nguyễn hoài bảo

soạn giùm mik bài og lao danh ca va con ca vang di

•Čáøツ
11 tháng 10 2019 lúc 18:30

Bố cục:

   - Đoạn 1 (Từ đầu ... kéo sợi): giới thiệu nhân vật và tình huống truyện.

   - Đoạn 2 (tiếp ... ý muốn của mụ): Sự đền ơn và lòng tham của mụ vợ.

   - Đoạn 3 (còn lại): sự trừng trị của cá vàng.

Tóm tắt:

Có hai vợ chồng ông lão đánh cá nghèo khổ. Một hôm, người chồng ra biển đánh cá, sau hai lần không được gì thì lần thứ ba kéo lưới được một con cá vàng. Con cá kêu van, xin thả ra và hứa đền ơn, ông không đòi hỏi gì.

Về nhà, ông lão kể cho vợ nghe thì mụ vợ tham lam bắt ông ra biển đòi cá trả ơn. Lần thứ nhất, đòi cái máng cho lợn ăn. Lần thứ hai, một cái nhà rộng. Lần thứ ba, để mụ vợ làm nhất phẩm phu nhân. Lần thứ tư, mụ đòi làm nữ hoàng. Đến lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương bắt cá vàng hầu hạ.

Tham vọng quá cao, cá vàng tức giận, lấy lại tất cả. Ông lão trở về với túp lều nát và mụ vợ bên cái máng sứt mẻ.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 96 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Trong truyện có 5 lần ông lão ra gọi cá vàng. Phép lặp có tính chất tăng tiến (sự phản ứng của biển cả, thái độ của cá vàng và những đòi hỏi tham lam của mụ vợ), khắc sâu, tô đậm tính cách nhân vật.

Câu 2 (trang 96 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Sự thay đổi cảnh biển qua mỗi lần gọi cá:

   - Lần 1: biển gợn sóng êm ả.

   - Lần 2: biển xanh đã gợi sóng.

   - Lần 3: biển xanh nổi sóng dữ dội.

   - Lần 4: Biển nổi sóng mù mịt.

   - Lần 5: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

   Biển xanh cũng nổi sóng dữ dội dần dần. Vì đó là sự giận dữ không chỉ của cá vàng và thiên nhiên mà còn cả sự tức giân của nhân dân trước sự tham lam vô đáy.

Câu 3 (trang 96 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ tăng tiến và quá quắt. Sự bội bạc ấy với chồng tăng lên rõ rệt. (Lần 1) mắng đồ ngốc → (lần 2) đồ ngu, quát to hơn → (Lần 3) mắng như tát nước vào mặt → (Lần 4) mụ nổi giận lôi đình tát vào mặt ông lão, sau khi làm nữ hoàng thì đuổi chồng và để mọi người chế giễu → (lần 5) nổi cơn thịnh nộ, bắt ông lão đến và ra lệnh.

   Sự bội bạc đi tới tột cùng khi lòng tham vượt quá giới hạn – mụ đòi làm Long Vương. Nhờ ông lão mà mụ mới có tất cả, vậy mà mụ lại coi chồng như chướng ngại vật, muốn gạt ra để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.

Câu 4 (trang 96 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh “túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ”.

   Ý nghĩa: nói lên ước mơ công lí của nhân dân. Cuộc sống ông lão trở về bình yên, với mụ vợ là sự trừng phạt thích đáng.

Câu 5 (trang 96 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tham lam và bội bạc. Cá vàng là biểu tượng của lòng biết ơn với những tấm lòng nhân hậu khi gặp khó khăn. Cá vàng là ước mơ về công lí và hạnh phúc con người.

•Mυη•
11 tháng 10 2019 lúc 18:36

I.Đọc Hiểu Văn Bản 

Câu 1:

Trong truyện, ông lão ra biển gọi cá vàng năm lần. 

Việc ra biển gọi cá vàng là thủ pháp lặp có tác dụng của tác giả dân gian khi tạo ra tình huống bọc lộ tính cách nhân vật và đẩy cốt truyện lên cao. Các sự việc nối tiếp nhau để cho thấy sự dồn dâp, hấp dẫn của câu chuyện 

Câu 2:

Mỗi lần ông lão ra biển, biển lại nổi sóng, dậy sóng, và nổi sóng dữ dội, nổi sóng mịt mù

Cho thấy sự chuyển biến về tâm lý, và trạng thái của nhân vật trong truyện được đẩy lên cao 

Câu 3:

Nhân vật mụ vợ quả là tham lam, bội bạc. Mụ vợ không hề maỷ may cảm kích vì đã thoát cảnh nghèo khổ, vả lại còn tham lam, muốn chế ngự đại dương 

Sự bội bạc tăng lên: từ đòi một cái máng cho lơn ăn đến đòi một cái nhà rộng rồi cứ thế tăng lên 

Sự bội bạc tột cùng khi mụ đòi làm Long Vương trên biển 

Câu 4: 

Câu chuyện kết thúc là khi mụ đòi làm Long Vương nhưng cá vàng đã không nói gì, lặn sâu xuống đáy biển và lâu đài, cung điện đều biến mất 

Bài học về lòng tham vô đáy của con người, cần biết điểm đừng. Cần biết tự làm ra của cải để hiểu được giá trị của nó. Nhân vật ông lão cũng cho thấy bài học về sự nhu nhược, không hiểu hiết 

Câu 5:

Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội bội bạc với chồng, bội bạc với chính lòng tốt của cá vàng

Hình ảnh cá vàng cho thấy biểu tượng của lòng tốt, sự khoan dung và bài học tích đáng cho kẻ bội bạc 

II.Luyện Tập 

Gợi ý:

Ý kiến đó khá hay và ấn tượng, tuy nhiên, ở khía cạnh nội dung tư tưởng mà tác giả muốn gửi đến bạn đọc ở nhân vật ông lão và cá vàng, vì cả câu chuyện chỉ có cuộc đối thoại giữa ông lão và cá vàng. Nên nhan đề nên để nguyên để giữ trọn vẹn tư tưởng. 

I.Đọc Hiểu Văn Bản 

Câu 1:

Trong truyện, ông lão ra biển gọi cá vàng năm lần. 

Việc ra biển gọi cá vàng là thủ pháp lặp có tác dụng của tác giả dân gian khi tạo ra tình huống bọc lộ tính cách nhân vật và đẩy cốt truyện lên cao. Các sự việc nối tiếp nhau để cho thấy sự dồn dâp, hấp dẫn của câu chuyện 

Câu 2:

Mỗi lần ông lão ra biển, biển lại nổi sóng, dậy sóng, và nổi sóng dữ dội, nổi sóng mịt mù

Cho thấy sự chuyển biến về tâm lý, và trạng thái của nhân vật trong truyện được đẩy lên cao 

Câu 3:

Nhân vật mụ vợ quả là tham lam, bội bạc. Mụ vợ không hề maỷ may cảm kích vì đã thoát cảnh nghèo khổ, vả lại còn tham lam, muốn chế ngự đại dương 

Sự bội bạc tăng lên: từ đòi một cái máng cho lơn ăn đến đòi một cái nhà rộng rồi cứ thế tăng lên 

Sự bội bạc tột cùng khi mụ đòi làm Long Vương trên biển 

Câu 4: 

Câu chuyện kết thúc là khi mụ đòi làm Long Vương nhưng cá vàng đã không nói gì, lặn sâu xuống đáy biển và lâu đài, cung điện đều biến mất 

Bài học về lòng tham vô đáy của con người, cần biết điểm đừng. Cần biết tự làm ra của cải để hiểu được giá trị của nó. Nhân vật ông lão cũng cho thấy bài học về sự nhu nhược, không hiểu hiết 

Câu 5:

Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội bội bạc với chồng, bội bạc với chính lòng tốt của cá vàng

Hình ảnh cá vàng cho thấy biểu tượng của lòng tốt, sự khoan dung và bài học tích đáng cho kẻ bội bạc 

❤️ Tỉ muội ❤️
11 tháng 10 2019 lúc 19:14

I.Đọc Hiểu Văn Bản 

Câu 1:

Trong truyện, ông lão ra biển gọi cá vàng năm lần. 

Việc ra biển gọi cá vàng là thủ pháp lặp có tác dụng của tác giả dân gian khi tạo ra tình huống bọc lộ tính cách nhân vật và đẩy cốt truyện lên cao. Các sự việc nối tiếp nhau để cho thấy sự dồn dâp, hấp dẫn của câu chuyện 

Câu 2:

Mỗi lần ông lão ra biển, biển lại nổi sóng, dậy sóng, và nổi sóng dữ dội, nổi sóng mịt mù

Cho thấy sự chuyển biến về tâm lý, và trạng thái của nhân vật trong truyện được đẩy lên cao 

Câu 3:

Nhân vật mụ vợ quả là tham lam, bội bạc. Mụ vợ không hề maỷ may cảm kích vì đã thoát cảnh nghèo khổ, vả lại còn tham lam, muốn chế ngự đại dương 

Sự bội bạc tăng lên: từ đòi một cái máng cho lơn ăn đến đòi một cái nhà rộng rồi cứ thế tăng lên 

Sự bội bạc tột cùng khi mụ đòi làm Long Vương trên biển 

Câu 4: 

Câu chuyện kết thúc là khi mụ đòi làm Long Vương nhưng cá vàng đã không nói gì, lặn sâu xuống đáy biển và lâu đài, cung điện đều biến mất 

Bài học về lòng tham vô đáy của con người, cần biết điểm đừng. Cần biết tự làm ra của cải để hiểu được giá trị của nó. Nhân vật ông lão cũng cho thấy bài học về sự nhu nhược, không hiểu hiết 

Câu 5:

Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội bội bạc với chồng, bội bạc với chính lòng tốt của cá vàng

Hình ảnh cá vàng cho thấy biểu tượng của lòng tốt, sự khoan dung và bài học tích đáng cho kẻ bội bạc 

II.Luyện Tập 

Gợi ý:

Ý kiến đó khá hay và ấn tượng, tuy nhiên, ở khía cạnh nội dung tư tưởng mà tác giả muốn gửi đến bạn đọc ở nhân vật ông lão và cá vàng, vì cả câu

❤️ Tỉ muội ❤️
11 tháng 10 2019 lúc 19:15

I- Đọc - Hiểu Văn Bản: Trả lời câu hỏi (Trang 96 SGK)
Đọc và kể lại truyện, tìm cách phân đoạn, chú ý đến sự tăng tiến của các tình huống và sự phát triển tính cách của bốn nhân vật: bà lão, ông lão, cá vàng, biển. Gạch chân các câu diễn tả thái độ của biển.
- Tìm hiểu các chú thích: giải thích nghĩa từng tiếng trong các từ phức Hán Việt (nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng, thị vệ, thịnh nộ) ; tìm trong văn bản một số cụm tính từ (chuẩn bị cho bài học ngữ pháp tiếp theo) bằng cách đổi các câu nói về biển thành các câu có tính từ làm vị ngữ.
Thí dụ: - Biển gợn sóng êm ảo → Biển êm ả gợn sóng.
- Biển xanh dữ dội nổi sóng.

1. Trong truyện, ông lão ra biển sáu lần lần đầu, ra biển đánh cá, vớt được cá vàng và thả cá vàng về biển, lần hai, ra biển xin cá cái máng lợn ăn, lần ba ra biển để xin cá cho cái nhà rộng, lần bốn ra biển để xin cho vợ làm đệ nhất phu nhân, lần năm ra biển để xin cho vợ làm nữ hoàng, lần sau ra biển để xin cho vợ làm Long Vương. Việc lặp lại sau lần ra biển của ông lão trước hết là thể hiện sự vận dụng cách kể chuyện theo trình tự thời gian của hiện thực, sau đó là nhằm bộc lộ một lòng tham không bờ bến được tăng tiến qua từng lần ông lão ra biển (để thể hiện ý muốn tham lam của vợ). Đó là nghệ thuật kể theo lối lắp sự kiện xoắn ốc có tác dụng lôi cuốn, hấp dẫn người đọc.

2. Mỗi lần ông lão ra biển, biển lại thay đổi. Biển được thần hóa thành một nhân vật đứng ngoài phán xét, đánh giá về lòng tham của mụ vợ, tiêu biểu cho công lý xã hội. Biển cũng là thái độ của cá vàng, nhân vật thay mặt biển (nuôi cá vàng) để trả ơn cho ông lão nhân hậu.
Lần đầu, biển gợn sóng êm ả: đây là hình tượng diễn tả thái độ tiếp đón thân mật của biển với ông lão.
Lần hai, biển xanh đã nổi sóng: Biển nổi sóng vì đã bắt đầu khó chịu khi đoán là ông lão sẽ có đòi hỏi mới.
Lần ba, biển nổi sóng dữ dội: Lần này, biển đã nổi giận vì đã thấy mụ vợ ông lão bộc lộ lòng tham quá mức rồi, không chỉ vì lòng tham của mụ mà vì cả sự tàn ác, bội bạc của mụ (qua lời kể của ông lão).
Lần bốn, biển nổi sóng mù mịt : lần này, cơn giận của biển đã lên cao, lan tỏa ra không gian.
Lần năm, biển nổi sóng ầm ầm, một cơn dông tố kinh khủng kéo đến: Lần này, biển đã nổi giận cực độ thể hiện không chỉ qua hình ảnh mà qua cả âm thanh vang dội, cũng trong lần này, sự nổi giận đã lan đến gió, mây, tức là lòng tham của mụ vợ đã gây phản ứng cho cả trời đất và thể hiện lòng căm giận tột đỉnh ấy là không cho cá vàng lên tiếp ông lão và trừng phạt bằng cách thu lại tất cả những gì biển đã cho.
Như vậy, biển trong câu chuyện trở thành một nhân vật quan trọng : chứng kiến, giám sát, đánh giá hành động của mụ vợ ông lão. Cái hay của việc xây dựng nhân vật này là ở chỗ cho nó xuất hiện dưới dạng hình ảnh, mỗi hình ảnh tương ứng với một thái độ.

3. Lòng tham của mụ vợ là một tính cách phổ biến trong truyện dân gian đối với các nhân vật phản diện. (Cây khế, Lão hà tiện, Anh nhà giàu bị chơi khăm...). Lòng tham này có mấy đặc điểm sau:
a) Càng được, càng tham
b) Tham đến vô cùng
c) Tham đi từ thấp lên cao, ít đến nhiều
d) Càng tham, càng bộc lộ tính bội bạc, vô ơn.
e) Thạm đến cả những điều mà mình không đủ sức hưởng thụ.

Sự phát triển lòng tham của mụ vợ đi song hành với sự phát triển của thái độ phán xét của biển. Tính cách tham lam của mụ vợ có ý nghĩa rất cao. Nó nói lên rằng: người tham càng được thỏa mãn càng tham, khi đã có ít nhiều thì nhiều thói xấu khác cũng xuất hiện (keo kiệt, vô ơn, tàn ác), khi đã tham thì mù quáng không biết mình có xứng đáng với cái mình sẽ có không, thường lòng tham có được chỉ do “trời cho”, ta gọi là “của phù vân”, không do sức lao động tạo nên các điều đã có thì rồi những cái có được cũng mau chóng tiêu tan vì khi đã có của do không phải mình làm ra, lại có được quá dễ dàng, thì mình lại càng tiêu phá nhiều, thậm chí còn làm những điều có tội đến vùng gia bại sản và mang hình phạt, có thể nói: mụ vợ ông đánh cá là một tính cách có giá trị điển hình rất cao về sự tham lam. Ý nghĩa của câu chuyện, do đó còn có giá trị đầy đủ trong cuộc sống ngày nay, ở mọi đất nước, với mọi con. người, mọi dân tộc.

Tính bội bạc của mụ vợ là một thói xấu thường phát sinh cùng với lòng tham. Nó cũng phát triển cùng với lòng tham. Lúc đầu chỉ mắng chồng khi chồng không đòi cá đền một cái gì. Sau khi có cái máng, lại cho chồng là đồ ngu. Khi đã có nhà cao cửa rộng thì lại mắng ông như tát nước vào mặt, tiếp tục mắng : đồ ngủ, đồ ngốc, xưng tao xưng mày với chồng. Khi đã trở thành đệ nhất phu nhân thì vẫn không thỏa mãn, lại tiếp tục mắng chồng, bắt chồng quét dọn chuồng ngựa, thậm chí còn tát vào mặt chồng khi chồng can ngăn và còn đòi làm nữ hoàng.

Khi đã được làm nữ hoàng lại đuổi chồng đi, để cho bọn thị vệ dọa chém, cho nhân dân chế giễu. Sau đó lại còn bắt ông lão đi xin cá vàng cho làm Long Vương.

Sự bội bạc bắt đầu từ sự hỗn láo ngay cả lúc lòng tham đầu tiên được thỏa mãn. Sự hỗn láo tăng dần từ lời chửi mắng đến xưng hô, đến hành động đánh chồng. Cao hơn là bắt chồng dọn chuồng ngựa (hành động sỉ nhục quá đáng). Nhưng tồi tệ hơn và là hành động cao nhất là đuổi chồng và để cho gia nhân hành hung khi chồng là người đem lại cho mình bao nhiêu ân huệ. Càng thỏa mãn lòng tham, mụ càng bội bạc. Lòng tham cuối cùng của mụ là chà đạp lên kẻ đã ban ơn (cá vàng) với ý muốn làm chủ kẻ đó, bắt kẻ đó làm tôi tớ, thỏa mãn mọi yêu cầu của mình.

4. Cá vàng, thật ra là biển với các bộ mặt khác nhau, đã làm một người sử dụng công lý rất đúng mức: Đó là công lý nhân dân, ai có ơn thì cần trả ơn, ai tham lam quá mức, ai được voi đòi tiên, ai “ăn cháo đá bát”, “ăn quả quên kẻ trồng cây” thì công lý trừng phạt. Sự trừng phạt xứng đáng và nhân đạo nhất là cho trở lại làm một người lao động bình thường, nghèo khổ như xưa để họ có thể qua sự nếm trải ở cuộc đời, thấy rằng: chỉ có lao động, tự lao động mới thật sự đem lại hạnh phúc cho mình. Rất tiếc là ông lão là người làm ơn không cần trả ơn, nhưng chỉ vì mụ vợ và vì sự thụ động, nhu nhược mà chịu thiệt thòi lây.

Câu chuyện có rất nhiều ý nghĩa. Ý nghĩa nổi bật là phê phán thói tham lam và thói bội bạc. Câu chuyện cho biển và cá vàng trừng trị mụ vợ cả về thói tham lam và thói phụ bạc (vì mỗi lần phụ bạc đều được ông lão kể lại).

phan kiều ngân
13 tháng 10 2019 lúc 9:20

Bố cục:

   - Đoạn 1 (Từ đầu ... kéo sợi): giới thiệu nhân vật và tình huống truyện.

   - Đoạn 2 (tiếp ... ý muốn của mụ): Sự đền ơn và lòng tham của mụ vợ.

   - Đoạn 3 (còn lại): sự trừng trị của cá vàng.

Tóm tắt:

Có hai vợ chồng ông lão đánh cá nghèo khổ. Một hôm, người chồng ra biển đánh cá, sau hai lần không được gì thì lần thứ ba kéo lưới được một con cá vàng. Con cá kêu van, xin thả ra và hứa đền ơn, ông không đòi hỏi gì.

Về nhà, ông lão kể cho vợ nghe thì mụ vợ tham lam bắt ông ra biển đòi cá trả ơn. Lần thứ nhất, đòi cái máng cho lợn ăn. Lần thứ hai, một cái nhà rộng. Lần thứ ba, để mụ vợ làm nhất phẩm phu nhân. Lần thứ tư, mụ đòi làm nữ hoàng. Đến lần thứ năm, mụ muốn làm Long Vương bắt cá vàng hầu hạ.

Tham vọng quá cao, cá vàng tức giận, lấy lại tất cả. Ông lão trở về với túp lều nát và mụ vợ bên cái máng sứt mẻ.

Câu 1 (trang 96 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Trong truyện ông lão ra biển năm lần gặp cá vàng:

     + Lần 1: Thế là ông lão đi ra biển

     + Lần 2: Thế là ông lão lại đi ra biển

     + Lần 3: Ông lão lại lóc cóc ra biển

     + Lần 4: Ông lão đành lủi thủi ra biển.

     + Lần 5: Ông lại đi ra biển

- Việc lặp lại hành động này là chủ ý của truyện cổ tích, nhằm:

     + Gợi ra các tình huống cuốn hút người nghe, người đọc.

     + Mỗi lần lại xuất hiện chi tiết mới: lòng tham của mụ vợ tăng lên, cảnh biển và tâm trạng của ông lão thay đổi.

Câu 2 (Trang 96 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Sự thay đổi cảnh biển trong mỗi lần ông lão ra cầu xin cá vàng:

     + Lần 1: biển gợn sóng yên ả

     + Lần 2: biển xanh nổi sóng

     + Lần 3: Biển xanh nổi sóng dữ dội

     + Lần 4: Biển nổi sóng mù mịt

     + Lần 5: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm

⇒ Việc liệt kê tăng tiến, cho thấy rõ phản ứng của biển tương ứng với những đòi hỏi ngày càng vô lý, quá quắt của mụ vợ ông lão đánh cá.

- Biểu hiện của biển chính là thái độ của nhân dân trước lòng tham của con người bội bạc.

Câu 3 (trang 96 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Truyện phản ánh lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ tăng dần:

     + Lần 1: đòi chiếc máng lợn ,ới

     + Lần 2: đòi nhà rộng

     + Lần 3: đòi làm nhất phẩm phu nhân

     + Lần 4: mụ vợ đòi làm nhất phẩm phu nhân

     + Lần 5: Mụ vợ muốn làm Long Vương

- Sự phát triển của cốt truyện dựa trên việc lòng tham, đòi hỏi của mụ vợ ngày càng không giới hạn. Mụ vợ không có công gì với cá vàng nhưng lại đưa ra những đòi hỏi vô lý.

- Sự bội bạc của mụ đối với chồng:

     + Chửi chồng “đồ ngốc”, “đồ ngu”, “ngốc sao ngốc thế”

     + Đỉnh điểm khi mụ tát vào mặt ông lão “Mày cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à?

- Sự bộ bạc đi tới cùng khi người chồng- cũng là ân nhân- mụ coi như chướng ngại vật, mụ gạt ra để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.

Câu 4 (trang 96 sgk ngữ văn 6 tập 1)

- Câu chuyện được kết thúc bằng hình ảnh “ trước mắt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ”

- Hình ảnh này có ý nghĩa:

     + Với ông lão: cuộc sống trở về bình yên giản dị dù thiếu thốn.

     + Với mụ vợ: từng sống nghèo khổ, cũng từng được giàu sang nay lại nghèo khổ, đây là hình phạt cho lòng tham và sự bội bạc.

Câu 5 (trang 96 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Cá vàng trừng trị mụ vợ vì cả hai tội: tham lam và bội bạc

     + Lòng tham khiến mụ mù quáng, mất lương tri. Sự bội bạc có ý nghĩa quyết định lòng tham trở nên vô hạn độ dẫn đến việc bị trừng trị thích đáng của cá vàng đối với mụ

- Hình tượng cá vàng trong truyện thể hiện chủ đề của truyện:

     + Cá vàng thể hiện sự biết ơn đối với tấm lòng nhân hậu.

     + Cá vàng thể hiện ước mơ công lí về sự trừng phạt đối với kẻ vong ân bội nghĩa, ích kỷ, tham lam vô độ.

Luyện tập

Bài 1 ( trang 97 sgk ngữ văn 6 tập 1) Có thể đặt tên nhan đề là Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng. Không thể đặt như vậy vì:

- Về mặt hình thức: nhan đề quá dài

- Mụ vợ ông lão đánh cá là nhân vật chính, triển khai theo mạch mức độ tăng tiến theo những đòi hỏi vô lý của mụ nhưng sự đối thoại trực tiếp trong truyện là ông lão- con cá.

- Câu chuyện tô đậm lòng tốt, tính thiện của con người.


Các câu hỏi tương tự
Đỗ Khánh	Chi
Xem chi tiết
dang kieu linh
Xem chi tiết
dang sakura
Xem chi tiết
dang kieu linh
Xem chi tiết
nguyễn hoài bảo
Xem chi tiết
nguyễn hoài bảo
Xem chi tiết
Chu Mai Chi
Xem chi tiết
Rose
Xem chi tiết
Duy Lớp 6A6
Xem chi tiết