lên mạng mà xem .
Tham khảo :
Những lúc học bài và làm một số công việc ba mẹ giao cho xong, em thường sang thăm bà Năm Hợi ở cạnh nhà em. Em thương bà, quý bà không chỉ ở chỗ bà như nội của em mà còn bởi tình cảm của bà đối với em, với lũ nhỏ trong xóm nữa.
Năm nay, bà đã ngoài bảy mươi tuổi, cái tuổi của một vầng trăng xế. Nghe nội kể lại, cuộc đời của bà Năm là một chuỗi dài những thương đau và vất vả. “Hơn hai năm nay, bà mới được ở ngôi nhà tường, mái ngói như bây giờ. Đó là nhờ Đảng và Cụ Hồ đấy cháu ạ!” Ngôi nhà tình nghĩa do úy ban Nhân dân xã xây cất là niềm an ủi bà những năm cuối đời. Cũng là nguồn động viên cho tuổi già và cũng làm mát lòng, mát dạ hương hồn nơi chín suối của ba người con đã hi sinh vì dân, vi nước. Hôm được phong danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” một đợt với nội, bà nghẹn ngào không nói được nên lời. Đôi dòng lệ tuôn dài trên hai gò má đã nhăn nheo. Nội còn nói: “Giá như thằng Hoàng, thằng Hợi ra đi, để lại một vài đứa cháu thì cũng an ủi cho bà. Ai dè, đứa nào mất đi cũng chưa vợ con gì cả. Bây giờ để bà thui thủi một mình, tội nghiệp quá!”.
Bà già cả như vậy nhưng lúc nào nhà cửa cũng sạch sẽ, tươm tất. Cả xóm em, từ già đến trẻ, ai cũng lánh yêu bà. Những lúc rỗi rãi, bà thường chống gậy đi thăm bà con lối xóm. Những đợt. tuyển quân hàng năm, bà vắng nhà luôn. Khi thì đến thăm nhà này, lúc thì đến động viên nhà kia. Chiếc lưng còng với cái gậy trúc tất tả khắp nẻo đường lối xổm đâ góp phần không nhỏ động viên con em lên đường lặm nghía vụ quân sự. Những đêm trăng sáng, lũ trẻ chúng em thường tụ tập ở sân nhà bà, để được nghe bà kể chuyện: nào là chuyện thần thoại, cổ tích… nào là chuyện những năm đánh Mĩ, chuyện chú Hoàng, chú Hợi… Bao nhiêu là chuyện hay. Chuyện nào cũng hấp dẫn và đầy ý nghĩa không kém gì những mẩu chuyện trong sách. Giọng kể của bà êm như một làn gió nhẹ thổi qua, đưa chúng em về với cội nguồn của cha ông, về với những phong tục tập quán, giúp chúng em hiểu cặn kẽ hơn những năm đánh Mĩ, hiểu được những sự mất mát thương đau mà nhân dân ta phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh. Những năm ác liệt ấy, không chỉ có chồng, con tham gia đánh Mĩ mà bản thân bà cũng đã từng là một chiến sĩ của đội quân tóc dài trong những ngày Đồng Khởi oanh liệt năm xưa. Bà là hiện thân của đức hi sinh và chịu đựng của người mẹ Việt Nam anh hùng đáng kính, đáng |
yêu. Trước lúc chia tay với bà, chúng em thường tặng bà bài hát: “Bà ơi bà! Cháu yêu bà lắm, tóc bà trắng màu trắng như mây. Cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay, khi cháu vâng lời, cháu biết bà vui”. |
#Hok tốt
Uk thì ông già :))))
Ông ngoại em là người mà em yêu mến nhất. Ông rất gần gũi và chăm nom trong cả quãng đời thơ ấu của em. Ông ngoại như một người bạn tâm tình và âu yếm, ông dạy em những điều hay lẽ phải và dành cho em tình yêu thương vô bờ bến.
Ông em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Ông có vóc người gầy gầy, nhưng đi lại vẫn còn nhanh nhẹn. Hằng ngày ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám trông rất sạch sẽ. Khi đi đâu thì ông mặc quần tây áo sơ mi. Khuôn mặt ông gầy gầy, xương xương vì ông phải trải qua bao nhọc nhằn, vất vả.
Tóc ông bạc gần hết, chải ngược ra sau để lộ vầng trán cao, hằn in nhiều nếp thời gian. Đôi mắt ông còn rất sáng. Mỗi tối ông thường xem ti vi, chương trình thời sự. Răng của ông trắng đều nhưng đã rụng mấy cái làm cho cái miệng ông móm mém nhưng mỗi khi ông cười nghe mới thật sảng khoái và hào sảng làm sao.
Đôi bàn tay xương xương và rám nắng của ông minh chứng một điều ông đã phải trải qua những tháng ngày vất vả để nuôi con cháu. Thế nhưng, hiện giờ đôi bàn tay ấy vẫn còn nhanh nhẹn. Mỗi buổi chiều ông thường xách nước tưới cây cảnh và chăm sóc cây, đó là một thói quen mà ông không thể bỏ được. Vườn cây của ông mùa nào quả nấy. Mỗi lần về thăm ngoại, chúng em tha hồ hái ăn mà không hề bị rầy la.
Ông em luôn quan tâm đến con, cháu. Ông nhắc nhở từng li, từng tí, ông dạy chúng em biết yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh. Có lần, em và đứa em gái tranh giành nhau một món đồ chơi, không ai chịu nhường ai. Ông đã đứng ra phân xử và nói sẽ thưởng quà cho cháu nào biết nhường nhịn. Sau khi nghe ông nói vậy, em đã quyết định nhường đồ cho em gái. Và ông đã thực hiện lời nói của mình, hai ông cháu cùng đi câu cá. Đó là món quà ông dành cho tôi vì ông biết tôi rất thích câu cá.
Cảm giác được đi câu với ông rất tuyệt, nhìn cách ông cầm câu, giật cần câu mới lành nghề làm sao. Những con cá mắc câu với lớp vảy sáng bóng thực sự rất vui mắt. Và phải công nhận ông là một tay "sát cá" cừ khôi. Sau buổi đi câu thì ông có tiết mục nướng cá theo đúng phong cách dân dã nhất đó là nướng trấu sau đó úp lên một cái chảo gang. Cá chín thơm lừng vì đã qua bàn tay chế biến, tẩm ướp gia vị của ông.
Tôi được thưởng thức món cá nướng ngon tuyệt mà có lẽ chưa bao giờ tôi gặp được hương vị đó ở bất cứ hàng quán nào. Vừa ăn ông vừa phân tích cho tôi hiểu về cách cư xử với anh em một nhà:
- Anh em như thể tay chân.
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
- Cháu là anh thì nên nhường nhịn em đừng nên vì một món đồ chơi mà tranh giành quá! Cháu có thể chơi cùng với em
mà, phải không nào?
Tôi gật đầu:
- Vâng, cháu hiểu rồi ông ạ! Cháu sẽ ghi nhớ bài học này.
Nhờ ông mà tôi hiểu ra nhiều điều lắm từ những câu chuyện hay những lời dạy bảo của ông mà khiến tôi thấm thía. Những bài học đầu đời ấy đã giúp tôi biết cách cư xử hơn và có thêm ý chí đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống sau này.
Ông đối xử tốt với những người trong xóm nên ai cũng quý ông. Các công việc của tập thể ông cũng luôn nhiệt tình tham gia,ông thường dậy sớm đi tập dưỡng sinh với các cụ già hay thỉnh thoảng ông còn tham gia chơi cờ tướng. Tuy ông đã cao tuổi nhưng ông vẫn luôn giữ vững tinh thần " Sống vui, sống khỏe, sống có ích".
Đối với con cháu, ông là tấm gương mẫu mực còn với làng xóm ông là một công dân nhiệt tình và quan tâm đến mọi người xung quanh. Mới hôm qua thôi ông còn được bầu làm Hội trưởng hội người cao tuổi của xã nhưng ông từ chối vì lo rằng sức khỏe của mình không đảm đương được công việc.
Thương ông, em mong ông khỏe mạnh sống thật lâu. Ông như bóng mát của cây đa để cho con cháu làm chỗ dựa và phấn đấu vươn lên trong học tập và trong cuộc sống.