Trần Quỳnh 	Chi

Tả về một bác sĩ chống Cov-19 .

Giúp mik với !

Mik đang cần gấp !

Lê Ngọc Anh Dũng
5 tháng 5 2020 lúc 22:13

Có thể mọi người đã biết vào đầu năm Canh Tý 2020, người dân Trung Quốc và toàn thế giới đã phải đối mặt với một dịch bệnh vô cùng khủng khiếp mang tên "Corona" hay còn gọi là "Covid-19"

Tính đến ngày hôm nay tức mười lăm tháng hai đã có chính xác một nghìn năm trăm hai mươi sáu ca tử vong, sáu mươi bảy nghìn một trăm ca nhiễm trên toàn thế giới.

Đó thực sự là những con số đáng sợ mà chỉ cần nghe đến thôi cũng đã thấy rùng mình rồi.

Với tốc độ lây lan nhanh như vậy đương nhiên Việt Nam cũng phải chịu ảnh hưởng không ít.

Tất cả các tỉnh đã có tổng cộng mười sáu ca xác định dương tính với virus Covid-19 nhưng may mắn thay đã có 7 bệnh nhân được chữa khỏi.

Từ đó, ta mới thấy được trình độ và tác phong làm việc vô cùng tuyệt vời của các bác sĩ Việt Nam khi phải đương đầu với dịch viêm phổi nguy hiểm có thể lây lan cho bất kỳ ai.

Họ hi sinh quyền lợi của mình trong mùa dịch, cả ngày mặc đồ bảo hộ chăm sóc bệnh nhân trong khu vực cách ly.

Thậm chí có những bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch còn chẳng có đủ thời gian ăn uống và nghỉ ngơi, đầu tóc rối bù, mặt in vết khẩu trang...

Dầu vậy họ vẫn không quản ngại nguy hiểm, dùng tất cả thời gian sức khoẻ và tâm huyết của mình để cứu giúp bệnh nhân và tuyên truyền những cách phòng dịch hiệu quả để cộng đồng tự bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân họ.


Vì sao Việt Nam kiểm soát tốt Covid-19?

Cũng giống với corona, cách đây mười bảy năm đã có một dịch bệnh cướp đi tính mạng của bảy trăm bảy mươi tư người khiến toàn thế giới hoảng loạn mang tên SARS.

Chính lúc đó bộ trưởng bộ y tế Trần Thị Trung Chiến đã lập nên kì tích lớn khi chỉ đạo toàn ngành y tế xử lý thành công đại dịch SARS, đưa Việt Nam trở thành nước đầu tiên dập được dịch SARS trên toàn thế giới.

Tuy chúng ta chịu một tổn thất lớn khi bốn bác sĩ bệnh viện Việt Pháp đã bị nhiễm trong thời gian chống dịch nhưng những cố gắng và nỗ lực của họ không phải là vô ích khi dịch SARS đã được khống chế hoàn toàn tại Việt Nam.

Em thực sự ngưỡng mộ bản lĩnh và trình độ của các bác sĩ Việt Nam khi phải đương đầu với những hiểm hoạ loài người, họ không hề tỏ ra sợ hãi trước dịch bệnh và còn dũng cảm chiến đấu với nó.

Lòng tin của em với các bác sĩ vô cùng mạnh mẽ, em tin rằng họ sẽ một lần nữa lập nên kì tích, một lần nữa đẩy lùi virus Covid-19 ra khỏi Việt Nam!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
PHẠM NGUYỄN MINH ANH
5 tháng 5 2020 lúc 22:18

Kể từ khi Việt Nam công bố dịch Covid-19, công việc của các y, bác sĩ tại Khu cách ly tập trung - Bệnh viện Đa khoa tỉnh tất bật hơn bao giờ hết khi trực tiếp chăm sóc, cách ly, điều trị cho các bệnh nhân có triệu chứng nghi nhiễm Covid-19.

Trong căn phòng rộng khoảng 15m2 tại khu cách ly, bác sỹ Đặng Thị Thu Phương - Phó Trưởng Khoa bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cùng các y, bác sĩ tranh thủ ăn nốt phần cơm hộp trước khi tiếp tục bước vào “cuộc chiến”. Bác sỹ Đặng Thị Thu Phương đã có gần chục năm trong nghề. Trải qua rất nhiều trận dịch bùng phát trên địa bàn như: Dịch sởi năm 2014, dịch sốt xuất huyết… nhưng chưa bao giờ chị thấy công việc lại áp lực như trong đợt phòng chống dịch bệnh Covid-19 này.

Chị Phương kể, chị còn nhớ như in ngày tiếp nhận trường hợp đầu tiên vào cách ly tại đây. Là ca đầu tiên của tỉnh có nguy cơ nhiễm Covid-19 khi đi lao động từ Trung Quốc trở về, do chưa hiểu biết hết cùng với việc người nhà, hàng xóm láng giềng quá lo lắng, dị nghị nên tâm lý bệnh nhân bất ổn, liên tục đòi về, chống đối các bác sĩ đang làm nhiệm vụ. Thời điểm đó, từ lãnh đạo Bệnh viện cho đến các bác sĩ, điều dưỡng viên phải làm công tác tư tưởng rất nhiều cho cả bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Do khu cách ly mới đi vào hoạt động còn nhiều khó khăn, nên các bác sĩ phải thay phiên nhau trực, trông nom bệnh nhân 24/24 giờ tránh để bệnh nhân trốn về. Chỉ đến khi bệnh nhân yên tâm cách ly, điều trị, các bác sĩ mới thở phào nhẹ nhõm, bớt được sự căng thẳng trong lần thực hiện nhiệm vụ đầu tiên.

Hiện tại, khu cách ly tập trung của tỉnh có 4 bác sĩ, 10 điều dưỡng viên thường xuyên luân phiên nhau thực hiện nhiệm vụ. Áp lực đè nặng nên đôi vai chị Phương cùng các bác sĩ nơi đây khi hằng ngày, ngoài công việc thăm khám, theo dõi sức khỏe cho những trường hợp đang phải cách ly, giám sát y tế tại đây, chị cùng các đồng nghiệp vẫn phải tiếp tục công việc khám, chữa bệnh thường nhật tại bệnh viện. Chị Phương chia sẻ: Có những lúc cao điểm, bác sĩ chúng tôi phải trực ở đây 2 tuần liên tục, phải làm việc cả ngày lẫn đêm, kể cả 1 - 2 giờ sáng. Từ ngày tiếp nhận công việc đến nay, tôi cũng chỉ về nhà 1 - 2 lần, mọi công việc gia đình đều phải nhờ người thân giúp đỡ. Dù nhớ chồng, thương con nhưng chúng tôi luôn xác định “còn sức là còn phục vụ”, phải nỗ lực, quyết tâm để đẩy lùi dịch bệnh”.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Quỳnh 	Chi
6 tháng 5 2020 lúc 15:32

Thank nha !

Bài làm của các bạn hay lắm !

❤👍

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Cang Tiểu Vy
Xem chi tiết
hoàng bùi
Xem chi tiết
Phạm Đức Anh
Xem chi tiết
Chi Đào
Xem chi tiết
Minammoto Xhizuka
Xem chi tiết
AMITOKO
Xem chi tiết
Đào Ngọc Khánh Hà
Xem chi tiết
Phạm Phương An
Xem chi tiết
Đào Ngọc Khánh Hà
Xem chi tiết