Theo lời tuyên bố của Ra-ma:
a) Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ gì?
A. Danh dự người anh hùng bị xúc phạm khi Ra – va- na dám cướp vợ của chàng
B. Tình yêu thương của người chồng đối với vợ, khát khao đoàn tụ vợ chồng.
C. Cả hai lí do trên.
b) Chàng ruồng bỏ Xi-ta vì lí do gì?
A. Danh dự không cho phép người anh hùng chấp nhận một người vợ đã chung chạ với kẻ khác.
B. Sự ghen tuông của người chồng không chấp nhận người vợ đã chung chạ với kẻ khác.
C. Cả hai lí do trên.
c) Phân tích những từ ngữ lặp đi lặp lại nhiều lần trong lời nói của Ra-ma cho thấy ý chí, tâm trạng của chàng.
d) Phân tích thái độ của Ra-ma khi Xi-ta bước lên giàn lửa?
Khi nói những lời ruồng rẫy Xi-ta, Ra-ma chủ yếu đứng trên cương vị nào?
A. Một người chồng trước người vợ không chung thủy.
B. Một đức vua trước đông đảo dân chúng.
C. Một người anh hùng vừa chiến thắng.
D. Một kẻ đang chịu án lưu đày.
Vì sao Xi-ta quyết định nộp mình cho lửa?
A. Đau đớn và tủi nhục.
B. Căm giận và oán hờn Ra-ma.
C. Bế tắc không tìm được lối thoát.
D. Để chứng minh phẩm tiết của mình.
Trong những câu sau, câu nào anh (chị) cho là đúng :
a) Muốn chiến thắng đòi hỏi ta phải chủ động tiến công.
b) Muốn chiến thắng, ta phải chủ động tiến công.
c) Được tham quan danh lam thắng cảnh làm chúng ta thêm yêu đất nước.
d) Được tham quan danh lam thắng cảnh, chúng ta càng thêm yêu đất nước.
e) Qua hoạt động thực tiễn nên ta rút ra được những kinh nghiệm quý báu.
g) Qua hoạt động thực tiễn, ta rút ra được những kinh nghiệm quý báu.
h) Nhờ trải qua hoạt động thực tiễn, nên ta rút ra những kinh nghiệm quý báu.
Theo lời tuyên bố của Ra-ma, chàng tiêu diệt quỷ vương Ra-va-na để cứu Xi-ta vì động cơ gì?
A. Vì danh dự của bản thân và dòng họ bị xúc phạm khi vợ mình bị kẻ khác cướp.
B. Vì tình yêu thương khát khao đoàn tụ gia đình.
C. Vì danh dự và khát khao quyền lực của Ra-ma và dòng họ.
D. Vì danh dự của bản thân, dòng họ bị xúc phạm và tình yêu Xi-ta, sự khát khao đoàn tụ gia đình.
Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:
“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?
Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.”
(Trích Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên, SGK Ngữ văn 10, trang 60, tập II, NXBGD 2006)
Câu văn nào trong văn bản có ý bác bỏ quan niệm “đổi cứng ra mềm” của những kẻ sĩ cơ hội, cầu an? Cách bác bỏ thuyết phục người đọc nhờ dựa trên cơ sở nào?
Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba (1442) được xem là bài văn bia quan trọng nhất trong số 82 bài văn bia ở Văn Miếu (Hà Nội), chủ yếu vì?
A. Đây là bài văn bia hay nhất trong số 82 bài văn bia.
B. Đây là bài văn bia viết công phu nhất trong số 82 bài văn bia.
C. Đây là bài có ý nghĩa như một lời tựa chung cho cả 82 bài văn bia.
D. Đây là bài được nhiều người biết đến nhất trong 82 bài văn bia.