Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
TÌNH BẠN
Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả. Mùa thu, khu rừng thơm phức hương quả chín. Ở trên một cây cao chót vót, Thỏ reo lên sung sướng:
- Ồ chùm quả vàng mọng kia, ngon quá!
Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn bạn:
- Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm.
Nhưng Thỏ đã men ra. Nó cố với. Trượt chân, Thỏ ngã nhào. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ còn tay kia kịp với được vào một cành cây nhỏ nên cả hai chỉ bị treo lơ lửng trên không chứ không bị rơi xuống khe núi đầy đá nhọn. Cái cành cây cong gập hẳn lại.
Sóc vẫn cố sức giữ chặt áo Thỏ. Tiếng răng rắc trên cành cây kêu to hơn.
- Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy.
Thỏ nói với Sóc rồi khóc òa.
- Tớ không bỏ cậu đâu.
Sóc cương quyết.
Bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy nghe tiếng kêu cứu chạy tới. Bác rướn mình đưa chiếc vòi dài đỡ được cả hai xuống an toàn. Bác âu yếm khen:
- Các cháu có một tình bạn thật đẹp.
(Theo Hà Mạnh Hùng)
Dựa vào nội dung bài đọc trên khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây.
Vào thời gian nào Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả?
A. Vào mùa thu
B. Vào mùa xuân
C. Vào mùa đông
D. Vào mùa hạ
So sánh từng cặp câu khiến dưới đây về tính lịch sự. Hãy cho biết vì sao những câu ấy giữ hoặc không giữ phép lịch sự.
a. - Lan ơi, cho tớ về với, - Cho đi nhờ một cái
b. - Chiều nay, chị đón em nhé! - Chiều nay chị phải đón em đấy!
c. - Đừng có mà nói như thế! - Theo tớ, cậu không nên nói như thế!
d. Mở hộ cháu cái cửa! - Bác mở giúp cháu cái cửa này với!
So sánh từng cặp câu khiến dưới đây về tính lịch sự. Hãy cho biết vì sao những câu ấy giữ hoặc không giữ phép lịch sự.
a. - Lan ơi, cho tớ về với, - Cho đi nhờ một cái
b. - Chiều nay, chị đón em nhé! - Chiều nay chị phải đón em đấy!
c. - Đừng có mà nói như thế! - Theo tớ, cậu không nên nói như thế!
d. Mở hộ cháu cái cửa! - Bác mở giúp cháu cái cửa này với!
Đọc đoạn văn sau
Vào một buổi sáng mùa thu tiết trời mát mẻ, Rùa ra bãi cỏ tập chạy. Một chú Thỏ đi qua trông thấy mỉa mai châm chọc nói: “Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?”. Thấy Thỏ nói vậy, Rùa thủng thẳng đáp: “Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn ai?”.
Thỏ vểnh tai lên tự đắc nói: “Được, được! Mày dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mày một nửa đường đó”. Rùa không nói gì, biết mình chậm chạp nên cố sức chạy thật nhanh. Còn Thỏ nhìn theo mỉm cười, nó nghĩ: “Ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần tới đích ta phóng cũng vừa”. Thế rồi nó lại nhởn nhơ nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm. Bỗng nghĩ đến cuộc thi, nó thấy Rùa đã sắp tới đích, cậu ta cắm cổ chạy thục mạng nhưng không kịp nữa rồi vì Rùa đã tới đích trước nó.
Hãy kể lại câu chuyện bằng lời của em
Hãy xác định mục đích sử dụng của những câu sau:
a. Còn gì quý hơn lúa gạo ?
b. Làm việc thế mà được coi lòa tốt à ?
c. Sao mà cháu của bà ngoan thế nhỉ ?
d. Bạn nhặt được giúp tớ cái bút bị rơi dưới chân bạn được không ?
e. Mẹ đã đi làm về rồi đấy ạ ?
So sánh từng cặp câu khiến dưới đây về tính lịch sự. Đánh dấu x vào ô trống thích hợp : câu giữ được phép lịch sự hay không giữ được phép lịch sự. Cho biết vì sao mỗi câu ấy giữ hay không giữ được phép lịch sự.
Câu | Giữ được phép lịch sự | Không giữ được phép lịch sự |
a)- Lan ơi, cho tớ về với! | X (Vì có các từ xưng hô thể hiện quan hệ thân một) |
|
- Cho đi nhờ một cái! | X (Vì nói trống không) |
|
b) - Chiều nay, chị đón em nhé ! | ||
- Chiều nay chị phải đón em đấy ! | ||
c) - Đừng cố mà nói như thế ! | ||
- Theo tớ, cậu không nên nói như thế ! | ||
d)- Mở hộ cháu cái cửa ! | ||
- Bác mở giúp cháu cái cửa này với ! |
Tuyệt chiêu trị anh hùng chém gió
Tèo có tính hay “nổ”.
Đến nhà Na chơi, Tèo thao thao bất tuyệt kể:
- Nhà tớ có con gà trống to lắm. Nó phải cao bằng cây đa cổ thụ trước nhà tớ, cũng phải đến 20 mét ấy chứ. Mỗi lần nó gáy thì đến tận 36 phố phường Hà Nội còn nghe thấy.
Na bĩu môi:
- Có gì đâu, hôm trước con gà mái nhà tớ vừa đẻ được một quả trứng to bằng cả cái hồ Hoàn Kiếm đấy.
Tèo tỏ vẻ hoài nghi:
- Cậu nói phét, làm gì có quả trứng nào to như thế.
Na tủm tỉm:
- Ơ sao lại không, không có quả trứng đó thì làm gì có con gà to như cậu kể.
(Sưu tầm)
* Hãy kể câu chuyện cho bạn bè, người thân cùng nghe.
* Theo em, chi tiết nào trong câu chuyện có tác dụng gây cười.
Một câu hỏi thám tử cho các bạn :
Có một hôm , bố Jack và con John dự định đi du lịch . Nhưng mà khi đi bỗng cả hai người bật ngã ra khỏi xe , bố bị chết , còn người con bị thương nặng . Khi vào bệnh viện , khi bác sĩ đang tiến hành phẫu thuật cậu bé , bỗng có một bác sĩ kêu lên : '' Tôi không thể cấp cứu cho cậu ấy được . Các bác sĩ khác nói : Sao thế hả cậu ? . Thì bác sĩ đó nói ; '' Đó là con của tôi '' . Theo các bạn vị bác sĩ đó là ai vậy ?
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi
CÂY XOÀI
Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.
Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả . Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú . Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra . Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.
Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả . Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:
- Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ !
Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê . Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa.
Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời.
Mai Duy Quý
Khoanh vào chữ cái có câu trả lời đúng :
Ai đã trồng cây xoài?
A. Ông bạn nhỏ.
B. Mẹ bạn nhỏ.
C. Ba bạn nhỏ.