HuyenHuyen

tại sao nói thời kì 1945-1975 là đỉnh cao của khuynh hướng sử thi?

Linh Phương
7 tháng 3 2023 lúc 20:01

Khuynh hướng sử thi là một khuynh hướng sáng tác văn học nhằm ca ngợi sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân, có ý nghĩa trọng đại đối với toàn dân tộc. Đó có thể là các vấn đề về độc lập dân tộc, tự do của con người, những tình cảm mang tính cộng đồng như tình cảm mang tính cộng đồng như tình yêu nước, tình đoàn kết, tình yêu đồng bào... Khuynh hướng sử thi cũng thường thể hiện trong những nhân vật mang tâmg vóc thời đại, có khả năng đại diện cho tinh thần và sức mạnh của thời đại trong một thời kì nhất định.

Khuynh hướng sử thi ở giai đoạn này đề cập tới những vấn đề lịch sử, trọng đại của dân tộc, mang ý nghĩa toàn dân, những vấn đề sống còn của cả cộng đồng, dân tộc. Xuất hiện rất nhiều các tác phẩm viết về đề tài chiến tranh với đau thương, mất mát, gian khổ và thắng lợi cao cả. ( Minh chứng đó là cuộc đấu tranh của người dân Tây Nguyên của làng Xô Man nhưng cũng chính là cuộc đấu tranh của toàn dân tộc trong " Rừng Xà Nu" - Nguyễn Thành Trung. Lịch sử của họ là lịch sử của mộ thời cùng nhau xây dựng làng bản, lịch sử  của 1 thời " đất nước đứng lên". Là cuộc đấu tranh của người dân Nam Bộ, của mảnh đất Tâm Ngãi trong " Người mẹ cầm súng" - Nguyễn Thi, giải phóng nó khỏi bàn tay thống trị của bọn địa chủ, phong kiến, khỏi tiếng bom đạn và tiếng máy bay địch ngày đem gào rú. )

Trong công cuộc xây dựng CNXH, văn học còn thể hiện bước chuyển mình vĩ đại của toàn dân tộc, những cuộc vận động tham gia xây dựng vùng kinh tế mới làm giàu cho đất nước.

Khuynh hướng sử thi cũng được thể hiện ở việc văn học thường xuyên đề cập đến những tình cảm lớn mang tính chất truyền thống, nổi bật của con người Việt Nam như lòng yêu nước, tình ảm nhân đạo và nhân văn.

Không chỉ có thế, trong các tác phẩm thời kì này người ta còn bắt gặp niềm tự hào của tác giả về phẩm chất và sức mạnh của con người Việt Nam. “Rừng xà nu” là sự lắng nghe và ghi lại nhịp sống hào hùng của người dân Tây Nguyên; khám phá và chiêm nghiệm vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất anh hùng trong những con người mộc mạc mà cao cả. Xây dựng tác phẩm Nguyễn Trung Thành không chỉ ngợi ca tự hào về một cá nhân cụ thể và còn là sức mạnh của cả một tập thể anh hùng. Đó cũng là niềm tự hào về một đất nước tươi đẹp, trong đau thương nhưng vẫn vượt lên tất cả, chói loà chiến thắng:                                    Nước Việt Nam từ máu lửa                                    Rũ bùn đứng dậy sáng loà                                                                         (Đất nước - Nguyễn Đình Thi)Theo sự phát triển của lịch sử xã hội và lịch sử văn học, thể loại sử thi không còn nhưng chất sử thi vẫn tồn tại và được dấy lên mạnh mẽ mỗi khi vận mệnh dân tộc bị đe dọa, tạo thành khuynh hướng sử thi. Khuynh hướng sử thi là xu hướng thiên về những tình cảm, cảm xúc ngợi ca, tự hào khi viết về những vấn đề lớn lao, quyết định vận mệnh chung của cộng đồng.Vì thế, những tác phẩm văn học mang khuynh hướng sử thi là những tác phẩm tập trung vào các đề tài chủ đề có ý nghĩa toàn dân tộc, phản ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của đất nước: tổ quốc còn hay mất, độc lập tự do hay nô lệ.Hình tượng nghệ thuật mang tính sử thi, tiêu biểu cho lý tưởng chung của dân tộc, gắn số phận mình với số phận đất nước, thể hiện và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng. Giọng điệu, ngôn ngữ đậm chất sử thi. Đó là giọng điệu trang trọng, ngợi ca hào sảng, đẹp một cách tráng lệ, hào hùng.Chất sử thi không phải đến giai đoạn này mới xuất hiện mà nó đã từng xuất hiện trong những giai đoạn văn học trước đó. Nhưng, chỉ đến giai đoạn này, chất sử thi mới phát triển mạnh mẽ, trở thành một khuynh hướng nổi bật trong văn học, tác động mạnh mẽ đến tình cảm và hành động của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết