học. Tuy nhiên, rất hiếm người biết chính xác bút chì được sản xuất như thế nào.
Ruột bút chì

Được gọi là bút chì nhưng ruột bút chì không phải làm bằng kim loại độc hại cho cơ thể này. Thực tế, ruột bút chì là một loại hình thù của carbon, mà ta hay gọi là than chì.

Than chì được người dân Dorowdale (Anh) phát hiện năm 1564 dưới một gốc cây đổ. Từ đó, người ta dùng than chì để đánh dấu và viết. Ngày nay, ruột bút chì là hỗn hợp bột than chì và đất sét được trộn ở nhiệt độ 800 độ C. Đây là phương pháp được nhà sáng chế người Pháp, Nicolas-Jacques Conté tìm ra. Tùy vào tỉ lệ giữa than chì và đất sét, ta sẽ có các loại ruột bút chì có độ cứng khác nhau.

Tuy vậy, ruột bút chì màu lại được làm từ sáp, màu bột và đất sét, không có thành phần than chì và cũng không cần phải nung ở nhiệt độ cao.

Thân bút chì:

Thân bút được làm bằng gỗ. Song theo các nhà sản xuất, không phải loại gỗ nào cũng được sử dụng vì nếu chọn gỗ từ thân cây mềm, bút chì sẽ rất dễ gãy. Còn nếu chọn gỗ quá cứng, người dùng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc gọt bút. Hai loại gỗ dung hòa được các yếu tố trên là gỗ cây tuyết tùng và cây bách xù. Nếu muốn thân bút có mùi thơm đặc biệt (không có sự can thiệp của các hóa chất tạo mùi), nhà sản xuất còn sử dụng gỗ thông nữa đấy! Sản xuất bút chì.

Trước đây, người ta hay cuốn chỉ hoặc vải vào quanh lõi than chì để tạo thành lớp vỏ bên ngoài, thuận tiện cho việc sử dụng.

Người đầu tiên nghĩ ra cách cho ruột chì vào thanh gỗ rỗng là một thợ mộc người Ý. Sau này, người Anh tìm ra phương pháp sản xuất bút chì theo lối công nghiệp. Trước tiên, người ta sẽ rạch các rãnh nhỏ trên bề mặt tấm gỗ, đặt ruột chì vừa khít với những rãnh đó, rồi đặt tiếp lên trên một tấm gỗ đã phết hồ bên trong rồi ép chặt. Sau khi hồ khô, người ta cắt phiến gỗ có ruột chì bên trong ra, tạo thành các cây bút chì. Phương pháp này gọi là “Bánh sandwich bút chì” vẫn được áp dụng rộng rãi ngày nay. Nhà máy sản xuất bút chì đầu tiên trên thế giới nằm tại Nuremberg, Đức, chính thức bước vào sản xuất từ năm 1662. Với bề dày truyền thống trong việc sản xuất bút chì, ngày nay, bút chì Đức vẫn là một trong những loại bút chì uy tín nhất thế giới.

Đơn giản nhưng đầy quyền lực. Bút chì chính là một trong những đại diện cho sức mạnh của sự đơn giản.

Vào thập niên 1970, NASA đã chi hàng triệu USD để nghiên cứu một loại bút đặc biệt, giúp các phi hành gia có thể viết được trong tình trạng không trọng lực. Trong khi đó, người Liên Xô sử dụng phương pháp đơn giản hơn để đạt được mục đích là bút chì truyền thống. Không gì thuận tiện hơn bằng việc viết bằng bút chì. Cũng chính vì lí do này mà các nhà văn lớn đều thích sử dụng bút chì để ghi lại ý tưởng. Ernest Hemingway, tác giả của các tác phẩm nổi tiếng như "Giã từ vũ khí" hay "Ông già và biển cả"… rất thích dùng bút chì để phác họa ý tưởng cho các tiểu thuyết của mình. Nhà văn John Steinbeck mỗi ngày đều phải gọt 24 cây bút chì, phục vụ cho việc sáng tác của mình. Và tác phẩm "Phía đông vườn địa đàng" nổi tiếng của ông đã “ngốn” hết 300 chiếc. Danh họa Vincent van Gogh thì chỉ sử dụng bút chì hiệu Faber – Castell nổi tiếng vì "màu đen tuyệt đối" đầy mê hoặc của chúng.

Bút chì không chỉ được dùng để viết và vẽ. Với nghệ thuật sắp đặt, ngày nay, chính bản thân cây bút chì đã làm nên nghệ thuật. Thậm chí, vỏ gọt bút chì gọt ra cũng làm thành những hình ảnh làm say lòng người.



 

Bình luận (0)
Akari Yukino
20 tháng 11 2017 lúc 12:04

Sory

Đoạn thứ hai của bài là

Có hai loại bút chì: bút chì thường màu đen và bút chì màu có nhiều màu sắc. Bút chì đen thường được sử dụng để viết nháp hoặc tập viết còn bút chì màu được dùng trong hội họa, tô màu là chủ yếu. Ruột bút chì (loại thường) trong sản xuất công nghiệp thường được tạo ra bằng hỗn hợp than chì và đất sét mịn trộn với nước để tạo các sợi ruột chì dài. Các sợi ruột chì này được nhúng vào dầu hoặc sáp và đổ vào nửa phần vỏ bút có tạo rãnh. Sau đó, nửa phần vỏ bút còn lại được gắn lên trên và ép lại. Sau đó, cây chì dài này được sơn lại và cắt ra thành từng đoạn bút chì để bán. Độ cứng của bút chì tại Việt Nam sử dụng theo hệ thống phân loại độ cứng bút chì châu Âu hiện đại, trải từ 9H (cứng và nhạt nhất) đến 9B (mềm và đậm nhất). Tuy thang phân loại khá dài nhưng người ta
chỉ thường dùng loại từ 2H đến 5B mà thôi.

Năm 1945, nhà sản xuất loại bút chì bấm Eversharp đã hợp tác với Eberhard – Faber đăng ký kiểu dáng công nghiệp để bán ở thị trường Hoa Kỳ. Vào khoảng thời gian này, một nhà kinh doanh người Hoa Kỳ cũng thấy một chiếc bút chì Bíró được trưng bày tại Buenos Aires. Ông mua vài mẫu bút rồi quay về Hoa Kỳ, thành lập Công ty Reynolds International Pen để sản xuất bút với nhãn hiệu là Reynolds Rocket. Cuối năm 1945, công ty này chiếm lĩnh thị trường của Eversharp. Ngày 29 tháng 10 năm 1945, chiếc bút đầu tiên được bán tại khu trưng bày Gimbel, New York với giá mỗi chiếc là 12,50 Đôla Mỹ (bằng khoảng 130 Đôla Mỹ ngày nay). Đây là loại bút được biết đến rộng khắp tại Hoa Kỳ cho đến cuối thập niên 1950.

Ta còn nhớ đến những câu thơ vui nói về bút chì – người bạn thân của học sinh:

Thân em như cây viết chì
Suốt đời lao lực rồi thì cụt ngun
Chì tôi tiện dụng ân cần
Giúp đời vẽ, nháp chữ, hình thênh thang.



 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Tri Le
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Quỳnh Như
Xem chi tiết
phan anh tá
Xem chi tiết
vu ngoc thuong
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đào Thị Phương Linh
Xem chi tiết
Hồng Hạnh 8A Phạm
Xem chi tiết
Nobody
Xem chi tiết