Cao Thu Trang

tả cảnh lễ hội vào dịp đầu xuân trên quê hương em 

Namikaze Minato
30 tháng 5 2018 lúc 13:32

Mùa xuân là mùa tưng bừng, rạo rực nhất trong năm. Làm nên không khí rộn ràng, sôi nổi ấy một phần lớn nhờ vào những lễ hội xuân náo nhiệt, ồn ã mà không kém phần trang nghiêm. Rồi cái ngày người dân quê tôi mong chờ đã đến, mùng sáu Tết, quê tôi có lễ hội làng truyền thống.

Lễ hội làng tương truyền là để nhớ đến thành hoàng làng đã có công khai khẩn đất hoang lập làng lập xóm. Theo tục lệ, vào buổi sáng sẽ có lễ rước rồng. Và thế là từ sáng sớm, mọi người đã quần là áo lượt chỉnh tề để ra đường chờ đoàn rước. Những nhà nằm trên đường đoàn rước đi qua thì lập nhanh một bàn thờ nhỏ đặt trước cửa nhà nhang khói nghi ngút. "Tùng tùng tùng cắc, tùng tùng tùng ùng..." từ xa tiếng trống bất ngờ vang lên rộn rã. Đoàn rước tiến lại gần.. Đi đầu là một con rồng giả được đội múa rồng của làng tạo nên. Nó uốn lượn những đường vòng đẹp mắt, cái đầu rồng thì lắc lư chuyển động liên tục, rồng giả mà cũng oai hùng lắm! Tiếp đó là đoàn trống chiêng ồn ã, náo nhiệt đi trước dọn đường cho đoàn rước kiệu thành hoàng làng. Chiếc kiệu tám người khênh với đường nét tinh xảo được sơn son thiếp vàng cầu kì, trang nghiêm. Sau kiệu là hai chiếc lọng rất lớn màu đỏ rực rỡ. Sau lọng là một chú ngựa gỗ cao to như thật. Nối theo sau là đoàn người mang bát bảo, mang cờ ngũ sắc rực rỡ tưng bừng. Tiếp đến là những đại diện các tầng lớp xã hội trong làng: hội người cao tuổi, hội phụ nữ, hội nông dân, đội thiếu nhi. Mỗi hội người lại mang một bộ đồng phục đặc trưng: áo tứ thân, áo the khăn xếp, áo dài,... tất cả đều rực rỡ sắc màu. Đi cuối cùng đoàn rước là mọi tầng lớp nhân dân, già tre, gái trai,... họ đi theo đoàn rước để cầu khấn những điều may mắn trong năm mới. Đoàn rước đi mỗi lúc một xa nhưng gương mặt ai cũng tươi tắn, họ mang theo cảm giác tự hào, hãnh diện và sung sướng.

Phần “lễ” được diễn ra trọn vẹn vào buổi sáng như thế, còn phần “hội” sẽ được diễn ra vào buổi chiều ngày hôm ấy.

Không khí của hội dễ khiến người đi dự choáng ngợp bởi sự đông, vui tấp nập hiếm có. Những gian hàng bán quà lưu niệm chạy dài một bên đường cái mà người chủ hàng là những người trong làng trong xã, họ đến bán hàng để cầu may, cầu phúc cho năm mới. Đi sâu vào trong là khu trò chơi dân gian. Bên trái là cờ người, bên phải là đánh vật còn chếch sang trái là nấu cơm niêu đất. Trò nấu cơm niêu đất đến lạ. Hai người một nam một nữ, nam gánh nồi cơm chạy rong còn nữ sẽ phải chạy theo nam đốt lửa phía dưới bao giờ cơm chín mới được thôi. Cạnh đó là thi kéo co, kéo co chia làm hai đội mỗi đội mười người ra sức kéo một sợi dây thừng đến khi nào bên kia chịu thua mới thôi... Rồi chơi ném tiêu, bịt mắt bắt dê,... các trò chơi hiện đại khác cũng xuất hiện rất nhiều: đu quay, chạy tàu điện,...

Kết thúc buổi lễ hội, mọi người ra về trong tâm trạng phấn khởi hân hoan. Lễ hội làng tôi là một nét đẹp về văn hóa - truyền thống dân tộc, mong sao tục lễ tổ chức lễ hội đầu năm này được mãi lưu truyền.

Bình luận (0)
Clowns
30 tháng 5 2018 lúc 13:35

Quê em là vùng đồng bằng miền Nam sông nước và kênh rạch chằng chịt. Hằng năm, lễ hội đua thuyền được tổchức vào Tết Nguyên đán thật hào hứng, náo nhiệt.

Từ trước ngày Rằm tháng Giêng một hôm, người ta treo cờ đuôi nheo đủ màu sắc trên bờ quãng sông rộng chảy qua xã em. Hai bờ xuất phát và đích đến đều có cờ phướn, băng rôn mừng xuân mới. Ngay tại đích đến bên kia sông, người ta treo nhiều chùm bóng bay đủ màu sắc rực rỡ. Đến ngày khai hội, ngay từ sáng sớm các vận động viên bơi thuyền và bà con dã tụ tập đông đảo trên hai bên bờ sông. Thuyền đua chia làm ba đội mặc áo khác màu nhau. Sau hồi trống lệnh, các vận động viên gò lưng chèo thuyền băng qua quãng sông để đến đích. Trống thúc, bà con hò reo cổ vũ, không khí thoáng rộng giữa trời cao, sông nước. Tiếng reo hò đếm nhịp rộn ràng, náo động cả khúc sông. Thuyền của đội nào cũng lướt băng băng. Tiếng mái chèo trên sóng nước bị át đi bởi tiếng reo hò cổ vũ của người xem.

Em rất yêu quê và thích những lễ hội của quê hương mình.

Bình luận (0)
minamoto mimiko
30 tháng 5 2018 lúc 13:35

Mùa xuân là mùa tưng bừng, rạo rực nhất trong năm. Làm nên không khí rộn ràng, sôi nổi ấy một phần lớn nhờ vào những lễ hội xuân náo nhiệt, ồn ã mà không kém phần trang nghiêm. Rồi cái ngày người dân quê tôi mong chờ đã đến, mùng sáu Tết, quê tôi có lễ hội làng truyền thống.

Lễ hội làng tương truyền là để nhớ đến thành hoàng làng đã có công khai khẩn đất hoang lập làng lập xóm. Theo tục lệ, vào buổi sáng sẽ có lễ rước rồng. Và thế là từ sáng sớm, mọi người đã quần là áo lượt chỉnh tề để ra đường chờ đoàn rước. Những nhà nằm trên đường đoàn rước đi qua thì lập nhanh một bàn thờ nhỏ đặt trước cửa nhà nhang khói nghi ngút. "Tùng tùng tùng cắc, tùng tùng tùng ùng..." từ xa tiếng trống bất ngờ vang lên rộn rã. Đoàn rước tiến lại gần.. Đi đầu là một con rồng giả được đội múa rồng của làng tạo nên. Nó uốn lượn những đường vòng đẹp mắt, cái đầu rồng thì lắc lư chuyển động liên tục, rồng giả mà cũng oai hùng lắm! Tiếp đó là đoàn trống chiêng ồn ã, náo nhiệt đi trước dọn đường cho đoàn rước kiệu thành hoàng làng. Chiếc kiệu tám người khênh với đường nét tinh xảo được sơn son thiếp vàng cầu kì, trang nghiêm. Sau kiệu là hai chiếc lọng rất lớn màu đỏ rực rỡ. Sau lọng là một chú ngựa gỗ cao to như thật. Nối theo sau là đoàn người mang bát bảo, mang cờ ngũ sắc rực rỡ tưng bừng. Tiếp đến là những đại diện các tầng lớp xã hội trong làng: hội người cao tuổi, hội phụ nữ, hội nông dân, đội thiếu nhi. Mỗi hội người lại mang một bộ đồng phục đặc trưng: áo tứ thân, áo the khăn xếp, áo dài,... tất cả đều rực rỡ sắc màu. Đi cuối cùng đoàn rước là mọi tầng lớp nhân dân, già tre, gái trai,... họ đi theo đoàn rước để cầu khấn những điều may mắn trong năm mới. Đoàn rước đi mỗi lúc một xa nhưng gương mặt ai cũng tươi tắn, họ mang theo cảm giác tự hào, hãnh diện và sung sướng.

Phần “lễ” được diễn ra trọn vẹn vào buổi sáng như thế, còn phần “hội” sẽ được diễn ra vào buổi chiều ngày hôm ấy.

Không khí của hội dễ khiến người đi dự choáng ngợp bởi sự đông, vui tấp nập hiếm có. Những gian hàng bán quà lưu niệm chạy dài một bên đường cái mà người chủ hàng là những người trong làng trong xã, họ đến bán hàng để cầu may, cầu phúc cho năm mới. Đi sâu vào trong là khu trò chơi dân gian. Bên trái là cờ người, bên phải là đánh vật còn chếch sang trái là nấu cơm niêu đất. Trò nấu cơm niêu đất đến lạ. Hai người một nam một nữ, nam gánh nồi cơm chạy rong còn nữ sẽ phải chạy theo nam đốt lửa phía dưới bao giờ cơm chín mới được thôi. Cạnh đó là thi kéo co, kéo co chia làm hai đội mỗi đội mười người ra sức kéo một sợi dây thừng đến khi nào bên kia chịu thua mới thôi... Rồi chơi ném tiêu, bịt mắt bắt dê,... các trò chơi hiện đại khác cũng xuất hiện rất nhiều: đu quay, chạy tàu điện,...

Kết thúc buổi lễ hội, mọi người ra về trong tâm trạng phấn khởi hân hoan. Lễ hội làng tôi là một nét đẹp về văn hóa - truyền thống dân tộc, mong sao tục lễ tổ chức lễ hội đầu năm này được mãi lưu truyền.

Bình luận (0)
Fudo
30 tháng 5 2018 lúc 13:35

Có thể nói Việt Nam là đất nước của nhiều lễ hội. Trong dịp Tết Nguyên Đán, hầu như ở khắp các địa phương đều tổ chức lễ hội mùa xuân với những trò chơi dân gian vui tươi, bổ ích và giàu ý nghĩa. Đây cũng là phong tục tập quán tốt đẹp đã có từ lâu đời của nhân dân ta. Tỉnh Hà Tây quê em (nay thuộc Hà Nội) có những lễ hội nổi tiếng được nhiều người biết đến.

Trước hết phải kể tới lễ hội chùa Hương. Chùa Hương là một quần thể danh lam thắng cảnh thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Tạo hóa đã hào phóng ban phát cho nơi đây một vẻ đẹp thần tiên hiếm có. Những dãy núi đá vôi tím biếc, trập trùng, quanh năm mây phủ, nổi bật trên đồng ruộng xanh ngắt, bao la, đúng là sơn thủy hữu tình. Động Hương Tích và hàng chục ngôi chùa cổ cheo leo trên sườn núi đá, ẩn mình giữa không gian tĩnh lặng, thanh khiết vô cùng! Sau Tết, chùa Hương mở hội. Lễ hội kéo dài suốt từ mùng 6 tháng Giêng đến tận 15 tháng Ba Âm lịch. Hàng chục vạn du khách từ muôn phương đổ về đây lễ Phật cầu may và ngắm cảnh thiên nhiên tuyệt mĩ, để cho tâm hồn lâng lâng thanh thoát, trút sạch những vướng bận đời thường, thêm yêu cuộc sống.

Chùa Thầy ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai thờ Đức Phật Thích Ca và Thiền sư Từ Đạo Hạnh với hóa thân ba kiếp sống của ông. Lễ hội chùa Thầy diễn ra từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Ba Âm lịch với rất nhiều trò vui như đấu vật, cờ người, đánh đu… Đặc biệt là trò múa rối nước biểu diễn ở thủy đình trước sân chùa thu hút đông đảo người xem. Nhân vật chú Tễu với mái tóc trái đào và nụ cười tươi rói tượng trưng cho tinh thần lạc quan của người lao động.

Cùng dịp này còn có lễ hội chùa Tây Phương. Tây Phương là ngôi chùa nổi tiếng bởi nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc tượng tinh xảo, được xây dựng cách đây đã mấy trăm năm trên ngọn đồi Câu Lậu, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất. Mùng 6 tháng Ba Âm lịch, chùa Tây Phương mở hội đón khách hành hương viếng chùa, thăm tượng, lễ Phật và cầu mong mọi sự tốt lành cho năm mới.

Từ thị xã Sơn Tây đi vào thôn Vân Gia khoảng hai cây số, đền Và thờ Sơn Tinh uy nghi tọa lạc trên gò đất cao hình con rùa quay đầu về hướng Đông xung quanh là rừng lim cổ thụ. Lễ hội đền Và hằng năm được tổ chức làm hai đợt (xuân thu nhị kì). Hội xuân ngày 15 tháng Giêng có tục rước kiệu Đức Thánh Tản từ đền Và sang đền Dội bên kia sông Hồng. Kiệu do các thanh niên trai tráng khiêng đi giữa đám rước hàng ngàn người kéo dài qua các ngả đường, hội thu tổ chức vào 15 tháng Chín có tục đánh cá thờ, chọn những con cá lớn và đẹp dể dâng cúng, cầu phúc thần ban cho mưa thuận gió hòa, mọi điều tốt lành.

Rằm tháng Ba Âm lịch, ở xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng có lễ hội diều Bá Giang, nhắc nhở và tôn vinh ông Nguyễn Cả, người có công lớn giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn mười hai sứ quân, đem lại cuộc sống thanh bình cho dân chúng. Trong phần lễ có nghi thức trình diều, lễ dâng cúng bánh giầy và các phẩm vật. Trong phần hội có các trò chơi truyền thống như thổi cơm thi bằng niêu đất, vừa đi vừa nấu sao cho cơm chín dẻo, không sống, không khê. Trò chơi chủ yếu là thi thả diều, diều của ai đẹp và bay cao, có tiếng sáo vi vu hay nhất thì sẽ được Ban giám khảo trao cho giải thưởng. Hội thi diều thành công sẽ báo trước một năm mới đầy may mắn.

Lễ hội Giã La cũng rất nổi tiếng. Quy mô của nó đã được khẳng định qua câu ca dao:

 

Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy
Vui thì vui vậy, chẳng tày Giã La.

Giã La có nghĩa là ngày tan hội của hai làng La Nội và Ỷ La, thuộc xã Dương Nội, huyện Hoài Đức. Lễ hội này được tiến hành vào mùng 6 tháng Giêng hằng năm để dân chúng bày tỏ lòng thành kính với vị Thành Hoàng chung là Dương Cành, ngày xưa đã có công giúp vua Hùng dựng nước. Sau phần nghi lễ long trọng là các trò diễn dân gian tái hiện hành động anh hùng của Dương Cảnh diệt hổ ác trừ họa lớn. Cỗ kiệu sơn son thiếp vàng lộng lẫy lót da hổ được trân trọng diễu hành trong không khí nô nức, hào hứng của nhân dân trong vùng và đông đảo du khách đến tham gia. Các trò chơi đề cao tinh thần đoàn kết và thượng võ như kéo co, đấu vật, cờ người… diễn ra sôi nổi, tưng bừng suốt mấy ngày liền. Đúng là vui như hội!

Các lễ hội và trò chơi dân gian ở quê em đa dạng, phong phú, muôn màu muôn vẻ chứng minh cho truyền thống lịch sử, văn hóa và phong tục tập quán tốt đẹp có từ ngàn đời nay của dân tộc Việt. Qua đó, tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước, nghĩa đồng bào càng thêm gắn bó và khẳng định sức mạnh trí tuệ, sức mạnh đoàn kết dựng nước và giữ nước của dân tộc tạo thành một nguồn sống bất diệt – không gì ngăn cản nổi.

Bình luận (0)
minamoto mimiko
30 tháng 5 2018 lúc 13:36

 Việt Nam là quê hương của lễ hội nên vào mỗi dịp đầu xuân thì ở khắp mọi nơi trên lãnh thổ nước ta lại tấp nập không khí lễ hội, người người đổ về nơi có lễ hội hành hương, lễ phật cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến với mình cũng như cả gia đình. Đây là tín ngưỡng lâu đời và lễ hội cũng đã trở thành một nét đẹp văn hóa của Việt Nam. Em cũng đã rất may mắn khi đã từng được chứng kiến khung cảnh lễ hội đầy thiêng liêng mà không kém phần nhộn nhịp. Đó là lần em cùng với bà của mình đi dâng hương ở một ngôi đền gần nhà, đặc biệt là em và bà đi vào đúng dịp lễ hội nên em có dịp chứng kiến nhiều cảnh tượng khó quên của không khí lễ hội ấy.

Lễ hội mà may mắn em đã được tham dự, đó chính là lễ hội Đền Bia, đây là lễ hội thường được tổ chức vào mỗi dịp hai mươi tháng giêng hàng năm. Tức sau Tết nguyên đán thì người dân khu vực này lại nô nức chuẩn bị mọi thứ cho lễ hội. Đền Bia là một ngôi đền nằm ở xã Cẩm Văn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, đây là ngôi đền thờ đại danh y Tuệ Tĩnh, một vị lương y nổi tiếng của Việt Nam không chỉ về tài năng y thuật mà còn bởi sự đức độ của ông. Tương truyền rằng xưa kia đại danh y Tuệ Tĩnh được vua cử đi xứ bên Trung Quốc, ở đây vì tài năng y thuật hơn người, ông đã chữa bệnh cho Tống Vương Phi, hoàng hậu của nhà Minh. Cũng từ đó mà ông được trọng dụng, vua Minh ban cho ông chức danh “ Đại Y thiền sư”, cũng vì vậy mà ông không được trở về quê hương mà phải ở lại Trung Quốc.

Tuy xa xứ nhưng chưa một phút giây nào ông thôi nhớ về quê hương xứ sở của mình, khi ông mất ông đã dặn người đời khắc dòng chữ trên bia mộ của ông “Ai về nước Nam cho tôi theo với”, đây là tâm nguyện đầy tha thiết của Tuệ Tĩnh. Sau đó có vị tiến sĩ là Nguyễn Danh Nho vô tình đi qua, đọc được những dòng tâm nguyện này đã vô cùng xúc động nên đã khắc dòng chữ này lên một tấm bia khác và mang về quê hương, coi như giúp vị danh y này thực hiện được tâm nguyện. Nhưng trên đường trở về, con thuyền bị lật, bia đá rơi xuống nước và không tìm thấy nữa, và vị trí bia rơi chính là xã Văn Thai ngày nay. Và khi nước cạn thì người ta đã tìm thấy tấm bia này, để tưởng nhớ vị danh y lừng lẫy, nhân dân nơi đây là lập lên một ngôi đền thờ và đặt tên gọi là Đền Bia.

Hàng năm, cứ sau dịp Tết nguyên đán thì dòng người thập phương ở khắp mọi nơi đổ về đây dâng hương, cầu mong những điều tốt đẹp, bởi nơi đây là nổi tiếng là một ngôi đền linh thiêng, dù là cầu sức khỏe, tiền tài hay may mắn thì đều cầu được ước thấy. Ngày hôm đó em và bà nội đi lễ vào đúng dịp ngôi đền này mở hội nên đặc biệt đông vui, tấp nập, con đường dài dẫn vào đền chật ních xe máy, ô tô dựng bên đường, người người thì dắt rủ nhau vào đền làm lễ. Em và bà phải cố gắng lắm mới có thể vào được đến đền. Thật may mắn vì vừa đến nơi thì lễ hội rước tượng bắt đầu diễn ra. Vẫn là không khí đông đúc, tấp nập người đó nhưng khi bắt đầu lễ rước thì hàng người đi lễ đều đứng dẹp vào hai bên đường, tạo không gian cho đoàn rước đi qua.

Không hiểu sao nhưng em cảm thấy không khí lúc ấy có phần thiêng liêng, thành kính hơn và dù không hiểu nhiều nhưng em cũng đứng theo bà, nhìn về phía đoàn rước với tấm lòng thành kính. Đoàn rước tượng gồm mười năm người, trong đó có đoàn năm người rước tượng của đại danh y Tuệ Tĩnh, đó là một bức tượng màu đỏ ngồi uy nghi, trang nghiêm trên một chiếc ghế cũng có màu đỏ. Xung quanh chiếc kiệu đó là một tấm màn màu đỏ nên dáng vẻ của bức tượng chỉ xuất hiện thoáng quầm em không thể nhìn thấy kĩ. Những người còn lại thì cầm cờ, đánh trống, đánh chiêng rất nhộn nhịp.

Vào trong ngôi đền mọi người đều đang rất thành tâm thắp hương và cầu nguyện những điều tốt đẹp sẽ đến với mình, những người dâng hương có đầy đủ mọi lứa tuổi gồm các bà, các cô, các mẹ, cũng có cả những anh chị trẻ tuổi nữa tất cả đều đến đây với tấm lòng thành kính. Trước cửa đền có một lư hương rất lớn, đây là nơi mọi người dâng hương, khu tam bảo và các ngôi đền xung quanh không được phép thắp hương vì du khách thập phương quá đông, nếu thắp hương nhiều có thể gây ra khói và có thể gây cháy. Ở khuôn viên của ngôi đền cũng vô cùng tấp nập, đó là những ông đồ ngồi viết chữ Nho, các người thầy bói đang ngồi giải quẻ, tất cả đều vô cùng nhộn nhịp.

Đây là lần đầu tiên em được đi chùa vào đúng dịp lễ hội như vậy. Qua buổi đi lễ ngày hôm đó em cũng đã có thêm rất nhiều những hiểu biết cũng nhưu những ấn tượng về lễ hội ở đền Bia. Và dù em chỉ ham vui theo bà đi nhưng khi vào chùa em cũng đã rất thành tâm cầu xin, em xin sức khỏe cho ông bà, cho bố mẹ và em cũng mong muốn mình học tập thật tốt để không phụ tấm lòng của bố mẹ.

Bình luận (0)
Phương Trình Hai Ẩn
30 tháng 5 2018 lúc 13:37

Mong mỏi mãi, năm nay em mới được cha mẹ cho đi một chuyến hành hương về cội nguồn. Đi thăm đền Hùng vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Qua cầu Bạch Hạc, thuộc đất Vĩnh Phú, đã thấy ngọn núi Hùng cao lồng lộng in lên trên nền trời. Xung quanh là một dãy núi hùng vĩ, theo truyền thuyết thì đó là đàn voi quy phục về đất Tổ, nhưng có một con quay đuôi lại bị nhát dao chém vào đuôi đến nay còn dấu tích.

Đúng là một ngày hội, các cụ, các bà thì khăn đóng, áo dài, các anh các chị thì mặc những bộ quần áo nẹp đỏ cổ kính thời xưa rước kiệu ở các nơi về đền chính. Trời tháng ba mát mẻ, vầng dương chiếu xuống cây côi um tùm, rừng sơn, rừng cọ sum suê, xanh mướt như ngọn núi Nghĩa Lĩnh vẫn ngạo nghễ uy nghi một cách khác thường. Mỗi đám rước đi theo kiệu sơn son thiếp vàng, là đoàn người chiêng, trống âm vang cả một vùng. Cổng đền Hùng ở chân núi phía tây, muốn thăm các đền phải leo rất cao, cả thảy 495 bậc đá ong, uốn lượn theo triền núi.

Đền Hùng có mấy bậc cấp. Dưới cùng là đền Giếng có hai giếng nước tương truyền là giếng tắm của công chúa Mị Nương, con gái vua Hùng Vương đời thứ 18. Lên cao nữa là đền Hạ, theo cô thuyết minh, nơi đây là nơi bà Âu Cơ sinh trăm người con, chia nhau đi làm chủ các vùng, người con cả ở lại làm vua Hùng.

Lên cao gần 200 bậc nữa thì đến đền Trung, tương truyền đây là nơi vua Hùng cùng với các Lạc hầu, Lạc tướng bàn việc nước hệ trọng. Đến đền Hùng Vương thứ 6 còn thờ Phù Đổng nữa. Rồi lên cao hơn 100 bậc nữa là ngọn núi Hùng nơi thờ trời đất…

Giỗ Tổ vào mùa xuân, cho nên người ta còn sắm lễ bánh chưng, bánh giầy, xôi, gà, hoa quả và còn cả cái không khí mùa xuân hội hè tấp nập. Người ta đi thăm đất Tổ để nhớ lại cội nguồn, và dâng lên tổ tiên tấm lòng thành kính của mình bằng nén hương, lễ vật theo tục lệ, bất cứ ai, dù theo đạo Phật, đạo Gia tô, người Mường hay người Kinh, người Thổ v.v... đều về đây với một tâm niệm về với cội nguồn dân tộc.

Bởi vậy, sau lời phát biểu của Bộ trưởng Văn hóa Trần Hoàn nói về ý nghĩa cội nguồn dân tộc là các cuộc vui mở ra nhiều hình, nhiều vẻ... Các cô gái Mường thì lấy chày như cây gậy sơn đỏ xanh gõ xuống mặt trống xen lẫn với đoàn người đánh chiêng cồng theo một nhịp điệu nghe lạ tai, hay hay. Lại có cả đám nam nữ thanh niên lấy chày gõ xuống cái máng gỗ nhịp nhàng, rồi múa lân, múa sư tử, nhảy sạp rất vui.

Đến dây cha mẹ em và bao nhiêu người khác ai cũng có nét mặt rạng rỡ, vui vẻ và những câu chuyện thường hay nói đến cái thời ấy “xã tắc vững bền, vua tôi hòa thuận”, còn biết bao nhiêu truyền thuyết thú vị nữa không sao nhớ hết.

Như câu chuyện dưới chân núi làng Thậm Thình có một truyền thuyết viết lại bằng thơ mà em chỉ thuộc được mấy câu:
 

Vua Hùng một sớm đi săn
Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này.
Dân dâng một quả xôi đầy
Bánh chưng mấy cặp, bánh giầy mấy đôi.


Buổi tối, pháo hoa rực rỡ in lên nền trời nhưng cuộc vui vẫn chưa kết thúc. Hát hò, nhảy múa, lễ bái vẫn tấp nập ồn ào.

Ra về mà lòng em còn nhớ mãi một chuyến đi thú vị. Em thật sự trông thấy được đất Tổ dã có từ mấy nghìn năm. Ở đây hầu như là đồi núi nhưng cũng có đồng lúa bát ngát và dòng sông mênh mông... Núi non hùng vĩ, đường đi uốn khúc quanh co, xứng đáng là một thủ đô của thời xa xưa.

đúng đề không biết

Bình luận (0)
Fudo
30 tháng 5 2018 lúc 13:38

Năm nào cũng vậy, cứ dịp đầu xuân là trên khắp các miền của đất nước đều diễn ra những lễ hội lớn nhỏ. Đây cũng là dịp để những người dân được hòa mình vào không khí lễ hội, được giải lao sau một năm làm việc đầy mệt mỏi, căng thẳng. Không chỉ có những lế hội lớn mang tầm cỡ quốc gia mà ngay những làng quê nhỏ cũng diễn ra những lễ hội đầu xuân đầy tấp nập, đó chính là lễ hội đình làng và lễ hội mùa xuân.

Quê hương em là một miền quê nghèo thuộc đồng bằng Bắc Bộ, vì người dân sin sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp nên người dân quê em cũng rất coi trọng những tín ngưỡng dân gian, sau mỗi vụ mùa thường diễn ra những lễ hội để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Nhưng lễ hội lớn nhất ở làng quê của em đó chính là lễ hội đình làng và lễ hội mùa xuân. Lễ hội đình làng chính là dịp kỉ niệm ngày giỗ của thành hoàng làng- người đầu tiên sinh sống và truyền nghề cho những người dân quê hương em. Không chỉ có làng quê của em mà rất nhiều những làng khác cũng có thành hoàng làng, mỗi nơi thờ một người sáng lập, khai phá đất đai và cũng là người truyền nghề riêng.

Vào mỗi dịp lễ thành hoàng làng thì người dân quê hương em lại tấp nập, nhộn nhịp chuẩn bị lễ tế, những đồ vật cho ngày lễ. Món bánh truyền thống mà người dân quê hương em dâng lên thành hoàng làng đó chính là món bán dày. Ngoài ra còn thờ thêm một bó lúa chín thơm, bởi đó chính là thành quả làm ra của dân làng trong một năm vất vả.

Mỗi lần diễn ra lễ hội lại có những trò chơi dân gian vô cùng thú vị, chẳng hạn như bịt mắt bắt dê, đi cầu kiều bắt vịt hay bịt mắt đập nồi đất…Cứ mỗi dịp lễ hội về thì dù là những người làm ăn xa cũng đều sẽ trở về quây quần bên gia đình cùng đón lễ hội.

Bình luận (0)
Munn ._.
30 tháng 5 2018 lúc 13:38

tham khảo nhé:

Mong mỏi mãi, năm nay em mới được cha mẹ cho đi một chuyến hành hương về cội nguồn. Đi thăm đền Hùng vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Qua cầu Bạch Hạc, thuộc đất Vĩnh Phú, đã thấy ngọn núi Hùng cao lồng lộng in lên trên nền trời. Xung quanh là một dãy núi hùng vĩ, theo truyền thuyết thì đó là đàn voi quy phục về đất Tổ, nhưng có một con quay đuôi lại bị nhát dao chém vào đuôi đến nay còn dấu tích.

Đúng là một ngày hội, các cụ, các bà thì khăn đóng, áo dài, các anh các chị thì mặc những bộ quần áo nẹp đỏ cổ kính thời xưa rước kiệu ở các nơi về đền chính. Trời tháng ba mát mẻ, vầng dương chiếu xuống cây côi um tùm, rừng sơn, rừng cọ sum suê, xanh mướt như ngọn núi Nghĩa Lĩnh vẫn ngạo nghễ uy nghi một cách khác thường. Mỗi đám rước đi theo kiệu sơn son thiếp vàng, là đoàn người chiêng, trống âm vang cả một vùng. Cổng đền Hùng ở chân núi phía tây, muốn thăm các đền phải leo rất cao, cả thảy 495 bậc đá ong, uốn lượn theo triền núi.

Đền Hùng có mấy bậc cấp. Dưới cùng là đền Giếng có hai giếng nước tương truyền là giếng tắm của công chúa Mị Nương, con gái vua Hùng Vương đời thứ 18. Lên cao nữa là đền Hạ, theo cô thuyết minh, nơi đây là nơi bà Âu Cơ sinh trăm người con, chia nhau đi làm chủ các vùng, người con cả ở lại làm vua Hùng.

Lên cao gần 200 bậc nữa thì đến đền Trung, tương truyền đây là nơi vua Hùng cùng với các Lạc hầu, Lạc tướng bàn việc nước hệ trọng. Đến đền Hùng Vương thứ 6 còn thờ Phù Đổng nữa. Rồi lên cao hơn 100 bậc nữa là ngọn núi Hùng nơi thờ trời đất…

Giỗ Tổ vào mùa xuân, cho nên người ta còn sắm lễ bánh chưng, bánh giầy, xôi, gà, hoa quả và còn cả cái không khí mùa xuân hội hè tấp nập. Người ta đi thăm đất Tổ để nhớ lại cội nguồn, và dâng lên tổ tiên tấm lòng thành kính của mình bằng nén hương, lễ vật theo tục lệ, bất cứ ai, dù theo đạo Phật, đạo Gia tô, người Mường hay người Kinh, người Thổ v.v... đều về đây với một tâm niệm về với cội nguồn dân tộc.

Bởi vậy, sau lời phát biểu của Bộ trưởng Văn hóa Trần Hoàn nói về ý nghĩa cội nguồn dân tộc là các cuộc vui mở ra nhiều hình, nhiều vẻ... Các cô gái Mường thì lấy chày như cây gậy sơn đỏ xanh gõ xuống mặt trống xen lẫn với đoàn người đánh chiêng cồng theo một nhịp điệu nghe lạ tai, hay hay. Lại có cả đám nam nữ thanh niên lấy chày gõ xuống cái máng gỗ nhịp nhàng, rồi múa lân, múa sư tử, nhảy sạp rất vui.

Đến dây cha mẹ em và bao nhiêu người khác ai cũng có nét mặt rạng rỡ, vui vẻ và những câu chuyện thường hay nói đến cái thời ấy “xã tắc vững bền, vua tôi hòa thuận”, còn biết bao nhiêu truyền thuyết thú vị nữa không sao nhớ hết.

Như câu chuyện dưới chân núi làng Thậm Thình có một truyền thuyết viết lại bằng thơ mà em chỉ thuộc được mấy câu:

Vua Hùng một sớm đi săn

Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này.

Dân dâng một quả xôi đầy

Bánh chưng mấy cặp, bánh giầy mấy đôi.

Buổi tối, pháo hoa rực rỡ in lên nền trời nhưng cuộc vui vẫn chưa kết thúc. Hát hò, nhảy múa, lễ bái vẫn tấp nập ồn ào.

Ra về mà lòng em còn nhớ mãi một chuyến đi thú vị. Em thật sự trông thấy được đất Tổ dã có từ mấy nghìn năm. Ở đây hầu như là đồi núi nhưng cũng có đồng lúa bát ngát và dòng sông mênh mông... Núi non hùng vĩ, đường đi uốn khúc quanh co, xứng đáng là một thủ đô của thời xa xưa.

tk mik nhé

hok tốt

Bình luận (0)
Phương Trình Hai Ẩn
30 tháng 5 2018 lúc 13:41

Hằng năm, vào mỗi dịp xuân về, làng em lại tổ chức lễ hội mừng xuân mới.

Lễ hội được tổ chức trước Tết Nguyên tiêu năm ngày, tức vào ngày mùng mười tháng Giêng tại sân đình. Ngay cổng sân đình, một băng rôn đỏ thắm dán hàng chữ vàng: Chúc mừng xuân mới. Hai bên cổng đình, cờ đuôi nheo ngũ sắc treo dài bay bay trong gió sớm. Lá cờ vuông như một bức phướn đủ màu treo ngay cổng đình. Sân đình chật ních người đến xem lễ hội, áo quần lượt là, màu sắc sặc sỡ. Trên vuông sân rộng, hàng ghế dành cho chức sắc trong làng dự hội đã chật kín người ngồi. Ngoài sân chơi, người ta trồng những trụ tre chắc chắn có những sào đu quay cũng làm bằng tre cao ngất ngưởng. Trên đu, một đôi thanh niên đang nhún mình cho đu dao động qua lại, đu vút lên cao giữa tiếng hoan hô cổ vũ của mọi người xem hội. Đội trống gõ trống liên hồi khích lệ người chơi đu. Bà con xem hội hò reo cổ vũ. Không khí buổi lễ hội thật sôi động, náo nhiệt.

Em rất thích xem hội vui xuân.Năm mới, xúng xính quần áo chạy nhảy tung tăng xem hội và chúc Tết để được mừng tuổi, được vui chơi tưởng như không có gì vui sướng hơn nữa.

Bình luận (0)
Phương Trình Hai Ẩn
30 tháng 5 2018 lúc 13:42

Quê em là vùng đồng bằng miền Nam sông nước và kênh rạch chằng chịt. Hằng năm, lễ hội đua thuyền được tổchức vào Tết Nguyên đán thật hào hứng, náo nhiệt.

Từ trước ngày Rằm tháng Giêng một hôm, người ta treo cờ đuôi nheo đủ màu sắc trên bờ quãng sông rộng chảy qua xã em. Hai bờ xuất phát và đích đến đều có cờ phướn, băng rôn mừng xuân mới. Ngay tại đích đến bên kia sông, người ta treo nhiều chùm bóng bay đủ màu sắc rực rỡ. Đến ngày khai hội, ngay từ sáng sớm các vận động viên bơi thuyền và bà con dã tụ tập đông đảo trên hai bên bờ sông. Thuyền đua chia làm ba đội mặc áo khác màu nhau. Sau hồi trống lệnh, các vận động viên gò lưng chèo thuyền băng qua quãng sông để đến đích. Trống thúc, bà con hò reo cổ vũ, không khí thoáng rộng giữa trời cao, sông nước. Tiếng reo hò đếm nhịp rộn ràng, náo động cả khúc sông. Thuyền của đội nào cũng lướt băng băng. Tiếng mái chèo trên sóng nước bị át đi bởi tiếng reo hò cổ vũ của người xem.

Em rất yêu quê và thích nhữnglễ hội của quê hương mình.

Bình luận (0)
Phương Trình Hai Ẩn
30 tháng 5 2018 lúc 13:42

Mừng Đảng, mừng Xuân, hội làng quê em tổ chức vào đầu tháng Giêng, ngay tại sân đình.

Trước ngày diễn ra lễ hội, cổng đình được trang trí với cờ phướn treo đu màu sắc, rực rỡ và vui mắt. Biểu ngữ Mừng Đảng, Mừng Xuân treo cao ngay cổng chào đón mọi người đến đình xem hội.

Mọi người ăn mặc lịch sự, quần áo mới trang trọng, các bà, các chị diện áo mới còn thơm phức mùi vải sợi. Hội làng được khai mạc bằng lễ dâng hương cúng tổ tiên, thành hoàng thật long trọng. Sau lễ dâng hương là hội thi kéo co của các đội trong làng. Trên quãng sân rộng, sau hồi trống dài nổi lên, các đội kéo co gò lưng kéo sợi dây về phía mình. Theo nhịp trống, người xem hội hò reo cổ vũ thật hào hứng, sôi nổi.

Em thật vui và yêu thích xem hội kéo co. Hội làng gắn kết tình yêu quê hương. Em thấy yêu quê mình tha thiết.

Bình luận (0)
Phương Trình Hai Ẩn
30 tháng 5 2018 lúc 13:42

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết Nguyên đán là em lại được theo mẹ về quê ngoại để xem hội thi nấu cơm mừng lúa mới.

Trên sân đình, người từ khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Mọi người đều mặc đồ mới, lịch sự và sạch đẹp. Biểu ngữ “Chào Xuân mới - Vui mùa lúa mới” treo ở cổng đình màu đỏ thắm chào đón mọi người. Hội được khai mạc bằng lễ dâng hương và văn nghệ có chủ đề về nghề nông. Bà con nông dân diễn kịch, mặt mũi phấn son rất hài hước. Dân làng diễn vở kịch trồng cây lúa nước để tưởng nhớ Thần Nông. Ngày hôm sau, dân làng tổ chức hội thi nấu cơm. Mỗi đội nấu cơm có ba người, xúm xít nấu nồi cơm bé tẹo sao cho chín thơm ngon trong ba hồi trống thúc. Bà con xem hội hò reo cổ vũ. Không khí ngày hội thật náo nức.

Ngày Tết, được đi chơi đã vui, được dự hội thi nấu cơm sôi động còn vui hơn. Em yêu biết bao nhiêu cánh đồng xuân đang bước vào mùa gặt hái.

Bình luận (0)
Yoko
30 tháng 5 2018 lúc 13:52

                                                         Bài làm

       Mùa xuân là mùa tưng bừng, rạo rực nhất trong năm. Làm nên không khí rộn ràng, sôi nổi ấy một phần lớn nhờ vào những lễ hội xuân náo nhiệt, ồn ã mà không kém phần trang nghiêm. Rồi cái ngày người dân quê tôi mong chờ đã đến, mùng sáu Tết, quê tôi có lễ hội làng truyền thống.

         Lễ hội làng tương truyền là để nhớ đến thành hoàng làng đã có công khai khẩn đất hoang lập làng lập xóm. Theo tục lệ, vào buổi sáng sẽ có lễ rước rồng. Và thế là từ sáng sớm, mọi người đã quần là áo lượt chỉnh tề để ra đường đón chờ đoàn rước. Những nhà nằm trên đường đoàn rước đi qua thì lập nhanh một bàn thờ nhỏ đặt trước cửa nhà nhang khói nghi ngút. 

        "Tùng tùng tùng cắc, tùng tùng tùng tùng..." từ xa tiếng trống bất ngờ vang lên rộn rã. Đoàn rước tiến lại gần. Đi đầu là một con rồng giả được đội múa rồng của làng tạo nên. Nó uốn lượn những đường vòng đẹp mắt, cái đầu rồng thì lắc lư chuyển động liên tục, rồng giả mà cũng oai hùng lắm! Tiếp đó là đoàn trống chiêng ồn ã, náo nhiệt đi trước dọn đường cho đoàn rước kiệu thành hoàng làng. 

      Chiếc kiệu tám người khênh với đường nét tinh xảo được sơn son thiếp vàng cầu kì, trang nghiêm. Sau kiệu là hai chiếc lọng rất lớn màu đỏ rực rỡ. Theo sau là một chú ngựa gỗ cao to như thật. Nối theo sau là đoàn người mang bát bảo, mang cờ ngũ sắc rực rỡ tưng bừng. 

          Tiếp đến là những đại diện các tầng lớp xã hội trong làng: hội người cao tuổi, hội phụ nữ, hội nông dân, đội thiếu nhi. Mỗi hội người lại mang một bộ đồng phục đặc trưng: áo tứ thân, áo the khăn xếp, áo dài,... tất cả đều rực rỡ sắc màu. Đi cuối cùng đoàn rước là mọi tầng lớp nhân dân, già trẻ, gái trai,... họ đi theo đoàn rước để cầu khấn những điều may mắn trong năm mới. 

          Đoàn rước đi mỗi lúc một xa nhưng gương mặt ai cũng tươi tắn, họ mang theo cảm giác tự hào, hãnh diện và sung sướng. Phần “lễ” được diễn ra trọn vẹn vào buổi sáng như thế, còn phần “hội” sẽ được diễn ra vào buổi chiều ngày hôm ấy. Không khí của hội dễ khiến người đi dự choáng ngợp bởi sự đông, vui tấp nập hiếm có. 

          Những gian hàng bán quà lưu niệm chạy dài một bên đường cái mà người chủ hàng là những người trong làng trong xã, họ đến bán hàng để cầu may, cầu phúc cho năm mới. Đi sâu vào trong là khu trò chơi dân gian. Bên trái là cờ người, bên phải là đánh vật còn chếch sang trái là nấu cơm niêu đất. 

           Trò chơi nấu cơm niêu đất đến lạ. Hai người một nam một nữ, nam gánh nồi cơm chạy còn nữ sẽ phải chạy theo nam đốt lửa phía dưới bao giờ cơm chín tới mới được thôi. Cạnh đó là thi kéo co, chia làm hai đội mỗi đội mười người ra sức kéo một sợi dây thừng đến khi nào bên kia chịu thua mới thôi. Ngoài ra còn trò chơi ném tiêu, bịt mắt bắt dê,... các trò chơi hiện đại khác cũng xuất hiện rất nhiều: đu quay, chạy tàu điện,...

            Kết thúc buổi lễ hội, mọi người ra về trong tâm trạng phấn khởi hân hoan. Lễ hội làng tôi là một nét đẹp về văn hóa truyền thống dân tộc, mong sao tục lệ tổ chức lễ hội đầu năm này được lưu truyền mãi.

Bình luận (0)
Chu Văn Tiến
30 tháng 5 2018 lúc 13:58

Hằng năm, vào mỗi dịp xuân về, làng em lại tổ chức lễ hội mừng xuân mới.

Lễ hội được tổ chức trước Tết Nguyên tiêu năm ngày, tức vào ngày mùng mười tháng Giêng tại sân đình. Ngay cổng sân đình, một băng rôn đỏ thắm dán hàng chữ vàng: Chúc mừng xuân mới. Hai bên cổng đình, cờ đuôi nheo ngũ sắc treo dài bay bay trong gió sớm. Lá cờ vuông như một bức phướn đủ màu treo ngay cổng đình. Sân đình chật ních người đến xem lễ hội, áo quần lượt là, màu sắc sặc sỡ. Trên vuông sân rộng, hàng ghế dành cho chức sắc trong làng dự hội đã chật kín người ngồi. Ngoài sân chơi, người ta trồng những trụ tre chắc chắn có những sào đu quay cũng làm bằng tre cao ngất ngưởng. Trên đu, một đôi thanh niên đang nhún mình cho đu dao động qua lại, đu vút lên cao giữa tiếng hoan hô cổ vũ của mọi người xem hội. Đội trống gõ trống liên hồi khích lệ người chơi đu. Bà con xem hội hò reo cổ vũ. Không khí buổi lễ hội thật sôi động, náo nhiệt.

Em rất thích xem hội vui xuân.Năm mới, xúng xính quần áo chạy nhảy tung tăng xem hội và chúc Tết để được mừng tuổi, được vui chơi tưởng như không có gì vui sướng hơn nữa.

Bình luận (0)
Clowns
30 tháng 5 2018 lúc 15:34

Hằng năm, vào mỗi dịp xuân về, làng em lại tổ chức lễ hội mừng xuân mới.

Lễ hội được tổ chức trước Tết Nguyên tiêu năm ngày, tức vào ngày mùng mười tháng Giêng tại sân đình. Ngay cổng sân đình, một băng rôn đỏ thắm dán hàng chữ vàng: Chúc mừng xuân mới. Hai bên cổng đình, cờ đuôi nheo ngũ sắc treo dài bay bay trong gió sớm. Lá cờ vuông như một bức phướn đủ màu treo ngay cổng đình. Sân đình chật ních người đến xem lễ hội, áo quần lượt là, màu sắc sặc sỡ. Trên vuông sân rộng, hàng ghế dành cho chức sắc trong làng dự hội đã chật kín người ngồi. Ngoài sân chơi, người ta trồng những trụ tre chắc chắn có những sào đu quay cũng làm bằng tre cao ngất ngưởng. Trên đu, một đôi thanh niên đang nhún mình cho đu dao động qua lại, đu vút lên cao giữa tiếng hoan hô cổ vũ của mọi người xem hội. Đội trống gõ trống liên hồi khích lệ người chơi đu. Bà con xem hội hò reo cổ vũ. Không khí buổi lễ hội thật sôi động, náo nhiệt.

Em rất thích xem hội vui xuân.Năm mới, xúng xính quần áo chạy nhảy tung tăng xem hội và chúc Tết để được mừng tuổi, được vui chơi tưởng như không có gì vui sướng hơn nữa.

Bình luận (0)
We Are One
30 tháng 5 2018 lúc 20:29


Nhắc đến lễ hội, em lại nhớ đến lễ hội đua thuyền được tổ chức hằng năm, cạnh cầu Đà Rằng trên sông Ba, con sông hiền hoà chảy qua tỉnh Phú Yên quê em.

Khi mà mọi thí sinh ở các chiếc thuyền đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ, một tiếng súng vang lên. Chẳng nói, chẳng rằng, tất cả mọi người trên các chiếc thuyền đều ra sức chèo, mồ hôi rơi ướt đẫm lưng họ, xung quanh là tiếng cổ vũ, reo hò đầy nhiệt tình của mọi người. Những chiếc thuyền rẽ nước lao đi, khiến cho mặt nước vốn dĩ hiền hoà, phẳng lặng nay bỗng nổi sóng cuồn cuộn lên. Những thí sinh chèo càng lúc càng nhanh, càng hăng say hơn. Gần tới đích rồi! Bỗng một chiếc thuyền bức phá về đích, các chiếc thuyền khác cũng cố gắng chạy thật nhanh không kém. Đây đúng là lúc mà mọi người hăng hái, hồi hộp nhất trong suốt cả chặng đường đua. Một chiếc thuyền về đích trước tiên, nhưng chưa phải thế là xong. Họ còn phải cử một người chạy thật nhanh về đích, gắn lá cờ vào vị trí của mình trước nhất là thắng. Những người chiến thắng vui mừng khuôn xiết, nét rạng rỡ trên khuôn mặt họ như xua tan đi nỗi mệt nhọc. Khi lễ hội kết thúc, mọi người đều ra về trong một vẻ phấn khởi vô cùng.

Lễ hội đua thuyền ở quê em là như thế đấy!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nga Nam Tăng Thị
Xem chi tiết
tống thị lan
Xem chi tiết
Nguyên thi thanh nhàn
Xem chi tiết
Vũ Hà Linh
Xem chi tiết
Hợp Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Bảo Linh
Xem chi tiết
bò sữa
Xem chi tiết
Trần Kim Huệ
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Gia Hân
Xem chi tiết