Theo quan niệm của Hoài Thanh, chữ tôi và ta trong thơ mới và thơ cũ có gì khác nhau?
Hoài Thanh viết: “Đời chúng ta nằm trong một chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi càng ớn lạnh”. Đó là nhân định của Hoài Thanh về hồn thơ của các nhà “Thơ mới” ở giai đoạn thoái trào. Cụm từ “say đắm vẫn bơ vơ ”, ông chỉ nhà thơ nào?
A. Hàn Mặc Tử
B. Xuân Diệu
C. Lưu Trọng Lư
D. Huy Cận
Cách nói nghịch lí không chỉ xuất hiện ở đoạn đầu:
Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh
mà còn được sử dụng khá nhiều lần trong bài thơ. Hãy ghi lại những câu có cách nói nghịch lí như vậy. Cách nói ấy thể hiện điều kì diệu gì trong tình yêu?
a. Những truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học Việt Nam là gì? Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám có đóng góp gì cho truyền thống ấy?
b. Những thể loại văn học nào mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám? Sự cách tân, hiện đại hóa các thể loại tiểu thuyết và thơ diễn ra như thế nào?
Quan niệm tình yêu nào phù hợp nhất được thể hiện trong bài thơ “Tôi yêu em” của Pu-skin?
A. Tình yêu phải có sự khéo léo, tế nhị.
B. Tình yêu phải có sự vị tha, rộng lượng.
C. Tình yêu phải có sự chân thành, cao thượng.
D. Tình yêu phải có sự đắm say, mãnh liệt.
Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện như thế nào? Qua bài thơ, anh (chị) có nhận xét gì về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?
Với những kiến thức đã học về Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu, anh (chị) cảm nhận được điều gì gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa giữa hai nhà thơ này? Hãy trình bày ý kiến của mình.