“Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thế…Trong mơ…Tôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh... Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu ... Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấylên trong tôi những bâng khuâng , tiếc nuối.Nhưng, tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ...”
tìm những thành phần biệt lập?
bài này bữa làm trên lớp rồi nhưng điểm của cả lớp thấp quá cô cho về làm lại nên lên đây thảo luận xem đáp án có giống nhau không!
Phân tích hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”. Qua hình ảnh người mẹ, em cảm nhận như thế nào về đời sống và cuộc chiến đấu của người dân ở chiến khu miền tây Thừa Thiên trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ?
Tâm tư của tuổi mới lớn, rất phức tạp cũng rất mơ hồ. Bạn hãy hoá thân thành chuyên gia đưa ra lời khuyên cho các thanh thiếu niên, để họ có niềm tin vào cuộc sống!
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới.
Ước mơ giống như bánh lái của con tàu. Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con người. Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái. Cũng như con tàu không có bánh lái, người không ước mơ sẽ trôi dạt lững lờ cho đến khi mắc kẹt trong đám rong biển.
(Theo Bùi Hữu Giao, Hành trang vào đời, trang 99, NXB Thanh Niên)
Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2: (0,5 điểm) Nêu nội dung đoạn trích trên?
Câu 3: (1,0 điểm) Hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu: Ước mơ giống như bánh lái của con tàu. Bánh lái có thể nhỏ và không nhìn thấy được, nhưng nó điều khiển hướng đi của con người
Câu 4: (1,0 điểm) Qua đoạn trích trên, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống?
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ sống và làm việc trên chiến khu Việt Bắc, Người luôn luôn giữ một nếp sống giản dị và thanh bạch. Đất nước giải phóng, hòa bình lập lại,trở về Thủ đô, là Chủ tịch nước nhưng Bác vẫn giữ nếp sống ấy.
Tại Phủ chủ tịch, Hà Nội, vào mùa hè nắng chang chang, trời oi ả, Bác vẫn đi bách bộ ra tận đình Hội đồng (Hội đồng Chính phủ hay họp ở ngôi đình cổ này) cách ba, bốn trăm mét. Mồ hôi ra ướt áo. Trời quá nóng bức, bác sĩ Lê Văn Mẫn đi bên cạnh quạt cho Bác. Lúc đầu vì chưa chuẩn bị nên bác sĩ mang theo quạt lông chim, Bác phê bình nhẹ nhàng: Chú làm như ở trong triều ấy. Thấy vậy, ông vội cất đi. Khi Bác đi qua bụi cọ ông nghĩ ra cách cắt mảnh lá cọ làm quạt, chắc Bác vừa ý.
Quạt lá cọ có cái tiện là nếu đầu tua rách thì cắt bớt đi. Ngày hôm sau ông đã có quạt lá cọ đi phe phẩy bên cạnh Bác. Sau khi đi bách bộ xong Bác bảo để quạt lại cho Bác. Về sau ở trong cơ quan xuất hiện rất nhiều quạt lá cọ. Bác sợ lạc mất quạt của mình nên châm thuốc lá vào quạt làm dấu. Bác cũng dùng quạt giấy, nhưng quạt giấy có nhược điểm là lúc mới có mùi hôi, khó chịu, lúc cũ hay gẫy nan. Theo ý Bác ông đã phải làm nẹp băng dính mấy nan gẫy rồi, nhưng Bác không chịu cho thay cái mới.
Bác ăn thanh đạm và vẫn giữ khẩu vị quê hương Nghệ An: dưa, cà, cá quả kho đường khô và chắc. Mỗi tuần Bác nhịn ăn chiều thứ năm. Không ai hỏi Bác tại sao, nhưng anh em đoán Bác muốn đồng cam cộng khổ với nhân dân lao động đang sống khó khăn.
Bữa sáng Bác ăn cháo hoặc phở. Buổi trưa Bác ăn hai miệng bát cơm với dưa và vài quả cà để cùng vào một chiếc đĩa con. Một đĩa thịt nhỏ xào và một bát canh chua. Khi dọn mâm mời Bác thường phải để thêm một bát con thừa. Vào ăn Bác dự liệu nếu ăn không hết thì Bác san canh sang bát con ấy để về sau người khác còn dùng được. Ăn xong tự Bác xếp lại đĩa to, đĩa con, bát to, bát con, để gọn trong mâm, đậy lồng bàn lại. Đồng chí phục vụ chỉ còn việc bê cả mâm đi. Bữa cơm chiều cũng tương tự như bữa cơm trưa.
a) PTBĐ chính ?
b)Nội dung chính ?
c) Tác dụng của bpnt có trong câu văn :''Buổi trưa Bác ăn hai miệng bát cơm với dưa và vài quả cà để cùng vào một chiếc đĩa con. Một đĩa thịt nhỏ xào và một bát canh chua.''
d)Những bài học cuộc sống đc rút ra từ đoạn văn trên.
Có người từng nói: “Con người sinh ra là để sống, để vươn lên và hòa nhập với cộng đồng. Ai trong chúng ta cũng đều có một ước mơ, một khát vọng riêng cho mình. Cho dù đó là ước mơ nhỏ hay to, cao xa hay thấp hèn. Nếu con người sống mà không có ước mơ thì chỉ như một cỗ máy. Khát vọng vươn lên đó chính là mục đính sống của con người.”
Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của mình về ý nghĩa của sự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Phần I. Trắc nghiệm
Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp:
A | B |
1. Bến quê | a. Niềm xúc động thành kính của nhà thơ và mọi người đối với Bác khi vào viếng lăng Bác. |
2. Viếng lăng Bác | b. Thức tỉnh sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương. |
3. Sang thu | c. Tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ nhưng hồn nhiên,lạc quan của các cô gái thanh niên xung phong. |
4. Những ngôi sao xa xôi | d. Sự chuyển biến của đất trời khi sang thu trong cảm nhận tinh tế của tác giả. |
“Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thế… Trong mơ…Tôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh... Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu...Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối. Nhưng, tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ...”
( Trích: “Có những giấc mơ về lại tuổi học trò”- Đăng Tâm)
Câu 1 ( 0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên.
Câu 2( 0,5 điểm): Nội dung chính của đoạn văn trên là gì.
Câu 3: ( 1 điểm): Vì sao chỉ có chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên?
Câu 4( 1 điểm): Chỉ ra phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: I. ĐỌC HIẾU: ( 4.0 điểm) Bác đã di rồi sao, Bắc ơi! Mùa thu đang đẹp, nẳng xanh trời Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội Rước Bác vào thăm, thấy Bác cưới. Trái bưởi kia vàng ngọt với ai Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài! Còn dâu bóng Bắc đi hôm sớm Quanh mặt hồ in mây trắng bay... Ôi, phải chỉ lòng được thành thời Năm canh bớt nặng nỗi thương đời Bác ơi, tìm Bác mênh mông thể Ôm cả non sông, mọi kiếp người. 1. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên. (0.5 điểm) (Tố Hữu - Bác ơi) 2. Cho biết biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ đầu tiên. (0.5 điểm) 3. Vì sao tác giả lại viết: “Bác ơi, tìm Bác mênh mông thể / Ôm cả non sông, mọi kiếp người."? ( 1.0 điểm) 4. Hãy thuyết minh về công dụng của quả bưởi trong các lĩnh vực của đời sống. ( đoạn văn khoảng 100 chữ) (2.0 điểm) II. Làm văn: (6.0 điểm) Phân tích tình yêu nước của ông Hai qua diễn biến tâm lí của ông khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc trong truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân.