Khi Pháp đánh và Đà Nẵng, thái độ của triều đình Huế
A. cùng với nhân dân đứng lên chống Pháp đến cùng.
B. hoang mang dao động, thiếu kiên quyết chống giặc.
C. chấp nhận đầu hàng giặc ngay từ đầu.
D. thỏa hiệp với Pháp để đàn áp, bóc lột nhân dân ta.
Khi quân Pháp đánh vào Đà Nẵng, bị quân ta chặn lại trên bán đảo Sơn Trà và bị giam chân suốt 5 tháng, quân Pháp đã
A. không sao tiến sâu được vào trong đất liền.
B. không chiếm được đảo Sơn Trà.
C. không chiếm được Đà Nẵng.
D. không khuất phục được triều đình Huế.
Vì sao khi quân Pháp đánh thành Hà Nội, quân đội triều đình nhà Nguyễn ở thành Hà Nội nhanh chóng bị thất thủ?
A. Quân triều đình đã thực hiện chiến thuật phòng thủ, chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến.
B. Quân triều đình chống trả yếu ớt.
C. Quân triều đình mất cảnh giác, bị động đối phó.
D. Quân triều đình sớm đầu hàng giặc.
Trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp (1858 - 1884) của nhân dân ta, tính chất chống phong kiến được thể hiện từ sau khi triều đình Huế ký hiệp ước nào với thực dân Pháp?
A. Hiệp ước Patơnốt 1884
B. Hiệp ước Nhâm Tuất 1862
C. Hiệp ước Giáp Tuất 1874
D. Hiệp ước Hácmăng 1883
Thực hiện những điều đã cam kết với Pháp, triều đình Huế ra lệnh giải tán phong trào kháng chiến ở
A. Đà Nẵng và Huế.
B. Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung,
C. Gia Định và Gò Công.
D. Gia Định và Định Tường.
Những ai đã lãnh đạo nhân dân ở Nghệ An, Hà Tĩnh nổi dậy chống Pháp sau khi triều đình Huế kí Hiệp ước 1874 với Pháp?
A. Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Huy Điển.
B. Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc.
C. Nguyễn Văn Trường và Tôn Thất Thuyết.
D. Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.
Khi vào Đà Nẵng, các đội quân nào bị quân ta chặn đánh và giam ở đảo Sơn Trà suốt năm tháng liền?
A. Các đội quân lính thủy đánh bộ của Pháp.
B. Các đội quân tinh nhuệ của Pháp và quân triều đình Huế.
C. Đội quân của Pháp -Tây Ban Nha.
D. Đội quân của Pháp - Anh.
Quyền “bảo hộ” của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì được triều đình Huế chính thức thừa nhận qua việc
A. kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874).
B. kí Hiệp ước Hácmăng (1883).
C. kí Hiệp ước Patơnốt (1884).
D. kí Hiệp ước Thiên Tân (1884).
Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp?
A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản.
B. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường,
C. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi.
D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.