Propan là hiđrocacbon có tính chất tương tự metan và có công thức phân tử C 3 H 8 . Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa propan và clo khi chiếu sá để tạo ra C 3 H 7 Cl.
Propan là hiđrocacbon có tính chất tương tự metan và có công thức phân tử C 3 H 8 . Viết công thức cấu tạo của propan.
Butan là một hidrocacbon có tính chất tương tự metan và có công thức phân tử là C 4 H 10 .
a) Viết công thức cấu tạo mạch thẳng của butan.
b) Viết phương trình phản ứng đốt cháy butan.
c) Viết phương trình phản ứng thế với clo.
A là một hiđrocacbon no, mạch hở. Khi đốt cháy hoàn toàn một lượng A với lượng oxi vừa đủ thì thấy tổng số mol các chất trước phản ứng và sau phản ứng bằng nhau.
a) Xác định công thức phân tử của A
b) Viết các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện) thực hiện dãy chuyển hóa sau:
Cho biết: các chất trên đều là hợp chất hữu cơ, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học. Phân tử Z chỉ chứa có 1 nguyên tử Cl, R là một nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp chất dẻo.
Chất hữu cơ X khi đốt cháy tuân theo phương trình hoá học :
aX + 3 O 2 → 2C O 2 + 2 H 2 O
Hãy xác định công thức phân tử của X và viết phương trình hoá học. Biết a là số nguyên, dương.
Hiđrocacbon X có công thức phân tử là C 4 H 10 . Biết X có phản ứng thế với clo (clo thế hiđro ở vị trí bất kì) khi có ánh sáng. Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra khi cho X tác dụng với Cl 2 theo tỉ lệ 1 : 1 về số mol để tạo ra C 4 H 9 Cl
Lấy cùng số mol hai hiđrocacbon CxHy và Cx+2Hy+4 (x, y là các số nguyên dương) đem đốt cháy hoàn toàn thấy thể tích khí oxi cần dùng ở hai phản ứng này gấp 2,5 lần. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất. a. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b. Tìm công thức phân tử của hai hiđrocacbon trên.
Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 5,6 gam hỗn hợp khí X gồm C,H, và C,Hg .Sau phản ứng thu được 16,5 gam CO2 . a. Viết phương trình phản ứng hoá học xảy ra . b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi khí có trong hỗn hợp X. c. Hai chất khí trong hỗn hợp khí X nói trên, thì chất khí nào có thể làm mất màu dung dịch brom. Vi sao?
Cho 3 hiđrocacbon có cùng số nguyên tử cacbon là X, Y và Z. Biết Y và Z đều làm mất màu dung dịch brom, từ Z có thể điều chế axit axetic bằng 2 phản ứng. Xác định công thức cấu tạo các chất X, Y và Z. Viết phương trình hóa học của các phản ứng.