ThẮp LêN TiẾnG NóI
Topic 8: Các vấn đề liên quan đến việc học online
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, các tỉnh thành trong cả nước đã cho học sinh nghỉ học để phòng dịch, do vậy, một số tỉnh thành đã áp dụng việc học online qua internet, trực tiếp trên truyền hình tỉnh v.v.. Vì việc học online diễn ra tại nhà, các thầy cô khó kiểm soát được ý thức của 1 số học sinh. Tiêu biểu gần đây có 1 số học sinh nói tục, chửi bậy, nói những từ ngữ thiếu lễ phép với giáo viên gây ảnh hưởng đến việc học của các bạn họ sinh khác và việc dạy học của các thầy cô giáo. Đây là tình trạng hết sức đáng buồn về ý thức của 1 số bộ phận học sinh.
Câu hỏi: Theo các bạn, việc nói tục, chửi bậy như vậy của 1 số học sinh thể hiện họ là người như thế nào, ảnh hưởng của nó như thế nào đến giờ học. Hãy nêu 1 số biện pháp khắc phục
Topic tuần này mọi người tranh luận tại câu hỏi, KHÔNG CẦN VẼ TRANH, mọi người tham gia tranh luận, BTC sẽ có cau6 hỏi cho các bạn
Thể lệ giải thưởng không có gì thay đổi, nếu có gì sai sót mọi người góp ý
(Do có 1 chút việc nên mình đăng muộn, mong mọi người thông cảm)
Xin tham gia tranh luận :)
Hiện nay như ta biết, tình hình dịch Covid 19 đang ngày càng nhiều diễn biến mới và trở nên nguy hiểm. Trước tình hình đó, một số nơi đã cho học sinh học online để ôn tập kiến thức, nhất là lớp 9 và 12. Tuy nhiên, việc học online chỉ là một biện pháp để đưa ra cho những học sinh có ý thức, các bạn ấy biết vận dụng, biết học hỏi, cùng trao đổi ở phần trò chuyện trực tiếp ở video. Nhưng còn những học sinh khác thì lại không những không học, mà lại vào phá phách, comment những từ thô tục, tục tiễu khiến cho khung trò chuyện đầy khiếm nhã. Không chỉ có mỗi một việc nói bậy, chửi tục, một số học sinh chỉ lên cho có ''lệ'' hay là lên để rủ các bạn chơi game,...Chính tớ đã học online, 3 bữa liên tiếp học đều thấy những comment như trên và cảm thấy rất khó chịu. Đó là về bản thân, vậy với thầy cô thì sao? Họ đã bỏ công sức dạy cho ta mà lại thấy những tình trạng như vậy thì họ nghĩ như thế nào?Người ngoài nhìn vào thấy học sinh đó rồi đánh giá trường học ra sao? Từ đó, nên đề ra các biện pháp khắc phục như:
+ Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để đảm bảo công tác dạy học, tránh những trường hợp nói tục chửi bậy
+ Cần cho 1 bản bài tập yêu cầu điền tên và trường, lớp, có phần chấm điểm ( Một vài nơi đã áp dụng)
+ Có bảng điểm danh, báo cáo về với giáo viên, rồi giáo viên sẽ báo cho phụ huynh. Tuy nhiên bảng điểm danh sẽ ở đầu chương trình và chỉ khi nào học sinh học xong mới xuất hiện bảng còn lại
+ Nếu thiết yếu thì ta không cần phải thiết lập khung trò chuyện mà thay vào lập một trang riêng có GV để giải đáp thắc mắc của học sinh, đồng thời giáo viên cũng có thể xóa những comment không liên quan đến nội dung bài học,.........
**Kết quả Topic 7: Cho đi - Nhận lại?
Chúc mừng các bạn sau nhận được 1GP:
- Hạng mục tranh luận: Khongbietem, Khánh Huyền, Lương Đông Nghi.
- Hạng mục vẽ tranh: Vy Nguyễn Đặng Khánh, Emily Thy.
(Lưu ý: Chú thích cho tranh là lời lẽ ngắn gọn, cô đọng và có ý nghĩa để dễ đi vào lòng người, mang lại hiệu quả cao trong việc kêu gọi hành động.)
Lời chốt:
Phân tích vấn đề (các ý cơ bản):
- Trước hết, nhan đề "Cho đi - Nhận lại?" đã đặt cho ta rất nhiều câu hỏi và cần phải giải đáp: Cho đi - nhận lại có phải là một quy luật tự nhiên của cuộc sống? Và ta nhận lại những gì? Nhận lại từ đâu? Và khi mình cho đi điều tốt đẹp, nhận lại điều tốt đẹp, liệu người nhận có thực sự nhận điều tốt đẹp?
- Cho đi là điều cần thiết trong xã hội. Vì nếu không cho đi, con người sẽ trở nên ích kỷ và khô khan về tình cảm. Cho đi không nhất thiết là tiền bạc, mà có thể là quà tặng tinh thần: sự tôn trọng, đồng cảm, thấu hiểu… Người cho đi sẽ cảm thấy thanh thản, hạnh phúc và được mọi người yêu quý. Đó là lý do cho đi - nhận lại là quy luật của cuộc sống. Cứ cho đi, tạo hóa sẽ chẳng phụ lòng người tốt!
- Nhưng một số người lợi dụng sự cho đi để đánh bóng tên tuổi của mình. Đó cũng là cho đi, nhưng là về hình thức, chẳng khác nào cái bong bóng bom phồng đầy màu sắc, rồi thời gian sẽ làm nó xẹp lại hoặc nổ tung. Việc làm mà không xuất phát từ tâm thì cũng chẳng bền lâu, sự thật luôn được phơi bày. Kết cục họ nhận được gì? Lòng thương hại từ mọi người!
- Quay trở lại với đề, trở về với những người khốn khổ trên vỉa hè - ăn mày. Dù họ có giả tật hay không, chúng ta cũng nên bố thí, mà là bố thí "cần câu" thay vì "con cá". Bạn có thể cho họ cần câu, dạy họ cách câu để họ có cá, một chiếc cuốc để cày xới, một "vị trí" trong công ty của bạn… nếu họ có thể làm được. Vì chỉ có họ mới giúp được chính mình trong suốt cuộc đời họ, chứ không phải chúng ta.
=> Chốt lại ý chính: "Hãy cho cần câu thay vì con cá".
****
P/s: Ai có ý kiến thắc mắc gì cứ bình luận tại câu này nhé!
Thời gian: Từ giờ đến hết thứ năm tuần sau (9/4/2020).
-_- sau khi nghe tin thầy cô dạy online trên zoom cloud meetings tui đã nhanh tay về nhà và đánh giá 1 sao, sau đó thì xoá cả ch play=> khỏi học
Bài làm
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, các tỉnh thành trong cả nước đã cho học sinh nghỉ học để phòng dịch, do vậy, một số tỉnh thành đã áp dụng việc học online qua mạng như Facebook hay Zalo,... và cả trực tiếp trên truyền hình tỉnh v.v.. và trường mik cũng đang áp dụng vào việc học. Vì việc học online diễn ra tại nhà, các thầy cô khó kiểm soát được ý thức của 1 số học sinh diễn ra một số học sinh nói tục, chửi bậy, nói những từ ngữ thiếu lễ phép với giáo viên gây ảnh hưởng đến việc học của các bạn học sinh khác và việc dạy học của các thầy cô giáo. Đây là tình trạng hết sức đáng buồn về ý thức của 1 số bộ phận học sinh. Vì vậy chúng ta nên có những biện pháp khắc phục như do nhà trường có những hoạt động như gửi tin nhắn về nhà nên nhà trường sẽ gửi tin nhắn về cho phụ huynh với những dòng như " Do dịch Virus vẫn chưa thuyên giảm, nên nhờ phụ huynh trông coi con em mình, và khi phụ huynh phát hiện con em mình noí tục chửi bậy thì hãy báo cáo về nhà trường để kiểm điểm và ghi vào học bạ của học sinh với nề nếp không tốt và trừ hạnh kiểm. " hoặc là nên thu hết những thứ và đồ vật có thể vào Internet của con em mình. Đến giờ học trực tuyến thì trao giả lại cho con em . Với tình hình hiện nay thì mình nghĩ hai phương pháp trên sẽ hiệu quả để giải quyết vấn đề nói tục chửi bậy của học sinh thời nay.
Em cũng là 1 học sinh tham gia học trực tuyến và online như các bạn và anh chị nên em cũng hiểu rất rõ ứng dụng zoom mà trường em sử dụng để dạy và học trực tuyến. Ứng dụng này cho phép ta có thể tham gia vào học vân vân và vân vân... Nhưng ngoài ra ứng dụng này có một chức năng chỉ của giáo viên đó là khóa mõm à nhầm khóa mic của các bạn trong lớp cũng như khóa cửa sổ chat và chỉ có cô thầy mới có thể đọc tin nhắn nên lớp em hiện tại học tập khá là yên bình thế nên em cũng chưa thấy trường hợp nào như chị nói .
Em xin cảm ơn những người đã đọc bài này và chúc mọi người trong hoc24 khỏe mạnh để chống dịch
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, các tỉnh thành trong cả nước đã cho học sinh nghỉ học để phòng dịch, do vậy, một số tỉnh thành đã áp dụng việc học online qua internet, trực tiếp trên truyền hình tỉnh v.v.. Vì việc học online diễn ra tại nhà, các thầy cô khó kiểm soát được ý thức của 1 số học sinh. Tiêu biểu gần đây có 1 số học sinh nói tục, chửi bậy, nói những từ ngữ thiếu lễ phép với giáo viên gây ảnh hưởng đến việc học của các bạn họ sinh khác và việc dạy học của các thầy cô giáo. Đây là tình trạng hết sức đáng buồn về ý thức của 1 số bộ phận học sinh. Điển hình là sau 1 tuần triển khai, chương trình học trực tuyến trên truyền hình được sự ủng hộ của đông đảo phụ huynh và học sinh vì đây là cách học an toàn, hiệu quả trong thời gian nghỉ phòng, chống dịch Covid-19. Nhờ đó, học sinh có thời gian ôn tập cho các kỳ thi quan trọng sắp tớiTuy nhiên, ngoài những mặt tích cực của các bài giảng trên truyền hình, thì việc một bộ phận học sinh bình luận với ngôn từ phản cảm trong các video được đăng tải trên Youtube trở thành vấn đề đáng lưu tâm. Nhiều học sinh đã sử dụng từ ngữ thiếu chuẩn mực, thậm chí là tục tĩu để tham gia trò chuyện trong khi các bài giảng được phát livestream qua kênh Youtube của Đài truyền hình Hà Nội. Trừ những bình luận với mục đích xây dựng bài giảng, nhiều học sinh vẫn chưa cho thấy ý thức khi phát ngôn thiếu suy nghĩ và gây khó chịu cho người xem.
Những học sinh có ý thức tự học, nguồn học liệu từ dạy trực tuyến của giáo viên sẽ trở nên giá trị, là tài liệu để học sinh tiếp thu kiến thức.Nếu không có ý thức tự học, thầy cô giảng bài trực tuyến là việc của thầy cô, học trò chỉ là “cưỡi máy bay… xem hoa”, ngồi xem cho có, điểm danh mà thôi.Nhìn một cách tích cực, Covid-19 có tác động tốt đến giáo dục, giáo viên muốn dạy trực tuyến thành công buộc phải hướng dẫn, bồi dưỡng ý thức tự học cho học trò. Thế nhưng, luôn có khoảng 30-35% học sinh không tham gia với đủ lí do như: đường truyền Internet chập chờn, học trái giờ, bận làm việc cá nhân… Trên thực tế nhiều trường hợp khi đến giờ học, giáo viên chủ nhiệm không thấy học sinh trên Zoom liền gọi điện cho phụ huynh. Phụ huynh cuống cuồng nhắc con ngừng chơi game nhưng nhiều người vẫn không chịu.
Ý thức như vậy của 1 số học sinh thể hiện họ là người thiếu tôn trọng người khác, việc làm của họ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giờ học. Vì vậy ta cần có những biện pháp thiết yếu nhất để ngăn chặn ảnh hưởng của việc làm này:
+ Phải có quy chế để đánh giá, kiểm tra, đánh giá và tiến tới công nhận kết quả đào tạo từ xa. Đối với các nhà trường phải có quy định bắt buộc để học sinh học tập khi ở nhà vì không có quy định bắt buộc thì rất khó để tất cả học trò xác định được việc học của mình khi không có sự giám sát trực tiếp của giáo viên.
+ Các tỉnh cần thống nhất hình thức dạy qua truyền hình hay dạy trực tuyến làm chuẩn để triển khai cho hội đồng bộ môn và các nhà trường có những định hướng cho việc đánh giá, kiểm tra thì mới có thể công nhận được kết quả học tập của học trò.
+ Việc dạy từ xa nhất là dạy trực tuyến cho cấp Trung học phổ thông không khó, vì đa phần học sinh có điện thoại di động được kết nối mạng internet hoặc có thêm máy tính. Hơn nữa, ý thức học tập của học sinh cấp học này cũng thường cao hơn các cấp học còn lại. Đối với cấp Tiểu học và Trung học cơ sở có phần khó khăn hơn vì nhiều em vẫn còn rất ham chơi và các kỹ năng thao tác trên máy tính, điện thoại để học trực tuyến của nhiều học sinh vẫn hạn chế hơn các anh chị.
Vì thế, lập một số tài khoản chung để quản lý, gửi, nhận bài theo cách đơn giản nhất để học sinh có bài học và làm bài tập, bài kiểm tra là điều mà các trường phải tính tới. Vì đa phần học sinh từ lớp 6 trở lên ở khu vực đồng bằng, đô thị đã có tài khoản Zalo, Facebook nên việc kết nối giữa giáo viên chủ nhiệm với các thành viên trong lớp học rất dễ dàng. Các thầy cô bộ môn vừa đăng tải bài giảng, bài tập, bài kiểm tra trực tuyến lên trang dạy và học trực tuyến của nhà trường, vừa gửi cho giáo viên chủ nhiệm đăng tải lên tài khoản chung của lớp và yêu cầu học sinh học bài. Những bài tập, bài kiểm tra thì học sinh có thể gửi trực tiếp cho giáo viên bộ môn theo thời gian quy định hoặc gửi qua chế độ tin nhắn của giáo viên qua các tài khoản mạng xã hội hoặc email. Hàng tuần, giáo viên bộ môn sẽ thống kê và gửi thông tin cho giáo giáo viên chủ nhiệm về số lượng học sinh học bài, làm bài tập, làm bài kiểm tra.
+ Giáo viên có thể gửi vào địa chỉ của phụ huynh để phụ huynh đôn đốc, nhắc nhở con em mình học bài.
+ Ngoài ra, hàng tuần thì nhà trường cũng in, photo sẵn những bài giảng, bài tập để sẵn ở trường. Những em nào không có điện thoại, máy tính thì có thể vào trường nhận và thực hiện các nhiệm vụ học tập và nộp bài lại trường cho thầy cô của mình.
+Đối với phần mềm zoom thì giáo viên nên tắt mic, khi học sinh vào phòng thì phải có tên thật đầy đủ, ko cung cấp ID phòng học cho người khác, và sau khi học sinh vào hết thì phải khóa phòng lại.
+Những hành vi nói tục,.... thì nên ghi vào và xem xét học bạ như học chính thức.
Những việc làm đã nêu trên của mình hi vọng phần nào giúp ích cho mọi người vào việc học online thời Covid hiện nay!!!
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, các tỉnh thành trong cả nước đã học sinh nghỉ học để phòng dịch, do vậy, một số tỉnh thành đã áp dụng việc học online qua internet, trực tiếp trên truyền hình tỉnh v.v.. Vì việc học online diễn ra tại nhà, các thầy cô khó kiểm soát được ý thức của 1 số học sinh. Tiêu biểu gần đây có 1 số học sinh nói tục, chửi bậy, nói những từ ngữ thiếu lễ phép với giáo viên gây ảnh hưởng đến việc học của các bạn họ sinh khác và việc dạy học của các thầy cô giáo. Đây là tình trạng hết sức đáng buồn về ý thức của 1 số bộ phận học sinh. Theo các bạn, việc nói tục, chửi bậy như vậy của 1 số học sinh thể hiện họ là người thiếu ý thức, văn hóa, văn minh và có thể là lười học nên mới sinh ra nông nổi nói tục, chửi bậy. Ảnh hưởng của nó của nó cũng rất lớn (và rất tệ) khi nó đã được mọi người chia sẻ và mọi người sẽ đánh giá các phụ huynh, thầy cô, lớp học, trường học hay thậm chí là cả bạn bè của học sinh ấy sẽ bị cho là giáo dục không đàng hoàng (đối với các phụ huynh, thầy cô, lớp học, trường học của học sinh ấy) hay học không đàng hoàng, chơi với thằng không đàng hoàng (đối với bạn bè của học sinh ấy). Không những vậy, nó còn có thể gây "hiện tượng domino" với các bạn học sinh khác (nghĩa là các bạn khác sẽ hùa theo mà nói tục, chửi bậy). Mình xin nêu ra một số biện pháp khắc phục:
- Nhắc nhở và cảnh báo, chúng ta sẽ nhắc nhở và cảnh báo các học sinh khi các học sinh bắt đầu nói tục, chửi bậy; nếu không thì:
- Trừng phạt, nếu học sinh không nghe những lời nhắc nhở và cảnh báo thì chúng ta sẽ tiến hành bước này, nếu học chỉ 1 chiều nói (VD: Youtube, ...) thì khóa nick, còn nếu học 2 chiều nói chuyện với nhau được (VD: Zoom, Video call, ...) thì liên lạc phụ huynh xử lí hoặc trừ điểm hạnh kiểm hoặc điểm miệng, kiểm tra 15 phút
- Quan trọng: Làm cho tiết học trở nên vui tươi, hấp dẫn; không buồn chán, nhạt nhẽo. Đối với học chỉ 1 chiều nói (VD: Youtube, ...) thì chỉ nên truyền đạt một cách ngắn gọn bài học, dành nhiều thời gian để tương tác những câu hỏi mà học sinh đặt ra (nếu bài dài thì vẫn phải truyền đạt đầy đủ, nhưng vẫn dành nhiều thời gian để tương tác những câu hỏi mà học sinh đặt ra); còn nếu học 2 chiều nói chuyện với nhau được (VD: Zoom, Video call, ...) thì nên kết hợp giữa giảng bài và tương tác để gây hứng thú cho học sinh (VD: Học từ vựng tiếng anh xong nên để ý học sinh hỏi gì, rồi sau đó nên tổ chức một trò chơi giải trí có thể kết hợp với việc cộng điểm nếu hăng hái trả lời các câu hỏi trong trò chơi, như vậy vừa hứng thú mà lại có thể ôn lại bài)
- Lời kết: Như vậy, không phải do học sinh mà tự nhiên mới có học sinh nói tục, chửi bậy, mà quan trọng hơn là do tác động của thầy cô với các em học sinh và cũng cả phụ huynh nữa. Vậy các thầy cô không chỉ dạy suông mà còn phải kết hợp với nhiều thứ để gây hứng thú cho học sinh. Mặc dù em vẫn biết rằng thầy cô làm bình thường đã mệt rồi, nhưng học sinh chúng em vẫn luôn cổ vũ thầy cô trong suốt mùa dịch này và cả sau mùa dịch này nữa! Em cảm ơn các thầy cô đã luôn cố gắng truyền đạt những gì tốt nhất cho học sinh tụi em! Chúc các thầy cô luôn khỏe mạnh để luôn có những bài học tốt nhất cho học sinh chúng em!
Topic 9 đây nha mọi người:
Câu hỏi của Truong Vu Xuan - Giáo dục công dân lớp 6 | Học trực tuyến