Bạn tham khảo nha
- Vé số đây! Vé số đây!
Đang ngồi uống nước cùng tụi bạn ở bên vệ đường, bất chợt nghe tiếng rao lanh lảnh, tôi quay lại nhìn thì thấy một em bé bán vé số.
Em bé ước chừng tám, chín tuổi. Dáng người em dong dỏng cao. Em mặc chiếc áo sơ mi ngắn tay màu nâu giống như mấy đứa trẻ chăn trâu ở quê tôi. Chiếc quần bò lửng em mặc cũng đã bạc phếch, sờn cả hai đầu gối. Một vài tia nắng của buối xế chiều còn vương lại khẽ rọi qua cái mũ phớt em đội để lộ ra khuôn mặt chữ điền vuông vức. Nổi bật trên khuôn mặt ấy là đôi mắt tròn to, đen lay láy, trông lanh lợi, thông minh nhưng thoáng chút u buồn.
Em chạy dọc trên đường phố, đến các sạp bán báo, bán hoa quả, mồm không ngớt lời mời chào. Nhưng em bị từ chối bởi thái độ thờ ơ, lạnh lùng, ánh mắt dửng dưng cùa mọi người, thậm chí đáp lại em là những câu quát tháo. Khi đó, đôi mắt em rũ xuống, nét mặt đầy u buồn. Em lững thững, bước từng bước nặng nề. Có lẽ em nghĩ: “Nếu không bán hết xấp vé số này thì tối lấy gì mà ăn đây”. Bất chợt, một ông khách có dáng người to, cao, bệ vệ ngồi trong quán gọi em vào. Ông nhích nhích từng tờ để dò số. Nét mặt ông hào hứng như sắp được trúng độc đắc. Em bé vẫn đứng đó, đôi mắt sáng lên, khuôn mặt rạng rỡ đến lạ thường. Chắc em đang cầu mong cho ông khách kia mua vé thật nhiều, trúng thật nhiều để vé số của mình đắt hàng hơn. Ông khách trả tiền xong, như được tiếp thêm nguồn năng lượng dồi dào, em bé lại nhanh nhẹn đi, miệng không ngớt lời rao mời.
Thấy thế, tôi dừng lại rút số tiền ba cho sáng nay, gọi em lại mua một vé. Em xoè cả xấp vé số cho tôi chọn, miệng em cười để lộ ra hàm răng trắng, đều đặn, rồi nói:
- Anh Hai mua số nào? Hay để em chọn cho nghe! Em chọn là may mắn lắm đó.
Nói rồi, nhanh như cắt em rút cho tôi một tờ. Tôi gửi tiền và không quên chúc em bán được nhiều vé số, em gật đầu cảm ơn lia lịa. Tuy biết rằng có thể chẳng trúng gì nhưng tôi vẫn mua vì tôi thấy thương em mới có chừng ấy tuổi đã phải chịu cực khổ, phải làm việc vất vả hàng ngày. Tuổi của em lẽ ra phải được vui chơi, được học hành.
Tôi đi về nhà nhưng hình ảnh em bé bán vé số chiều nay khiến tôi phải suy nghĩ mãi. Cùng lứa tuổi như tôi, có biết bao trẻ em thiếu may mắn phải lặn lội trong sương gió kiếm tiền sinh sống. Nếu lúc này ai hỏi tôi ước gỉ. Tôi sẽ nói: “Ước gì cho mọi trẻ em đều được đến trường”.
refer
Có những cuộc gặp gỡ thoáng qua nhưng đọng lại rất nhiều cảm xúc đặc biệt, và cuộc gặp gỡ của em với một em bé bán đánh giày ngày hôm nay là một trường hợp như vậy. Sau khi tan học, bố đã đưa em đi ăn tại một quán ăn nhỏ trên đường Trần Thái Tông, khi đang ăn tô phở nóng hổi, thơm lừng thì một em bé đánh giày đi đến. Em bé chỉ khoảng 5-6 tuổi, dáng người gầy gò, nhỏ bé, nước da đen nhẻm mang theo hộp đánh giày nặng. Trời Hà Nội đã vào thu, tiết trời se lạnh nhưng em bé đánh giày chỉ mặc trên người chiếc áo cộc tay mỏng manh đã ngả màu. Em đến từng bàn để mời khách đánh giày, dáng người nhỏ bé và điệu bộ rụt rè nhìn vô cùng đáng thương. Thấy vậy, bố em đã gọi em bé lại bàn, ngỏ ý mời em ăn cùng nhưng em đã từ chối, không còn cách nào khác, bố em đã nhờ em bé đánh giày, sau khi em làm xong thì cho em 300 ngàn đồng. Ban đầu em bé từ chối nhưng nhờ sự thuyết phục của bố, em bé đã nhận tiền, đôi mắt em rưng rưng nước và nói lời cảm ơn. Cuộc gặp gỡ đã để lại cho em thật nhiều cảm xúc, đó là sự thương xót cho hoàn cảnh của em bé, trân trọng đức tính thật thà, tự trọng của em. Em cũng mong rằng em bé sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn, được đi học, đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa.
Có những cuộc gặp gỡ thoáng qua nhưng đọng lại rất nhiều cảm xúc đặc biệt, và cuộc gặp gỡ của em với một em bé bán đánh giày ngày hôm nay là một trường hợp như vậy. Sau khi tan học, bố đã đưa em đi ăn tại một quán ăn nhỏ trên đường Trần Thái Tông, khi đang ăn tô phở nóng hổi, thơm lừng thì một em bé đánh giày đi đến. Em bé chỉ khoảng 5-6 tuổi, dáng người gầy gò, nhỏ bé, nước da đen nhẻm mang theo hộp đánh giày nặng. Trời Hà Nội đã vào thu, tiết trời se lạnh nhưng em bé đánh giày chỉ mặc trên người chiếc áo cộc tay mỏng manh đã ngả màu. Em đến từng bàn để mời khách đánh giày, dáng người nhỏ bé và điệu bộ rụt rè nhìn vô cùng đáng thương. Thấy vậy, bố em đã gọi em bé lại bàn, ngỏ ý mời em ăn cùng nhưng em đã từ chối, không còn cách nào khác, bố em đã nhờ em bé đánh giày, sau khi em làm xong thì cho em 300 ngàn đồng. Ban đầu em bé từ chối nhưng nhờ sự thuyết phục của bố, em bé đã nhận tiền, đôi mắt em rưng rưng nước và nói lời cảm ơn. Cuộc gặp gỡ đã để lại cho em thật nhiều cảm xúc, đó là sự thương xót cho hoàn cảnh của em bé, trân trọng đức tính thật thà, tự trọng của em. Em cũng mong rằng em bé sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn, được đi học, đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa.
Có những người dù chỉ gặp lần đầu tiên đã ghi lại trong tim chúng ta những ấn tượng sâu sắc. Một lần tình cờ, em cũng gặp được người như thế. Đó là chú lính cứu hỏa, chú đã để lại cho em ấn tượng khó quên ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy.
Một buổi chiều tháng sáu, khi ánh mặt trời gay gắt đã dần dịu lại, hoàng hôn đỏ rực đã chiếm chỗ màu xanh thăm thẳm của bầu trời. Căn nhà đối diện nhà em đột nhiên bốc cháy, khói tuôn lên ngùn ngụt, đen ngòm. Người trong nhà hoảng sợ lao ra khỏi tổ ấm của mình. Không lâu sau đó, em nghe thấy tiếng còi xe cứu hỏa vang lên. Xe dừng ngay trước cánh cổng căn nhà, các chú lính cứu hỏa nhanh chóng nhảy xuống xe.
Người đầu tiên nhảy xuống xe chính là chú lính cứu hỏa đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Em không nhìn rõ khuôn mặt chú vì chiếc mũ nhựa cứng và khăn bảo hộ đã che kín cả khuôn mặt, chỉ có đôi mắt sáng tinh anh lộ ra. Đôi mắt ấy nhìn ngọn lửa mà không hề chần chừ, lượng lự, ánh lửa như lóe sáng trong ánh mắt. Dáng người chú cao lớn, khỏe mạnh ẩn trong bộ quần áo chống cháy màu da cam, đậm như màu của lửa đang cháy bùng bùng. Đôi tay chú được bao bọc trong đôi bao tay màu trắng đã lấm bẩn đen, có lẽ vì đám cháy đã xảy ra trước đó. Chú đi ủng mà vẫn vừng chãi lao vào đám cháy. Đôi vai rộng lớn của chú khoác chiếc bình chữa cháy chuyên dụng. Hình ảnh chú lao mình rồi mất hút trong đám cháy rất đẹp, đẹp cái vẻ đẹp ở người anh hùng trong cuộc sống đời thường.
Lửa vẫn bốc lên ngùn ngụt, khói đen sì cả một khoảng không trung. Ai nhìn vào cũng ái ngại, lo lắng. Nhưng những chú lính cứu hỏa vẫn dũng cảm lao mình vào đó, dùng kĩ năng của mình, cố gắng dập tắt đám cháy. Chú lính cứu hỏa khi nãy cứ liên tục chạy ra chạy vào, tro tàn do lửa cháy bám đầy lên vai áo chú. Khuôn mặt che sau tấm khăn bảo hộ cũng lấm lem đen nhẻm. Chú thoăn thoắt luồn lách như con sóc, đôi mắt quan sát thật kĩ xem có sót ai bị mắc kẹt trong nhà hay không. Đám cháy vẫn đang được dập tắt, chú bất ngờ ôm ra một con chó lớn, bộ lông trắng đã bị lửa làm cháy xém một ít. Con chó ngoan ngoãn nằm trong vòng tay an toàn của người lính cứu hỏa. Trong tiếng mừng rỡ reo lên của chủ gia đình, chú hơi tập tễnh đi ra, trao nó vào tay chủ. Ở gấu quần chú nổi bật một vệt dài màu đen, giống như hình một vật dài nào đó. Em đoán chú đã bị thương.
Vậy mà vết thương ở chân vẫn không ảnh hưởng gì đến việc của chú, chú không một lời than vãn, kêu ca, tiếp tục quay lại cùng giúp đỡ đồng nghiệp dập lửa. Các chú kiên trì mãi đến ba giờ đồng hồ sau, đám cháy mới được dập tắt. Lửa cháy quá to, căn nhà gần như đã trở thành một đống đổ nát. Chú lính cứu hỏa lúc này mới yên tâm ngồi xuống nghỉ một chút, chú tháo lỏng mũ để lộ gương mặt trẻ tuổi, chính trực với vầng trán ướt đẫm mồ hôi. Chân đau khiến đôi mày chú hơi nhăn lại nhưng khi được cảm ơn chú vẫn mỉm cười khiêm tốn. Chú cẩn thận dặn dò mọi người chú ý an toàn cháy nổ để bảo vệ bản thân và gia đình, rất chân thành, tha thiết.
Đám cháy được dọn dẹp, chú lính cứu hỏa đặc biệt cũng theo đồng đội lên xe, các chú nghỉ ngơi một lát xong vẫn phải chuẩn bị phòng những đám cháy không may xảy ra tiếp theo. Bóng chiếc xe cứu hỏa khuất dần, tiếng còi cũng nhỏ dần rồi im bặt nhưng hình ảnh chú lính cứu hỏa dũng cảm, nhân ái vẫn hiển hiện trước mắt em. Đó là hiện thân của những con người hết lòng vì dân, vì nước.