Sau khi thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc, Hít-le đã?
A. Chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu
B. Tiến hành đàm phán với Liên Xô để chống lại Anh và Pháp
C. Đề nghị đàm phán với Anh, Pháp để chống lại Liên Xô
D. Bắt đầu gây hấn và ráo riết chuẩn bị tiến hành chiến tranh với Ba Lan
Sau khi sáp nhập nước Áo vào lãnh thổ Đức (tháng 3 - 1938), Hít-le gây ra vụ Xuy-đét để thôn tính:
A. Ba Lan
B. Nam Tư
C. Tiệp Khắc
D. Áo
Hít-le tiến hành thôn tính Tiệp Khắc bằng cách gì?
A. Cho máy bay ném bom, bắn phá Tiệp Khắc
B. Đưa quân đội sang tấn công Tiệp Khắc
C. Xúi giục các nước láng giềng gây chiến với Tiệp Khắc rồi nhân cơ hội đó nhảy vào chiếm Tiệp Khắc
D. Xúi giục các cư dân gốc Đức sinh sống ở vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc nổi dậy đòi li khai rồi yêu cầu Chính phủ Tiệp Khắc trao quyền tự trị cho Xuy-đét
Trao vùng Xuy-đét cua Tiệp Khắc cho Đức là:
A. Liên Xô
B. I-ta-li-a
C. Mĩ
D. Anh, Pháp
Vấn đề Xuy-đét ở Tiệp Khắc đã dẫn đến sự tranh chấp gay gắt giữa
A. Đức, Tiệp Khắc, Liên Xô, Anh và Pháp.
B. Đức, I-ta-li-a, Nhật, Anh và Pháp.
C. Đức, Mĩ, Liên Xô, Anh và Pháp.
D. Đức, Tiệp Khắc, Liên Xô, Anh và Mĩ.
Từ tháng 10 - 1940, Hít-le chuyển sang thôn tính các nước:
A. Tây và Nam châu Âu
B. Đông và Bắc châu Âu
C. Đông và Nam châu Âu
D. Tây và Bắc châu Âu
Sự kiện nào sau đây đã làm thay đổi tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), thể hiện đây là cuộc chiến tranh chống Phát xít của loài người tiến bộ?
A. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và lần lượt thôn tính các nước Tây Âu.
B. Khối Đồng Minh chống Phát xít ra đời.
C. Nhật tấn công quân Mĩ ở Trân Châu cảng.
D. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản.
Sự kiện nào sau đây đã làm thay đổi tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
A. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và lần lượt thôn tính các nước Tây Âu.
B. Quân dân Liên Xô chiến đấu chống phát xít bảo vệ tổ quốc.
C. Nhật tấn công quân Mĩ ở Trân Châu cảng.
D. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản.
Xuy-đét thuộc chủ quyền của:
A. Đức
B. Tiệp Khắc
C. Pháp
D. Ba Lan