Đọc đoạn trích trang 99 SGK Ngữ văn 10 tập 1
a. Anh (chị) cho biết đoạn trích trên kể sự việc gì, ở phần nào, của văn bản tự sự nào?
b. Đoạn trích chép ở đây có một số sai sót về ngôi kể, hãy chỉ rõ những lỗi sai rồi chữa lại cho hoàn chỉnh?
c. Từ sự phát hiện và chỉnh sửa cho đoạn trích trên, anh (chị) có thêm kinh nghiệm gì khi viết đoạn văn trong văn bản tự sự?
Dòng nào không nêu đúng những chỗ có thể lược bỏ khi tóm tắt một văn bản thuyết minh?
A. Các lời đưa đẩy, giải thích.
B. Các ý liên tưởng, liên hệ, so sánh.
C. Các ý có nội dung tương tự, vị trí ngang bằng.
D. Các ví dụ, các sự việc được liệt kê.
Dòng nào có thể điền vào các chỗ trống để hoàn thành câu văn sau:
Văn bản quảng cáo là loại văn bản thông tin, /.../ khách hàng về chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi của /.../, /.../, làm cho họ /.../ mua hàng và sử dụng dịch vụ đó.
A. Thuyết phục/ sản phẩm/ công nghệ/ thích
B. Thuyết phục/ sản phẩm/ dịch vụ/ thích
C. Dụ dỗ/ sản phẩm/ dịch vụ/ thích
D. Dụ dỗ/ sản phẩm/ công nghệ/ thích
So sánh các văn bản 2, 3 (ở mục I) với:
- Một bài học trong sách giáo khoa thuộc môn học khác.
- Một đơn xin nghỉ học hoặc một giấy khai sinh.
* Từ sự so sánh các văn bản trên, hãy rút ra nhận xét về những phương diện sau:
a) Phạm vi sử dụng của mỗi loại văn bản trong hoạt động giao tiếp xã hội.
b) Mục đích giao tiếp cơ bản của mỗi loại văn bản.
c) Lớp từ ngữ riêng được sử dụng trong mỗi loại văn bản
d) Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản.
Đọc các văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn” và “Bưởi Phúc Trạch" để thể hiện các yêu cầu của SGK
a. Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh của từng văn bản
b. Các ý chính tạo thành nội dung của từng văn bản:
c. Phân tích cách sắp xếp các ý trong từng văn bản. Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy.
d. Nêu các hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh
Dòng nào không nêu đúng các yêu cầu cơ bản của văn bản quảng cáo?
A. Yêu cầu về nội dung thông tin.
B. Yêu cầu về tính hấp dẫn.
C. Yêu cầu về tính thuyết phục.
D. Yêu cầu thỏa mãn về trí tuệ, cảm xúc.
Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:
“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?
Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.”
(Trích Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên, SGK Ngữ văn 10, trang 60, tập II, NXBGD 2006)
Câu văn nào trong văn bản có ý bác bỏ quan niệm “đổi cứng ra mềm” của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an? Cách bác bỏ thuyết phục người đọc nhờ dựa trên cơ sở nào?
Ở những văn bản có nhiều câu (các văn bản 2 và 3), nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu, từng đoạn như thế nào? Đặc biệt ở văn bản 3, văn bản còn được tổ chức theo kết cấu 3 phần như thế nào?
Đọc đoạn văn bản (mục 1. 1 SGK trang 14) và trả lời câu hỏi:
a. Hoạt động giao tiếp được văn bản trên ghi lại diễn ra giữa nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?
b. Trong giao tiếp, các nhân vật lần lượt đổi vai cho nhau như thế nào?
c. Hoạt động giao tiếp trên diễn ra trong hoàn cảnh nào?
d. Hoạt động giao tiếp trên hướng vào nội dung gì?
e. Mục đích của hoạt động giao tiếp là gì?