Tại tâm một đĩa nhựa cứng có một trụ nhựa. Trên đầu trụ nhựa đó có đặt một quả cầu tích điện. Lấy một bình kim loại hình trụ úp lên quả cầu sao cho quả cầu ở vào tâm bình trụ. Có cách nào xác định được loại điện tích có trên quả cầu mà không phải chạm vào bình trụ?
Trong một thí nghiệm, khi đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần quả cầu bằng nhựa xốp được treo bằng sợi chỉ, quả cầu nhựa xốp bị đẩy ra xa (hình 18.1). Câu kết luận nào sau đây là đúng?
A. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện khác loại.
B. Quả cầu không bị nhiễm điện, còn thước nhựa bị nhiễm điện.
C. Quả cầu và thước nhựa đều không bị nhiễm điện.
D. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại.
Câu 1. Cọ xát một thanh thủy tinh vào lụa, rồi đưa lại gần một quả cầu nhỏ bằng kim loại treo trên giá. Quả cầu bị hút về phía thanh thủy tinh. Hỏi quả cầu bị nhiễm điện gì? Giải thích.
Câu 2. Cọ xát một thước nhựa vào một mảnh len thì thước nhựa bị nhiễm điện âm. Hỏi vật nào nhận thêm electron, vật nào mất bớt electron. Mảnh len nhiễm điện gì?
Câu 3. Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Hãy giải thích?
Câu 4. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặt biệt ở mép cánh quạt chém vào không khí?
Câu 6.
a/ Dùng kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện 1 pin, một bóng đèn, các dây nối và khoá K mở.
b/ Dùng kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện gồm nguồn điện 2 pin, hai bóng đèn mắc nối tiếp, các dây nối và khoá K và vẽ chiều dòng điện trong mạch điện khi công tắc đóng.
Đưa một thanh kim loại bị nhiễm điện âm có cán cầm bằng nhựa lại gần một quả cầu nhẹ chưa nhiễm điện được treo trên sợi chỉ cách điện. Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu quả cầu được làm bằng:
A: Bông
B:Giấy bạc. Giải thích
Trong thí nghiệm được bố trí như hình 20.1, hai quả cầu A và B gắn với giá đỡ bằng nhựa đặt đủ xa. Khi làm quả cầu A nhiễm điện, hai lá nhôm mỏng gắn với nó xòe ra.
Cũng như câu hỏi b) trên đây, nhưng thay cho thanh nhựa người ta dùng một thanh kim loại có tay cầm bằng nhựa để nối A với B.
Một thanh kim loại có tay cầm bằng nhựa, một đầu có gắn một quả cầu kim loại, đầu kia có gắn hai lá kim loại mỏng. Hỏi:
a. Khi đưa thanh thủy tinh đã được cọ xát vào lụa lại gần quả cầu của thanh kim loại thì hiện tượng gì xảy ra với hai lá kim loại? Vì sao?
b. Hiện tượng có gì khác khi chạm thanh thủy tinh nhiễm điện vào quả cầu của thanh kim loại đó rồi lại bỏ ra xa?
Trong một thí nghiệm, khi đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần quả cầu bằng nhựa xốp được treo bằng sợi chỉ, quả cầu nhựa xốp bị đẩy ra xa. Câu kết luận nào sau đây là đúng?
A. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện khác loại.
B. Quả cầu không bị nhiễm điện, còn thước nhựa bị nhiễm điện.
C. Quả cầu và thước nhựa đều không bị nhiễm điện.
D. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại.
Trong thí nghiệm được bố trí như hình 20.1, hai quả cầu A và B gắn với giá đỡ bằng nhựa đặt đủ xa. Khi làm quả cầu A nhiễm điện, hai lá nhôm mỏng gắn với nó xòe ra.
Có hiện tượng gì xảy ra với hai lá nhôm mỏng gắn với quả cầu B hay không, nếu nối A với B bằng một thanh nhựa như hình 20.2? Tại sao?
Một quả cầu bằng nhôm rất nhẹ nhiễm điện dương treo ở đầu sợi chỉ tơ đặt giữa 2 tấm kim loại song song nhiễm điện trái dấu.
Thoạt tiên, quả cầu nhôm chuyển động về phía nào?
Giả sử nó chạm vào một tấm kim loại nhiễm điện, sau đó nó chuyển động về phía nào? Tại sao?