“Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi.”
Hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 5 -7 câu trình bày những cảm nhận của em về đoạn thơ dựa vào những gợi ý sau:
- Đoạn thơ miêu tả những nét đẹp gì của dòng sông La?
- Nước sông như thế nào?
- Trong bài tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? BPNT này có tác dụng gì?
- Qua đoạn thơ, em thấy được tình cảm của tác giả đối với dòng sông quê hương như thế nào?
Bài văn cho bạn tham khảo :
Câu thơ "Sông La ơi sông La" như một tiếng reo cất lên, dào dạt niềm thiết tha sung sướng trước cảnh sắc xinh đẹp, nên thơ của dòng sông quê hương. Sông La là một chi lưu của dòng sông Ngàn Trươi từ Trường Sơn chảy qua huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, rồi nháp lưu với dòng sông Lam mà đổ về Cửa Hội. Sông La rất đẹp, một vẻ đẹp êm đềm thơ mộng, nhất là những buổi chiều xuân, chiều thu. Nước sông "trong veo"' đôi bờ sông là những hàng tre xanh biếc tỏa bóng mát . Tác giả đã lấy "tính mát" (thiếu nữ) để so sánh với nước sông trong veo, lấy "hàng mi" (giai nhân) để ví với bờ tre, lá tre xanh "im mát" đôi bờ sông.
hình ảnh bè xuôi sông la của nhà thơ Vũ Duy Thông nói lên rằng sông La nước trong veo, tĩnh lặng mà hiền hòa. Sông La yên lặng mà thơ mộng, có chiếc bè chèo xuôi dòng sông trên đường về. Với hàng lũy tre xanh cạnh dòng sông, che nắng che mưa cho mọi người, nhà thơ đã dùng từ "im mát" để coi sông La như mái tóc của thiếu nữ và từ "đôi hàng mi" để chỉ lũy tre xanh mướt cạnh dòng sông. Nhà thơ coi sông La là bạn bè, người thân luôn luôn bên cạnh với những người đi bè.
Câu thơ "Sông La ơi sông La" như một tiếng reo cất lên, dào dạt niềm thiết tha sung sướng trước cảnh sắc xinh đẹp, nên thơ của dòng sông quê hương. Sông La là một chi lưu của dòng sông Ngàn Trươi từ Trường Sơn chảy qua huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, rồi nháp lưu với dòng sông Lam mà đổ về Cửa Hội. Sông La rất đẹp, một vẻ đẹp êm đềm thơ mộng, nhất là những buổi chiều xuân, chiều thu. Nước sông "trong veo"' đôi bờ sông là những hàng tre xanh biếc tỏa bóng mát . Tác giả đã lấy "tính mát" (thiếu nữ) để so sánh với nước sông trong veo, lấy "hàng mi" (giai nhân) để ví với bờ tre, lá tre xanh "im mát" đôi bờ sông.