Phân tích cấu tạo của những câu sau và kết luận kiểu
câu
1. Nhà tôi, tôi cứ ở.
2. Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ.
3. Chắc chắn bạn ấy là người tốt.
4. Còn anh, anh có cho rằng chúng tôi sai không?
5. Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ
đứng yên đó thôi.
Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu ghép sau và chỉ rõ quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép: 4. Chúng ta càng chủ quan, dịch bệnh càng phát triển nhanh và nguy hiểm. 5. Bạn muốn an toàn ở nhà hay bạn muốn đi cách ly. 6. Lan không những học giỏi mà còn hát hay. 7. Cả lớp yên lặng: tất cả đang chờ nghe kết quả kiểm tra. 8. Cô giảng bài và học sinh lắng nghe. 9. Tiết đầu là môn Toán và tiết hai là môn Văn. 10. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. 11.Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. 12. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ… 13.Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. 14.Vì thái độ chủ quan của một số người nên dịch bệnh covid đã lây lan rộng. 15. Nếu bạn chăm học thì thầy cô rất vui lòng. 16. Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ trôi. 17.Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. 18. Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ trôi.
Nhà văn Pháp đã nói" Đọc 1 câu thơ hay là ta đã bắt gặp tâm hồn của con người ".Qua bài thơ " Bạn đến chơi nhà " của Nguyễn khuyến, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
( Vt thành bài văn giúp mình ạ )
Có ý kiến cho răng:"Đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình người trong đó". Qua tác phẩm"Ông Đồ" của Vũ Đình Liên, hãy làm sáng tỏ nhận xết trên.
Đọc đoạn trích dưới đây:
''... Đã đến lúc chúng ta cần phải đối diện với sự thật rằng, im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác. Đã đến lúc chúng ta không thể trốn tránh được thực tế nghiệt ngã rằng im lặng có thể cho ta sự yên ổn tạm thời, nhưng dần dần nó sẽ xói mòn lương tâm, làm thui chột ý chí phản biện, tinh thần hướng thiện, sức mạnh đấu tranh cho cái đúng của không chỉ bản thân ta mà cả của những người quanh ta. Sự yên ổn ấy, đáng tiếc thay chắc chắn sẽ không kéo dài lâu. Nó sẽ mau chóng qua đi và trả lại cho ta những mất mát, tổn thương với cấp số nhân so với chút yên bình giả tạo.
Phá vỡ thói quen im lặng là một quá trình đấu tranh dai dẳng và khắc nghiệt trong bản thân mỗi chúng ta. Hãy bắt đầu bằng việc lục vấn bản thân mỗi khi rằn lòng im lặng trước cái sai. Hãy kiên trì tìm đáp án cho câu hỏi “cái sai ấy, nếu mãi tồn tại, sẽ dẫn chúng ta về đâu?”. Hãy thử đặt câu hỏi liệu có một ngày nào đó, sự im lặng khiến chúng ta hay những người thân của chúng ta trở thành nạn nhân của một quyết định sai lầm nào đó được nuôi dưỡng bởi chính sự im lặng của chúng ta? Hãy thử mường tượng đáng nhẽ viễn cảnh đó sẽ không xảy ra nếu sự im lặng của chúng ta được thay thế bằng những góp ý, việc làm cụ thể.
Hãy bắt đầu phá vỡ thói quen im lặng bằng những lời nói, việc làm cụ thể để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ những sự thật mà trái tim bạn luôn gọi tên. Hãy bắt đầu từ việc ca ngợi những giá trị tốt đẹp, cốt lõi, hướng thiện được hun đúc bởi cả cộng đồng, được rèn trải qua nhiều thế hệ. Hãy bắt đầu bằng việc lên tiếng bảo vệ, đứng về phía những người/nhóm người thiệt thòi, yếu thế. Hãy đấu tranh, phản biện lại mọi hình thức kì thị, phân biệt đối xử, góp phần đem lại sự công bằng, sự thừa nhận của cộng đồng.''
(Sự tàn nhẫn của im lặng, Nguyễn Công Thảo, http://dienngon,vn)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra tác hại của sự im lặng trước cái sai được nêu trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, để phá vỡ thói quen im lặng" thì bản thân mỗi chúng ta cần phải làm gì?
Câu 3. Theo anh/chị, việc tác giả nhiều lần sử dụng từ ngữ "Hãy bắt đầu" góp phần mang lại hiệu quả nghệ thuật gì?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác” ? Vì sao?
Câu thơ “Hồn ở đâu bây giờ?” là câu nghi vấn. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Nếu chúng ta bỏ hết yếu tố kể trong đoạn văn trên chỉ còn lại câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ không thành truyện, người đọc sẽ không hiểu được tác giả muốn viết điều gì. Bởi “chuyện” phái được tạo nên từ cốt truyện, từ sự việc và hành động của nhân vật. Từ đó người đọc mới hiểu điều tác giả muốn diễn đạt. Phát biểu trên đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Dấu hai chấm trong ví dụ sau dùng để đánh dấu lời đối thoại. Đúng hay sai?
Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cũng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy?...”
(Hai cây phong)
A. Sai
B. Đúng
Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Khi con tu hú” chính là tác giả. Điều đó đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai