Quê hương đẹp mãi trong tôi
Dòng sông bên lở bên bồi uốn quanh
Cánh cò bay lượn chòng chành
Đàn bê gặm cỏ đồng xanh mượt mà
Sáo diều trong gió ngân nga
Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương
Bức tranh đẹp tựa thiên đường
Hồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa tình.
( “Bức tranh quê” Thu Hà )
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào ?
Thơ tự do
Lục bát
Lục bát biến thể
Thơ tám chữ
2.Câu 2. Em hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong bài thơ ?
Thuyết minh
Tự sự
Biểu cảm
Miêu tả
3.Câu 3. Nhà thơ gửi gắm tình cảm gì qua bài thơ trên?
Nhà thơ gửi gắm niềm thích thú khi gợi lại những kỉ niệm thời thơ ấu.
Nhà thơ gửi gắm tình yêu quê hương da diết, dạt dào.
Nhà thơ gửi gắm tình yêu thương gia đình.
Nhà thơ gửi gắm tâm trạng nhớ người thương khi xa quê.
4.Câu 4. Câu thơ: “Bức tranh đẹp tựa thiên đường” sử dụng biện pháp tu từ nào?
Liệt kê
Điệp ngữ
Nhân hoá
So sánh
5.Câu 5. Dòng nào thể hiện đúng tác dụng của biện pháp sử tu từ dụng trong câu thơ : “Bức tranh đẹp tựa thiên đường” ?
Thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, của những con người lao động cần cù, chịu khó.
Nhấn mạnh vẻ đẹp quê hương yên bình nhưng vô cùng lộng lẫy.
Quê hương hiện lên xinh đẹp, điệu đà, cuốn hút như một thiếu nữ.
Nỗi nhớ quê hương, ca ngợi vẻ đẹp con người.
6.Câu 6. Cho biết việc dùng cụm động từ “ bay lượn chòng chành” làm thành phần vị ngữ trong câu Cánh cò bay lượn chòng chành có tác dụng gì?
Giúp câu thơ miêu tả cụ thể, chi tiết, rõ nét hơn hình ảnh cánh cò.
Giúp câu thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi tả, gợi cảm.
Tạo âm hưởng cho câu thơ êm đềm, nhịp nhàng.
Tạo nhịp thơ nhanh, mạnh, dồn dập cho câu thơ.
1. Lục bát
2. Biểu cảm
3. Nhà thơ gửi gắm tình yêu quê hương da diết, dạt dào.
4. So sánh
5. Nhấn mạnh vẻ đẹp quê hương yên bình nhưng vô cùng lộng lẫy.
6. Giúp câu thơ miêu tả cụ thể, chi tiết, rõ nét hơn hình ảnh cánh cò