lên google đánh soạn bài cô tô là đầy đấy bn thấy cái nào đúng nhất thì viết
Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Bài văn có thể chia làm ba đoạn :
- Đoạn 1 (từ đầu ... theo mùa sóng ở đây) : Toàn cảnh Cô Tô sau bão.
- Đoạn 2 (tiếp ... là là nhịp cánh) : Cảnh mặt trời lên biển.
- Đoạn 3 (còn lại) : sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô.
Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Vẻ đẹp đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua :
- Không gian: trong trẻo, sáng sủa, bầu trời trong sáng.
- Cây trên đảo thêm xanh mượt, nước bể lại lam biếc đặm đà.
- Cát lại vàng giòn.
- Lưới càng thêm nặng.
Các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng giúp người đọc hình dung một Cô Tô bao la, trong sáng và tinh khôi.
Câu 3 (trang 91 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc, những hình ảnh so sánh được dùng để vẽ nên bức tranh rực rỡ trong đoạn 2 :
... chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn...
Chúng tạo nên một khung cảnh bình minh thật đẹp, thật rực rỡ, tráng lệ và đầy chất thơ. Những hình ảnh so sánh vô cùng độc đáo, mới lạ, lột tả rõ vẻ đẹp bình minh.
Câu 4 (trang 91 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Cảnh sinh hoạt và lao động được miêu tả trong đoạn cuối qua những chi tiết :
- Cái giếng nước ngọt : gánh và múc, để tắm, để uống.
- Chỗ bãi đá : nuôi hải sâm, thuyền đỗ vào.
Cảnh sinh hoạt khẩn trương, tấp nập, nhưng cũng là cảnh thanh bình sau bão dữ.
Luyện tập
Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Đoạn văn tham khảo :
Từ phía Đông mặt trời từ từ hiện lên bầu trời bắt đầu trút bỏ lớp áo đen để khoác vào một tấm áo đầy màu sắc, từng tia nắng vàng nhạt e thẹn chui qua những cụm mây rồi chiếu xuống mặt đất, những giọt sương sớm còn đọng lại trên từng chiếc lá được phản chiếu ánh nắng lấp lánh như những viên ngọc trai đầy màu sắc, tiếng chim hót ríu rít báo hiệu một ngày mới lại bắt đầu, vạn vật đang vươn mình đón nhận sức sống mới.
I. Đọc- tìm hiểu chung:
1. Tác giả
- Nguyễn Tuân (1910-1987), quê ở Hà Nội, là nhà văn nổi tiếng sở trường về thể tuỳ bút và ký.
- Tác phẩm của ông luôn thể hiện phong cách độc đáo tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện.
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: Đoạn trích ở phần cuối của bài kí Cô Tô - Tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo.
- Thể loại: Kí
- Phương thức biểu đạt: Miêu tả+ biểu cảm
- Bố cục: ba phần.
+ Từ đầu….ở đây: Toàn cảnh Cô Tô một ngày sau bão.(Điểm nhìn miêu tả: trên nóc đồn biên phòng Cô Tô)
+ Tiếp…..nhịp cánh: Cảnh mặt trời lên trên biển Cô Tô (vị trí: Nơi đầu mũi đảo).
+ Phần còn lại: Cảnh buổi sớm trên đảo Thanh Luân (vị trí từ cái giếng nước ngọt ở rìa đảo).
- Từ khó:
+ Ngư dân: người đánh cá.
+ Chài: Lưới đánh cá, nghề đánh cá.
+ Ghe: Thuyền nhỏ.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Cảnh Cô Tô sau cơn bão
- Trong trẻo, sáng sủa
- Cây thêm xanh mượt
- Nước biển lam biếc đậm đà
- Cát vàng giòn hơn
- Cá nặng lưới
-> NT: Miêu tả, nhân hoá, dùng nhiều TT gợi tả sắc màu vừa tinh tế vừa gợi cảm( Một bức tranh phong cảnh biển đảo trong sáng, phóng khoáng, lộng lẫy.
(- "Tác giả càng cảm thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào dã từng sinh ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây". ( Tác giả còn cảm thấy Cô Tô tươi đẹp gần gũi như quê hương của chính mình. Tác giả là người sẵn yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, đất nước)
II. Luyện tập