Qua bài thơ "Ngắm trăng"
-Mặc dù ở trong hoàn cảnh bị giam hãm trong tù : ko có rượu cũng chẳng có hoa nhưng Bác Hồ vẫn ko hề chán nản tuyệt vọng mà ngược lại người vẫn luôn giữ được phong thái ung dung tự tại và hòa mình vào thiên nhiên hơn thế nữa Người đã hoàn thành một cách ngoạn mục cuộc vượt ngục bằng tinh thần để rồi đắm mình trong không gian rộng lớn mênh mông và thơ mộng cùng ánh trăng ở ngoài song sắt nhà tù tối tăm dơ bẩn kia
Qua bài thơ:"đi đường"
- Từ nhà ngục này chuyển sang nhà ngục khác mà chân tay lại bị chói nhưng Bác đã vượt lên trên hoàn cảnh ấy vượt qua bao hiểm trở cũng như khó khăn trên đường đi với tâm hồn thi sĩ Bác đã viết nên những vần thơ rất hay này thể hiện tình yêu của mình với thiên nhiên , như muốn hòa vào thiên nhiên hùng vĩ với "núi cao rồi lại núi cao trập trùng" mới đọc câu thơ này lên đã đủ thấy những thử thách to lớn đối với người leo nó và dường như ko ai có thể vượt qua được nhất là ở trong tình trạng bị áp giài chân tay bị chói chặt như Bác thì khó ai tin được Người có thể vượt qua muôn trùng núi như vậy thế nhưng Người đã làm được để rồi :"thu vào tầm mắt muôn trùng núi non"
Từ đây ta có thể thấy ý chí quyết tâm vượt qua mọi gian nan của Bác ko điều gì có thể sánh được vượt qua bao núi Bác tưởng tượng như chính những ngọn núi ấy là bạn đồng hành của mình chứ hoàn toàn ko phải là nhưng trở ngại cản bước chân của mình
Qua bài thơ "tức cảnh Pác bó"
- ở vảo một hoàn cảnh hoàn toàn khác so với 2 bài trước vì Bác vẫn được tự do nhưng Người lại vấp phải nhưng khó khăn khác khó khăn về măt vật chất ; Bác đang làm một công việc hết sức trọng đại vạch đượng cho Cách Mạng đó là : "dịch sử Đảng" và đáng nhẽ ra nó phải được thực hiện trong một căn phòng đầy đủ tiện nghi nhưng thực tế Bác đã làm việc đo trên một chiếc bàn đá lại còn chông chênh không vững nhưng Bác vẫn không hề than vãn mà vẫn làm với một tâm thế rất khoan thai, thoải mái .Hình ảnh Bác hiện lên là hình ảnh một con người dù cho ở bất kì hoàn cảnh nào Người vẫn luôn hướng về phía trước và luôn thể hiện niềm vui đối với cách mạng, được sống và hòa mình vào thiên nhiên
Tóm lại, vượt lên trên mọi hoàn cảnh dù là khó khăn nhất Bác vẫn luôn giữ cho mình một phong thái ung dung một tinh thần thép và 1 tâm thế tĩnh tại khoan thai, Người rất yêu thiên nhiên vì thế trong mọi hoàn cảnh Người lun hòa mình vào với thiên nhiên và tạo nên những vần thơ mang đầy chất hiện thực này
Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến người lãnh đạo thiên tài của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng nhắc đến Bác, còn là nhắc đến một lối sống thanh bạch, khiêm nhường, suốt đời chỉ chăm lo đến sự nghiệp cách mạng của đất nước. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang".
Bài thơ ra đời năm 1942, một thời gian ngắn sau khi Bác Hồ về nước. Trở lại Tổ quốc sau hơn ba mươi năm bôn ba, lặn lội, Bác Hồ ở trong một hang nhỏ tại Pác Bó, Cao Bằng. Khung cảnh thiên nhiên và đời sống sinh hoạt nơi đây đã khiến Người “tức cảnh sinh tình” và viết nên bài thơ này.
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”
Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!
Nơi thâm sơn cùng cốc ấy, Người ở - ăn - làm việc như thế nào?
“Sáng ra bờ suối tối vào hang”, câu thơ cho biết không gian sống của Bác là không gian núi rừng hoang sơ, dân dã: suối, hang. Không phải là tòa biệt thự đồ sộ, không phải là giường ấm, đệm êm dù Bác đang là một yếu nhân của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian lao của đất nước, Người sẵn sàng sẻ chia thiếu thốn. Câu thơ có sự đối xứng nhịp nhàng: “sáng” - “tối”, “suối” - "hang”, “ra” - “vào”. Không gian và thời gian khép lại câu thơ đầy bóng tối: “tối”, “vào”, “hang”. Điều đó đã nhấn mạnh những gian khổ trong điều kiện ở của Bác. Chẳng nhừng vậy, điều kiện ăn uống của Bác cũng rất hạn chế: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng (vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!). Nhưng dẫu thiếu thôn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân.
Và điều kiện làm việc của Người cũng không tránh khỏi những thiếu thốn “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Từ “chông chênh” là từ láy chỉ tư thế không vững chãi, ở vị trí bấp bênh. Hình ảnh “bàn đá chông chênh" vừa gợi sự gian khổ của điều kiện làm việc vừa gợi tình thế gian nan của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Hình ảnh Bác Hồ đăm chiêu làm việc bên một "bàn đá chông chênh” gợi bao niềm cảm động trong lòng độc giả. Nhưng Bác không để cảm hứng bài thơ xuôi theo cảm xúc ủy mị, yếu ớt của sự thiếu thốn, gian khổ. Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:
“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”
“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên. Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt “Tức cảnh Pắc Bó”.
“Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông. Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ... điều đó góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
Cùng với “Vọng nguyệt”, “Nguyên tiêu”, “Cảnh khuya”...,“Tức cảnh Pác Bó” xứng đáng là một trong những bức chân dung tinh thần xinh xắn của con người vĩ đại Hồ Chí Minh.
K NHA MẤY BN!!!!!!!!!!!!!!