Đặng Hà Vy

Theo em thế nào nào là người lắng nghe thật sự ?

Trả lời :

Là người biết nghe những ý kiến của người khác, biết chú tâm vào lời nói của người khác.

# Hok tốt !

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Minh Vy
31 tháng 5 2021 lúc 15:36

Lắng nghe không đơn thuần chỉ là nghe, lắng nghe là cả một nghệ thuật. Bạn vẫn thường nghĩ mình đã biết lắng nghe, khi đối thoại với người khác là mình đã lắng nghe rồi. Thế nhưng đó chỉ là việc nghe thông thường. Trong giao tiếp, nếu bạn và người đối thoại nói quá nhiều mà bỏ qua việc lắng nghe nhau thì cuộc nói chuyện sẽ không mang lại hiệu quả hoặc thậm chí dẫn đến mâu thuẫn. Vậy biết lắng nghe thật sự là gì và lắng nghe có tầm quan trọng như thế nào?

Lắng nghe là gì?

Nghe là tiếp nhận âm thanh, là một việc thụ động, còn lắng nghe là một quá trình chủ động. Lắng nghe là sự tập trung vào nội dung của người nói, hiểu được những gì họ nói và đưa ra lời khuyên, lời đáp lại cho người đối diện. Rèn luyện kỹ năng nghe bằng các yếu tố sau: 

Tập trung lắng nghe

Tập trung vào những gì người khác nói cũng chính là tôn trọng họ. Trong quá trình giao tiếp, sự sao nhãn hay thiếu tập trung sẽ gây cảm giác khó chịu cho người nói. Nếu bạn chỉ nghe nhưng không hiểu người đối diện đang nói gì nghĩa là bạn chưa thật sự tập trung. Bạn có thể biểu lộ cảm xúc, thái độ, sự thoải mái hay giao tiếp bằng ánh mắt với người đối diện. Vậy làm thế nào để tăng khả năng lắng nghe của bản thân?

Nghệ thuật lắng nghe trong giao tiếp

Nghệ thuật lắng nghe trong giao tiếp

Khuyến khích người nói

Trong quá trình lắng nghe, bạn có thể này tỏ thái độ, cảm xúc của mình đối với thông tin người nói mang đến như: ngạc nhiên, gật đầu, vui vẻ, tiếc nuối, hạnh phúc, lo lắng,…Bạn có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể để đáp lại người nói như: xích lại gần, nhìn vào ánh mắt, lắc lư, gật đầu, bắt tay,…

Ngoài ra, bạn có thể biểu thị sự đồng tình bằng những câu cảm thán: vâng, thế à, bạn nói tiếp đi, sau đó thì sao, tôi hiểu rồi,…

Những câu nói hay biểu lộ cảm xúc của bạn chính là sự khuyến khích cho người nói, sự tập trung lắng nghe sẽ là động lực duy trì cuộc nói chuyện. Nhưng để có một câu chuyện lôi cuốn và hấp dẫn thì phải có sự tương tác ngược lại. Mời bạn xem tiếp phần dưới nhé.

Phản hồi người nói

Nếu cứ nghe thôi vẫn chưa đủ, bạn cũng cần bày tỏ sự quan tâm, trả lời lại những câu nói của người đối diện hay đặt câu hỏi liên quan đến nội dung đang nói đến để gợi mở câu chuyện. Sự phản hồi của người nghe sẽ góp phần làm cho đoạn hội thoại thêm phần sinh động. 

Như vậy, lắng nghe có tầm quan trọng như thế nào? Nếu không lắng nghe có được không?

Lắng nghe sẽ giúp bạn hiểu rõ được nội dung đang nói đến, nắm được thông tin và có thêm nhiều thông tin bổ ích khác. Lắng nghe nghĩa là tôn trọng người nói, bạn cũng sẽ nhận được sự tôn trọng ngược lại. Từ đó, tạo thiện cảm với người đối diện và xây dựng nên các mối quan hệ tốt đẹp. Lắng nghe là biểu thị sự quan tâm, đồng cảm, chia sẻ với người nói. Lắng nghe để hiểu và đưa ra lời khuyên hợp lý. Lắng nghe để nhận ra hàm ý, thông điệp trong câu nói người đối diện. Lắng nghe sẽ giúp bạn hiểu rõ tính cách, phong thái của đối phương, để bạn dễ dàng nắm bắt tâm lý thành công khi bán hàng.

Nếu nói rằng bạn đang nghe, chưa chắc bạn đã hiểu. Nếu nói rằng bạn đang lắng nghe, chắc chắn bạn sẽ nhận được sự biết ơn từ phía người nói. Khi giao tiếp, con người thường dùng 45% để lắng nghe, 55% còn lại cho việc nói, đọc và viết. Hãy để tâm hồn cởi mở, đầu óc thoải mái tiếp nhận thông tin và phản hồi tích cực, bạn sẽ có một cuộc đối thoại tuyệt vời và trở thành người giao tiếp thành công.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Ngọc Anh
31 tháng 5 2021 lúc 15:39

    Trả lời:

    Người lắng nghe thật sự là người tôn trọng những ý kiến khi đang giao tiếp,chú tâm và tập trung vào lời nói của người đối diện.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Dương ♡
Xem chi tiết
Lê Hồng Ngọc
Xem chi tiết
bạch dương thông minh
Xem chi tiết
linh khuonghoang
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Lê Phan Lê Na
Xem chi tiết
Phạm Văn Hải
Xem chi tiết
Ichika Amasawa
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết