1.Người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật
hình sự?
A. Không chấp hành tín hiệu đèn giao thông. B. Tranh chấp quyền lợi khi li hôn.
C. Sản xuất pháo nổ trái phép.
D. Hủy bỏ giao dịch dân sự.
2.Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm
pháp luật nào dưới đây?
A. Hành chính.
B. Kỉ luật.
C. Dân sự.
D. Hình sự
3.Những người có hành vi không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quy ền áp
dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của
pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Hiệu lực tuyệt đối.
D. Khả năng đảm bảo thi hành cao.
4: Muốn người dân thực hiện đúng pháp luật, đòi hỏi Nhà nước phải làm như thế nào để người
dân biết được các quy định của pháp luật?
A. Tuyên truyền quy chế đối ngoại.
B. Sử dụng các biện pháp cưỡng chế.
C. Tuyên truyền và phổ biến pháp luật.
D. Sử dụng các thủ đoạn cưỡng chế.
Những quy tắc sử dụng chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là nội dung đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy định phổ biến.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Những quy phạm đạo đức phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội được Nhà nước đưa vào trong các quy phạm pháp luật là thẻ hiện mối quan hệ giữa pháp luật với
A. chính trị
B. đạo đức.
C. xã hội
D. kinh tế.
Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính phổ cập.
C. Tính rộng rãi.
D. Tính nhân văn.
Đặc trưng nào của pháp luật để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Cả A, B, C.
Đặc trưng nào của pháp luật để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Cả A, B, C.
Trong những năm qua, di tích lịch sử - văn hóa ở một số nơi thường bị người dân xâm phạm. Trên cơ sở pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa và pháp luật hình sự, các cơ quan chức năng đã xử lý vi phạm hành chính với những người vi phạm. Trong những trường hợp này, pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa và pháp luật hình sự đã thể hiện vai trò nào dưới đây ?
A. Là phương tiện để Nhà nước trừng trị kẻ phạm tội.
B. Là công cụ để nhân dân đấu tranh với người vi phạm.
C. Là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội.
D. Là công cụ để hoạch định kế hoạch bảo vệ di sản văn hóa.
Quá trình xây dựng pháp luật, Nhà nước luôn đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội vào quy phạm pháp luật. Đặc trưng này thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với yếu tố nào?
A. Kinh tế.
B. Chính trị.
C. Đạo đức.
D. Phong tục tập quán.
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là:
a. Trong mọi trường hợp, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
b. Chỉ được khám xét chỗ ở của một người khi được pháp luật cho phép và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
c. Công an có quyền khám chỗ ở của một người khi có dấu hiệu nghi vấn ở nơi đó có phương tiện, công cụ thực hiện tội phạm.
d. Việc khám xét chỗ ở phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
e. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác, nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.