Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 không xuất phát từ lý do nào sau đây?
A. Để tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi
B. Để làm thất bại âm mưu của Pháp - Mĩ
C. Để đưa cuộc kháng chiến phát triển sang một giai đoạn mới
D. Để làm phá sản âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp
Những hoạt động ngoại giao của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm 1946 phản ánh điều gì trong vấn đề đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc?
A. Sử dụng ngoại giao để phục vụ cho cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự
B. Sử dụng ngoại giao như một sách lược điều đình sự bùng nổ cuộc chiến tranh
C. Thể hiện thiện chí giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình
D. Phản ánh xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai
Bài học kinh nghiệm nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) được Đảng ta vận dụng trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ quốc gia hiện nay?
A. Kiên quyết giữ vững chủ quyền bằng đấu tranh ngoại giao.
B. Giữ vững hòa bình hữu nghị, không can thiệp vào nội bộ bất kì nước nào.
C. Chỉ dùng vũ lực bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc.
D. Giữ vững độc lập, tự chủ, không đánh đổi chủ quyền lấy hòa bình hữu nghị viển vông.
Tinh thần yêu chuộng hòa bình trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng ta phát huy như thế nào trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay?
A. Đàm phán, chia sẻ quyền lợi.
B. Nhân nhượng một số quyền lợi.
C. Chấp nhận đánh đổi một phần chủ quyền biển đảo.
D. Đấu tranh hòa bình trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế.
Ngày 19/12/1946, Đảng và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa phát động kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp vì
A. Thực dân Pháp bội ước, tấn công ta ở nhiều nơi.
B. Thực dân pháp gây ra hàng loạt vụ thảm sát ở Hà Nội.
C. Xuất phát từ khát vọng độc lập của nhân dân.
D. Điều kiện đấu tranh hòa bình không còn nữa.
Sự kiện nào trực tiếp đưa đến quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?
A. Pháp cho quân đánh úp Ủy ban Nhân dân Nam Bộ (23/9/1945).
B. Pháp đánh chiếm một số vị trí ở Lạng Sơn, hải Phòng (tháng 11/1946).
C. Pháp gây hấn ở Hà Nội: đốt nhà Thông tin, đánh chiếm cơ quan Bộ Tài chính (12/1946).
D. Pháp gửi tối hậu thư, đòi quyền kiểm soát Thủ đô Hà Nội (18/12/1946).
Ý nào dưới đây không phải là kết quả cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản Trung quốc và Quốc dân đảng?
A. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập.
B. Chính quyền Quốc dân đảng bị sụp đổ.
C. Quốc dân đảng và Đảng cộng sản thoả hiệp thành lập một chính phủ chung.
D. Lực lượng Quốc dân đảng bị đánh bại, lục địa Trung Quốc được giải phóng.
Cuộc nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra từ khi
A. Chiến tranh thế giới thứ hai đang tiếp diễn.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai chưa bùng nổ.
Cuộc nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra từ khi
A. Chiến tranh thế giới thứ hai đang tiếp diễn.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc.
D. Chiến tranh thế giới thứ hai chưa bùng nổ.
Kết quả của cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng cộng sản (1946 - 1949) ở Trung Quốc là
A. Thắng lợi thuộc về Đảng Cộng sản.
B. Sự tan rã của Đảng cộng sản.
C. Thắng lợi thuộc về Quốc dân Đảng.
D. Sự tan rã của Quốc dân Đảng.