Polipropen (PP) là một loại polime có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất : như dùng để chế tạo các thùng chứa hóa chất, bồn chứa nước, bình phun thuốc trừ sâu... Một đoạn mạch phân tử của polipropen được biểu diên như sau:
Viết phương trình tổng quát của phản ứng tạo polipropen từ propen
Teflon là một polime tổng hợp có rất nhiều ưu điểm như: bền với axit, kiềm và các chất oxi hóa có khả năng cách điện cao, chống dính cao, bền với nhiệt. Với các ưu điểm trên, Teflon xứng đáng với danh hiệu “Vua” chất dẻo.
a) Viết công thức chung của mạch Teflon.
b) Phân tử khối trung bình của một đoạn mạch Teflon là 250000 đvC, hãy tính số mắt xích ứng với đoạn mạch polime này.
Polime X được tạo bởi một loại mắt xích có 38,4% cacbon; 56,8% clo ; còn lại là hiđro về khối lượng.
- Xác định công thức cấu tạo và goi tên của X. Biết trong mỗi mắt xích chỉ chứa 1 nguyên tử clo.
- Cho biết một số ứng dụng của X trong thực tế.
Một polime (Y) có cấu tạo mạch như sau:
… . – C H 2 – C H 2 – C H 2 – C H 2 – C H 2 – …
Công thức 1 mắt xích của polime (Y) là
A. – C H 2 – C H 2 – C H 2 –
B. – C H 2 – C H 2 – C H 2 – C H 2 –
C. – C H 2 –
D. – C H 2 – C H 2 –
Axit sunfuric H2SO4 là một trong những hóa chất có ứng dụng hàng đầu trong đời sống như: sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất giặt rửa tổng hợp, tơ sợi hóa học, chất dẻo, sơn, dược phẩm. Trên thế giới mỗi năm người ta sản xuất khoảng 160 triệu tấn H2SO4 từ lưu huỳnh hoặc quặng pirit FeS2 theo sơ đồ sau:
a. Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa trên (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
b. Trong thực tế sản xuất, để an toàn người ta không hấp thụ trực tiếp SO3 vào nước mà hấp thụ SO2 vào H2SO4 đặc để tạothành Oleum (H2SO4.nSO3). Tùy theo mục đích sử dụng người ta hòa tan Oleum vào nước để thu được dung dịch H2SO4 có nồng độ theo yêu cầu. Hòa tan hoàn toàn 16,9 gam Oleum vào nước thu được 25 gam dung dịch H2SO4 78,4%. Xác định công thức của Oleum.
Trinitrotoluen là một loại thuốc nổ, có công thức phân tử C7H5N3O6, khi nổ tạo thành hỗn hợp khí cacbon monoxid, hơi nước, nitơ và muội than.
(a) Viết phản ứng nổ của TNT. Lưu ý phản ứng nổ không phải là phản ứng cháy.
(b) Hexanit là một loại chất nổ có chứa theo khối lượng 60% TNT và 40% HND (có công thức phân tử C12H5N7O12). Tính thành phần % theo khối lượng và theo số mol của các nguyên tố có trong Hexanit. Từ tỷ lệ số mol các nguyên tố, đề nghị các chất có thể tạo thành từ quá trình nổ Hexanit và tính hàm lượng % theo số mol của các chất đó.
Hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng phân tử khối là 46 đvC, đều chứa các nguyên tố C, H, O và mỗi chất chỉ chứa một loại nhóm chức đã học, có các tính chất sau:
– X, Y tác dụng với Na giải phóng khí H2.
– Dung dịch Y làm quì tím hóa đỏ.
a) Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của X, Y và viết các phương trình hóa học xảy ra.
b) Chất Y có trong nọc kiến. Khi bị kiến cắn, để giảm sưng tấy nên chọn chất nào bôi vào vết thương trong số các hóa chất sau: vôi tôi, giấm ăn, nước, muối ăn. Viết phương trình hóa học giải thích cho lựa chọn đó.
c) Cho 13,8 gam hỗn hợp gồm X, Y phản ứng hết với Na vừa đủ, thu được V lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn. Tính giá trị V, m.
Cho 5 hợp chất hữu cơ A, B, C, D và E là các đồng phân của nhau (chỉ chứa C, H và O), trong đó cacbon chiếm 55,8% và có khối lượng mol phân tử nhỏ hơn 170 g/mol.
(a) Xác định công thức phân tử chung của A, B, C, D và E.
Trong 5 chất, chỉ có 2 hợp chất A và B cho phản ứng với dung dịch NaHCO3 (có sủi bọt khí), cả A và B đều có nhóm CH3, nhưng hợp chất B có đồng phân cis/trans.
Cho từng chất C, D và E phản ứng với dung dịch NaOH, sau đó trung hòa bằng dung dịch HCl, từ C thu được các chất hữu cơ F và G, từ D thu được các chất hữu cơ H và I, từ E thu được các chất hữu cơ K và L. Trong đó G là hợp chất không bền và chuyển hóa ngay thành G’ (G và G’ có cùng công thức phân tử). Cho biết F, H và K cũng cho phản ứng với dung dịch NaHCO3. Khi oxy hóa bằng H2CrO4, hợp chất G’ chuyển hóa thành F và hợp chất L chuyển hóa thành H. Phản ứng của H với bạc nitrat trong amoniac chỉ tạo thành các chất vô cơ.
(b) Xác định công thức cấu tạo của các chất và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. Cho biết trong các phản ứng trên crôm chuyển hóa thành H2CrO3.
(c) Viết phương trình phản ứng polime hóa của A và C.
(d) Một trong hai polime thu được trong câu (c) tan dễ trong dung dịch NaOH nguội, polime còn lại không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch NaOH nóng. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra và giải thích vì sao có sự khác biệt trên.
Chất hữu cơ A mạch hở, thành phần chính chứa C, H, O trnong đó oxi chiếm 44,44% về khối lượng. Phân tử khối của A là 144 đvC. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ cô cạn thì phần rắn thu được coi như chỉ chứa một muối B và phần hới chứa hai chất hữu cơ C, D trong đó C có khả năng hợp H2 tạo thành rượu.
1. Tìm các công thức cấu tạo có thể có của A.
2. Biết rằng hai chất hữu cơ C, D đều là rượu. Xác định công thức cấu tạo của A, B,C, D và viết các phương trình phản ứng.