Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
ShinNosuke

theo bn môn mĩ thuật và môn âm nhạc có nên đưa vào những môn chính ko. hãy viết thành một bài văn

Trong nhà trường, giáo dục âm nhạc góp phần giúp học sinh (HS) hình thành và phát triển toàn diện về nhân cách, hài hoà về thể chất và tinh thần. Thông qua nội dung các bài hát, các hoạt động âm nhạc và phương pháp giáo dục, giáo dục âm nhạc còn góp phần phát triển các phẩm chất như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, cùng những năng lực: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Âm nhạc là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục nghệ thuật. Thông qua nội dung và hình thức học tập đa dạng, giáo dục âm nhạc tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm và phát triển các năng lực thẩm mỹ đặc thù ở môn học này như: thể hiện âm nhạc, cảm thụ âm nhạc, phân tích và đánh giá âm nhạc, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc; đồng thời góp phần phát hiện, bồi dưỡng những em có năng khiếu âm nhạc.
 

Khách vãng lai đã xóa
ShinNosuke
5 tháng 11 2019 lúc 20:45

có nên đưa vào môn chính ko

Khách vãng lai đã xóa

mik nghĩ có

Khách vãng lai đã xóa
~Lovely~
5 tháng 11 2019 lúc 20:48

​Giáo dục mỹ thuật ở trẻ không nhằm mục tiêu đào tạo nghệ sỹ mà nó mang sứ mệnh đào tạo con người. Giáo dục mỹ thuật có tác dụng to lớn trong việc phát triển toàn diện, hình thành nhân cách cho trẻ mầm non, đồng thờigiúp trẻ phát triển chức năng tâm lý để hình thành ở trẻ tình yêu đối với con người, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống,… Đó là điều vô cùng ý nghĩa mà hoạt động mỹ thuật mang lại cho sự phát triển của trẻ.

Có thể nói, hoạt động văn hóa nghệ thuật là nơi thuận lợi để cho con người được trau dồi, bồi dưỡng những cung bậc cảm xúc, là con đường,phương tiện dễ diễn đạt cảm xúc, tư tưởng một cách đặc biệt đối với trẻ thơ.Các hoạt động nghệ thuật sẽkhơi gợi được cảm quan thẩm mỹ hướng con người tới những giá trị văn hóa cao đẹp để từ đó con người tự sáng tạo ra nhân cách của mình và không ngừng tái hiện, tự giáo dục bản thân.Hình thành nhân cách trẻ qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật chính là một trong những giải pháp tốiưu để đảm bảo chất lượng công cuộc xây dựng con người cho sự nghiệp phát triển đất nước.Văn kiện Đại hội VI của Đảng đã thể hiện rõ vai trò của nghệ thuật: “Không hình thái tư tưởng nào có thể thay thế được văn học, nghệ thuật trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của con người”.

Thứ nhất là vai trò của âm nhạc

Đối với trẻ thơ, âm nhạc có thể ví như nguồn sữa nuôi dưỡng tinh thần của bé ngay từ khi lọtlòng mẹ và nó có vai trò đặc biệt trong giai đoạn trẻ ở tuổimầm non. Những giai điệu vui tươi, trầm bổng, sự phong phú của âm hình, tiết tấu và màu sắcâm thanh của các thể loại âm nhạc đưa con trẻ vào thế giới của cái đẹpmột cách hấp dẫn và thú vị.Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ thì:đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.Âm nhạc có thể giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ, hòa nhập được với thế giới bên ngoài từ gia đình, cộng đồng, nhà trường và xã hội. Chính những hiện tượng của cuộc sống, những truyền thống văn hóa được phảnánh trong các tác phẩm âm nhạc làm phong phú thêm vốn hiểu biết của trẻ.Trong khi tập hát,trẻ không chỉ tiếp thu những đường nét, giai điệu, tiết tấu âm nhạc, lời ca giản dị dễ hiểu gần gũi với trẻ mà còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. 

Âm nhạc là phương tiện góp phần phát triển giáo dục thể chất cho trẻ. Khitrẻ hát và vận động theo nhạc gợi lên những thay đổi của nhịp tim, mạch, trao đổi máu, giãn nở hô hấp làm cơ thể mềm dẻo, khéo léo…Theo kết luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo Mỹ, vấn đề mấu chốt của việc vận động theo nhạc nằm ở mối tương quan giữa hoạt động thể chất và hoạt động trí não, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự luân phiên giữa vận động thể lực và vận động trí não có tác động tích cực đến sức khỏe của con người, nhờ đó cường độ và chất lượng của hoạt động trí não được nâng cao.

Âm nhạc còn là phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Nói chung, việc sử dụng âm nhạc như một thanh công cụtích cực để đưa vàoý thức của trẻ một cách sâu sắc những giá trị, vẻ đẹp trong nhân cách con người.Quan hệ giữa thẩm mỹ được dựa trên kinh nghiệm của riêng trẻ và xác định hoạtđộng cũng như cảm xúc gắn với âm nhạc ở trẻ. Nếutrẻ có được thái độ hứng thú, say mê với âm nhạc thìnhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ về cơ bản là đã được giải quyết, bên cạnh đó các kỹnăng nhạc đa dạng và phong phú cũng được hình thành.

Và điều quan trọng nữa, âm nhạc tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện cảm xúc của mình và kích thích sự hiểu biết văn hóa của các vùng miền trên thế giới. Bởi chính ở đây, âm nhạc được coi như một phương tiện đưa thế giới tới tâm hồn trẻ, giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.Âm nhạc là phương tiện góp phần hình thành cho trẻ phẩm chất đạođức.Bởi khi tác động đến tình cảm của trẻ, âm nhạc đã truyềntải tới trẻ tình cảm đạo đức, nhiều khi tác động âm nhạc còn nhanh hơn cả nhữnglời khuyên, hay sự ra lệnh của người lớn.Các tác phẩm ca ngợi thiên nhiên, đất nước, con người, những hình ảnh thân thuộcvới trẻ như bà, mẹ, chú bộ đội, cô giáo, gợi cho trẻ tình yêu quê hương đất nước,yêu thủ đô, sự quan tâm yêu thương, gắn bó với người ruột thịt, lòng biếtơn vớinhững người đã cống hiến cho đất nước vì nhân dân.Những điệu múa, trò chơi dân gian, các bài hát dân ca các vùng, các miền đềuđem đến cho trẻ những cảm xúc trữ tình, niềm tự hào của dân tộc.Cho trẻ làm quen với những tiết tấu điển hình của các bài hát hay trích đoạn tácphẩm của nước ngoài không chỉ giúp trẻ mở mang hiểu biết về các dân tộc, cácvùng miền khác nhau mà còn nhen nhóm trong lòng trẻ thơ tình hữu nghị quốct ế, cộng đồng.

Như vậy,âm nhạc là một phương tiện kỳ diệu và tế nhị nhất để truyền đạt lời kêu gọi của những cái tốt đẹp và nhân đạo. Nó dẫn dắt trẻ vào thế giới của điều thiện, tạo ra sự đồng cảm và là một phương tiện bồi dưỡng năng lực sáng tạo của trí tuệ mà không một phương tiện nào sánh được.Qua giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người.Âm nhạc là phương tiện phát triển năng lực thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ, thể chất cho trẻ, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện nhân cách, củng cố kiến thức trẻ trong học tập, vui chơi. Bởi vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non - đó không phải là đào tạo nhạc công mà chính là đào tạocon người.

Thứ hai là vai trò của mỹ thuật

Cùng với hoạt động âm nhạc, hoạt động mỹ thuật cũng có ý nghĩa vô cùng to lớn tác động đến tâm hồn và sự phát triển của trẻ. Là phương tiện để trẻ bộc lộ, rèn luyện bản thân theo hướng tích cực, chủ động và sáng tạo. Đồng thời thông qua mỹ thuật, trẻ được học hỏi những kinh nghiệm lịch sử, những nét đẹp văn hóa kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa dân tộc. Điều ấy đã được khẳng định, minh chứng qua các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học ở Anh và Mỹ, cũng như sự trải nghiệm của bản thân trong công tác giảng dạy và tiếp cận với môn nghệ thuật này.

Đối với sựphát triển nhận thức,khi trẻ tham gia hoạt động tạo hình, trẻ luôn vận động tư duy tri giác các đốitượng miêu tả, trẻ luôn phải nỗ lực phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, cụ thể hóa hình tượng. Bởi vậy có thể khẳng định hoạt động mỹ thuật là một phương tiện tích cực để phát triển ở trẻ các khả năng hoạt động trí tuệ như óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trí tuệ và nhận thức.

Vềphát triểnngôn ngữ,hoạt động tạo hình với quá trình tìm hiểu, đánh giá đối tượng miêu tả sản phẩm tạo hình sẽ tạo điều kiện phát triển ở trẻ vốn từ, lời nói hình tượng truyền cảm và phát triển ở trẻ ngôn ngữ mạch lạc. Đặc biệt trong hoạt động tạo hình đã hàm chứa chuỗi ngôn ngữ ở trong cảm xúc của trẻ và được trẻ bộc lộ ra bằng ngôn ngữ của hoạt động tạo hình. Quá trình ấy, trẻ luôn phải tư duy ngôn ngữ của mình trước khi chuyển hóa sang ngôn ngữ tạo hình. Vì vậy ngôn ngữ ngày càng được phát triển.

Và khi xem xét kỹ hoạt động mỹ thuật, người ta thấy ảnh hưởng của nó tới sức khỏe tinh thần và sự phát triển thể chất ở trẻ là rất to lớn. Những giờ phút hoạt động tự do trong môi trường thẩm mỹ, trong bầu không khí thoải mái sinh động sẽ tạo cho trẻ niềm vui sướng. Chính sự vui vẻ phấn khởi này tác động rất tích cực đến tim mạch, điều hòa hoạt động hệ thần kinh, điều chỉnh toàn bộ hoạt động của cơ thể. Như những công trình nghiên cứu tâm lý học và giáo dục học ngày nay ở các nước Nga, Mỹ, Anh đã nhấn mạnh vai trò của hoạt động nghệ thuật, đặc biệt là hoạt động tạo hình như những biện pháp tâm lý trị liệu rất có hiệu quả trong việc nâng cao sức khỏe và điều trị cho trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc một số bệnh có nguồn gốc tinh thần… Có thể coi hoạt động tạo hình như “món ăn tinh thần”, một loại“vitamin” đặc biệt cho sự phát triển tâm lý, sinh lý ở trẻ em.Đặc biệt, tham gia vào hoạt động mỹ thuật chính là trẻ được tham gia vào quá trình bồi dưỡng thẩm mỹ. Bởi mỹ thuậtcó vai trò là phương tiện chủ yếu của giáo dục thẩm mỹ. Việc quan sát, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng giúp trẻ nhận ra các đặc điểm thẩm mỹ (hình dáng, màu sắc, cấu trúc, tỷ lệ, sự sắp xếp trong không gian…), nhận ra được những nét độc đáo tạo nên sức hấp dẫn của đối tượng miêu tả. Sự đa dạng, phong phú của đặc điểm thẩm mỹ trên đối tượng được miêu tả làm xuất hiện những rung động, những xúc cảm thẩm mỹ. Từ đó giúp trẻ biết thưởng thức cái đẹp từ thiên nhiên, các tác phẩm nghệ thuật. Sự phối hợp khả năng tri giác thẩm mỹ, nhận thức thẩm mỹ với yếu tố tình cảm thẩm mỹ và thái độ thẩm mỹ sẽ làm cho quá trình quan sát, tìm hiểu các đối tượng miêu tả trong tạo hình thực sự trở thành một quá trình cảm thụ thẩm mỹ.

Trong bồi dưỡngtình cảm, đạo đức và hiểu biết xã hội,khi tham gia các hoạt động mỹ thuật,trẻ sẽ luôn cố gắng, say xưa thể hiện những tình cảm, cảm xúc riêng của bản thân mà ngôn ngữ nói thông thường không bộc lộ được hết. Trẻ được bộc lộ cái tôi của mình một cách triệt để và trải nghiệm bản thân cũng như thăng hoa trong sáng tạo. Hoạt động mỹ thuật của trẻ em thể hiện sự định hướng xã hội cho sự phát triển nhân cách ở trẻ em. Sự định hướng xã hội của hoạt động mỹ thuật làm cho trẻ luôn hướng tới những người khác như một thành viên của cộng đồng, coi sự thể hiện trong hoạt động mỹ thuật là một phương tiện giao tiếp. Nội dung của hoạt động mỹ thuật là những gì gần gũi nhất, rung động nhất trong thiên nhiên và cuộc sống xung quanh nên đó là con đường dẫn dắt trẻ nhanh chóng hòa nhập vào xã hội xung quanh, nhanh chóng trở thành thành tố của xã hội đó...

Tóm lại, nghệ thuật có vai trò to lớn đối với việc bồi dưỡng cảm xúc, tâm hồn trẻ thơ cũng như góp phần hình thành nhân cách, phát triển toàn diện cho trẻ. Bởi vậy, trẻ em cần được chăm lo, tạo mọi điều kiện để được thỏa mãn nhu cầu nghệ thuật chính đáng của mình. Đây là điều vô cùng quan trọng mà gia đình, nhà trường và xã hội cần phải hiểu rõ để có những đầu tư, quan tâm thỏa đáng, kịp thời cho con em của chúng ta.

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Mai  Anh
3 tháng 8 2021 lúc 9:27

Mĩ thuật và âm nhạc là hai môn trau dồi kiến thức về nghệ thuật. Mĩ thuật là sự tỉ mỉ về đường nét, chi tiết. Nó còn giúp ta giải trí sau những giờ làm việc hay học tập mệt mỏi. Tuy nhiên, tôi nghĩ trong ngàng giáo dục Việt Nam, môn mĩ thuật không cần thiết phải xếp vào những bộ môn chính. Mĩ thuật có hoàn mĩ hay không là do năng khiếu và cách vẽ của mỗi người, nếu ta xếp mĩ thuật vào nhóm những bộ môn chính, thì khi thi mĩ thuật sẽ mất nhiều thời gian, vả lại nếu người không có năng khiếu mà thi mĩ thuật thì sẽ không công bằng. Vậy nên không cần xếp mĩ thuật vào nhóm những bộ môn chính. Mĩ thuật chỉ nên xếp vào nhóm những môn học phụ, vì nó nhằm trau dồi thêm cho HS có sẵn năng khiếu và phục vụ cho việc sáng tác giải trí. Vì thế mĩ thuật không nên đưa vào nhóm những môn học chính.

Cũng giống như mĩ thuật, âm nhạc cũng là bộn môn giúp trau dồi thêm kiến thúc về những tác phẩm âm nhạc và phục vụ cho mục đích giải trí. Ta cũng không nên đưa âm nhạc vào nhóm bộ môn chính. Vì môn chính là những môn hay cần tới trong giao tiếp, thi cử và trong việc lựa nghề nghiệp. Những môn chính chỉ cần toán, ngữ văn nước nhà và ngoại ngữ là đủ.

Ta không nên đưa mĩ thuật và âm nhạc vào nhóm những bộ môn chính.

Cho mk 1 k nếu thấy đúng nhé

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Mỹ Duyên
Xem chi tiết
Huyen Thu
Xem chi tiết
Phạm Văn Tiến Dũng
Xem chi tiết
Duong Pham Thanh Trúc
Xem chi tiết
Cristiano Ronaldo
Xem chi tiết
Sun ...
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Linh
Xem chi tiết
Mèo_Hanna
Xem chi tiết