Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến ở Nga đã tác động đến nền kinh tế như thế nào?
A. Bước đầu tạo điều kiện cho nền kinh tế Nga phát triển
B. Tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Nga phát triển mạnh mẽ
C. Thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa ở Nga phát triển nhanh chóng
D. Kìm hãm nặng nề sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở nước Nga
Đầu thế kỉ XX, đứng đầu nhà nước quân chủ chuyên chế ở Nga là ai
A. Nga hoàng Ni-cô-lai I.
B. Nga hoàng Ni-cô-lai II.
C. Nga hoàng Ni-cô-lai III.
D. Nga hoàng đại đế.
Phong trào đấu tranh chống Sô-gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XIX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản. Đó là
A. nội dung của Cải cách Minh Trị.
B. ý nghĩa của Cải cách Minh Trị.
C. nguyên nhân của Cải cách Minh Trị.
D. mục đích của Cải cách Minh Trị.
Hiến pháp năm 1889 quy định thể chế của nước Nhật là chế độ nào?
A. Dân chủ cộng hòa
B. Dân chủ đại nghị
C. Cộng hòa tư sản
D. Quân chủ lập hiến
Mầm mong của chế độ tư bản chủ nghĩa xuất hiện sớm nhất ở vùng nào thuộc châu Phi?
A. Bắc Phi.
B. Tây Phi.
C. Nam Phi.
D. Tây Xu-đăng và Ma-đa-ga-xca.
Nguyên nhân trực tiếp làm sụp đổ chế độ Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa ở Nhật Bản là gì?
A. Mâu thuẫn giữa nhân dân với dòng họ Tô-ku-ga-oa (Mạc Phủ)
B. Chính quyền Tô-ku-ga-oa kí các Hiệp ước bất bình đẳng
C. Mâu thuẫn giữa Thiên Hoàng và Tướng quân
D. Tầng lớp Samurai ngày càng bị tư sản hóa
Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân sâu xa làm cho chế độ Mạc Phủ Tô-ku-ga-oa sụp đổ?
A. Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân với chế độ phong kiến – đại diện là chính quyền Sô-gun
B. Vai trò của tầng lớp Samurai với chế độ Mạc phủ suy giảm
C. Mâu thuẫn giữa Thiên Hoàng và Tướng quân
D. Chính quyền Tô-ku-ga-oa kí các Hiệp ước bất bình đẳng
Để xóa bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hòa nhập với nền kinh tế tư bản phương Tây, cuộc Cải cách Minh Trị đã tuyên bố
A. xóa bỏ chế độ phong kiến lạc hậu.
B. thành lập một nhà nước phong kiến mới.
C. thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chinh phủ mới.
D. thủ tiêu chế độ Mạc phủ thành lập chế độ cộng hòa.