Tại sao người Phù Nam lại tiếp thu văn hóa của người ấn độ?
Tham khảo:
https://text.123docz.net/document/3136054-anh-huong-cua-van-hoa-an-do-doi-voi-vuong-quoc-phu-nam-tu-the-ky-i-den-the-ky-vii.htm
tham khảo ạ
làn sóng truyền giáo từ Ấn Độ sang các nước Đông Nam Á cổ đại (trong đó có Phù Nam) được tiến hành theo nhiều đợt, đã tạo nên một thể chế chính trị của vương quốc Phù Nam đa dạng và phong phú. Ngay từ những ngày đầu lập quốc, Phù Nam đã có mối quan hệ gắn bó mật thiết với Ấn Độ. Theo Tấn thư, Nam Tề thư và Lương thư, ngay từ TK I, người Ấn Độ đã có mặt trên vùng đất Nam Bộ – Việt Nam ngày nay. Hỗn Điền vị vua đầu tiên của Phù Nam là người Ấn Độ, sau khi lên làm vua, đã sửa đổi tất cả các luật lệ theo hệ thống cai trị của người Ấn Độ và “tự cho mình là người bênh vực thánh ngữ Vêda”(2). Đến các triều đại sau đó, vua cũng đều là người Ấn Độ, “nước Phù Nam lạ thật, thuê chuyên gia, thuê cả người làm vua”(3). Trong triều đình Phù Nam, có một số quan chức cũng là người Ấn Độ, điều này có thể nhận biết được qua việc người Trung Hoa thường gọi là họ T’chou (Chu, Châu). Có lẽ tư tưởng của cư dân Phù Nam rất phóng khoáng, cởi mở, lại là một vương quốc trọng thương nghiệp, nên họ không quá xem nặng vào nguồn gốc tộc người, miễn là điều hành được vương quốc phát triển, giúp họ buôn bán thuận lợi là được.
Nguồn gốc tộc người: Những thế kỷ cuối trước CN, một bộ lạc nhóm người núi (Môn – Khơme), đã di chuyển xuống vùng đồng bằng và ven biển, nơi đây gặp được người biển – Nam Đảo và họ đã cùng nhau sinh sống trên mảnh đất này, kết hợp giữa hai yếu tố biển và núi, cùng nhau xây dựng quốc gia mới, bổ sung cho nhau sức mạnh và sở trường trên núi và trên biển (4). Sự tiếp xúc đã tạo nên sự cộng sinh, làm cho bức tranh về tộc người và văn hóa nơi đây thêm đa dạng và phong phú.