Trong các thành phần sau, thứ tự đúng về thành phần hình thành con đường vận chuyển nước, muối khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ ?
(1) Lông hút (2) mạch gỗ (3) khoảng gian bào và các tế bào vỏ
(4) tế bào nội bì (5) trung trụ (6) tế bào chất các tế bào vỏ
A. Con đường gian bào: (1)→(3)→(4)→(5)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(5)→(4)→(2)
B. Con đường gian bào: (1)→(3)→(4)→(5)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(4)→(5)→(2)
C. Con đường gian bào: (1)→(3)→(5)→(4)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(4)→(5)→(2)
D. Con đường gian bào: (1)→(4)→(3)→(5)→(2); con đường tế bào chất (1)→(6)→(4)→(5)→(2)
Khi giải thích vì sao dịch của tế bào biểu bì rễ ưu trương so với dung dịch đất, nhận định nào dưới đây là chính xác?
1. Quá trình thoát hơi nước ở lá hút nước lên phía trên, làm giảm hàm lượng nước trong tế bào lông hút.
2. Nước từ mạch gỗ bị hao hụt dần do dòng nước dịch chuyển từ mạch gỗ qua tế bào lông hút ra môi trường nước.
3. Nồng độ các chất tan (axit hữu cơ, đường đơn, đường đôi,... là sản phẩm của các quá trình chuyển hoá vật chất trong cây, các ion khoáng được rễ hấp thụ vào) cao.
4. Các chất thải trong cây được tập trung về tế bào lông hút để đào thải ra ngoài môi trường đất
A. 1, 3.
B. 1, 2.
C. 2, 4.
D. 3, 4
Nước đi vào mạch gỗ theo con đường gian bào đến nội bì thì chuyển sang con đường tế bào chất vì
A. Tế bào nội bì có đai caspari thấm nước nên nước vận chuyển qua được
B. Tế bào nội bì không thấm nước nên nước không vận chuyển qua được
C. Nội bì có đai caspari không thấm nước nên nước không thấm qua được
D. Áp suất thẩm thấu của tế bào nội bì thấp nên nước phải di chuyển sang con đường khác
Tế bào mạch gỗ của cây gồm quản bảo và
A. tế bào nội bì
B. tế bào lông hút
C. mạch ống
D. tế bào biểu bì
Trong các đặc điểm sau :
(1) Các tế bào nối đầu với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ.
(2) Gồm những tế bào chết.
(3) Thành tế bào được linhin hóa.
(4) Đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.
(5) Gồm những tế bào sống.
Mạch gỗ có bao nhiêu đặc điểm đã nói ở trên?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Nước từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ theo con đường nào?
A. Con đường qua gian bào và con đường qua tế bào chất
B. Con đường qua gian bào và con đường qua thành tế bào
C. Con đường qua chất nguyên sinh và không bào
D. Con đường qua chất nguyên sinh và thành tế bào
Các lớp tế bào rễ thực vật, đai caspari của tế bào nội bì có tác dụng gì?
A. Ngăn nước và các chất khoáng qua gian bào, nhằm kiểm soát lượng nước và ion khoáng.
B. Tăng khả năng hút nước và chất khoáng, nhằm kiểm soát lượng nước và ion khoáng.
C. Chống mất nước do thoát hơi nước, hạn chế lượng nước và ion khoáng bị thất thoát.
D. Tạo áp suất rễ cao, tăng sự hấp thu nước và ion khoáng từ môi trường đất.
Cho các nhận định sau:
I. Nước luôn xâm nhập thụ động theo cơ chế thẩm thấu từ đất vào rễ
II. Con đường gian bào vận chuyển nước và ion khoáng đến nội bì thì bị đai Caspari chặn lại và chuyển sang con đường tế bào chất
III. Cả 2 con đường gian bào và con đường tế bào chất đều điều chỉnh được dòng vận chuyển vào trung trụ.
IV. Các ion khoáng được hấp thụ từ đất vào tế bào lông hút của rễ theo 2 cơ chế: thẩm thấu và chủ động.
Số nhận định đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Tế bào mạch gỗ của cây gồm
A. Quản bào và tế bào nội bì
B. Quản bào và tế bào lông hút
C. Quản bào và mạch ống
D. Quản bào và tế bào biểu bì