Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Quang Kỳ

thế nào là văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm 

Nguyễn Thị Kim Yến
7 tháng 12 2017 lúc 20:15

Ví dụ như bài này là văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm nè :
Một ngày đẹp trời, em chăm chỉ quét dọn, lau nhà, bỗng đâu một âm thanh gây hoang mang phát ra ngay bên cạnh: “Choang!”. Ôi không! Không thể cứu vớt nổi, chiếc bình hoa cổ lọ đẹp đẽ đã ra đi. Đó là chiếc bình hoa yêu thích của bà nội em. Bà rất hiền từ, bà sẽ không trách mắng nặng lời với cháu. Nhưng cảm giác tội lỗi cứ hằn sâu vào suy nghĩ khiến em không thể yên lòng được.

Hoàng Quang Kỳ
7 tháng 12 2017 lúc 20:16

hỏi định nghĩa cơ mà

Nguyễn Thị Kim Yến
7 tháng 12 2017 lúc 20:16

kiểu là kể lại và thêm tả và thêm biểu cảm

Quỳnh Anh Lưu
7 tháng 12 2017 lúc 20:17

nghĩa là từ miêu tả kết hợp bộc lộ lên được cảm xúc của người viết về đối tượng trong văn bản

Nguyễn Thị Kim Yến
7 tháng 12 2017 lúc 20:19

Miêu tả trong văn miêu tả, biểu cảm trong văn biểu cảm so với miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự không phải khác nhau ở số lượng câu văn mà là ở mục đích sử dụng. Yếu tố miêu tả trong văn miêu tả và trong văn tự sự tuy đều có tác dụng làm cho sự vật, sự việc, con người... trở nên rõ ràng sinh động. Thế nhưng miêu tả cho rõ, cho hay là mục đích của văn miêu tả. Trong khi đó, miêu tả chỉ là phương tiện để việc kể chuyện trong văn tự sự thêm cụ thể, sinh động và lí thú hơn. Cũng như vậy, nếu yếu tố biểu cảm làm cho bài văn biểu cảm dồi dào cảm xúc thì nó cũng chỉ là một phương tiện để biểu hiện và dẫn dắt câu chuyện trong văn tự sự mà thôi.

Hoàng Thị Thái Hòa
7 tháng 12 2017 lúc 20:25

Định nghĩa về miêu tả và biểu cảm :

- Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt.

- Biểu cảm là bộc lộ tình cảm chủ quan của bản thân trước sự vật, sự việc, hiện tượng, con người trong đời sống.

 

Phúc
12 tháng 12 2017 lúc 22:51

1. Miêu tả là dùng ngôn ngữ (hay một phương tiện nghệ thuật khác) làm cho người nghe (người đọc, người xem) có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt.

Biểu cảm là bộc lộ những tình cảm, cảm xúc của bản thân trước sự vật, sự việc, hiện tượng con người trong đời sống.

2. Miêu tả trong văn miêu tả, biểu cảm trong văn biểu cảm so với miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự không phải khác nhau ở số lượng câu văn mà là ở mục đích sử dụng. Yếu tố miêu tả trong văn miêu tả và trong văn tự sự tuy đều có tác dụng làm cho sự vật, sự việc, con người… trở nên rõ ràng sinh động. Thế nhưng miêu tả cho rõ, cho hay là mục đích của văn miêu tả. Trong khi đó, miêu tả chỉ là phương tiện để việc kể chuyện trong văn tự sự thêm cụ thể, sinh động và lí thú hơn. Cũng như vậy, nếu yếu tố biểu cảm làm cho bài văn biểu cảm dồi dào cảm xúc thì nó cũng chỉ là một phương tiện để biểu hiện và dẫn dắt câu chuyện trong văn tự sự mà thôi.


Các câu hỏi tương tự
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
NGUYỄN PHAN QUỐC AN
Xem chi tiết
RyoIzawa
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Lương Thùy Linh
Xem chi tiết
Kim Yến Nguyễn
Xem chi tiết
triệu phú
Xem chi tiết
Thi Hồng
Xem chi tiết