Hãy kết nối nội dung ở cột bên trái với cột bên phải cho phù hợp về nguồn gốc hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản
1. Giai cấp vô sản
2. Giai cấp tư sản
a) Chủ xưởng
b) Nông dân bị mất đất
c) Chủ đất
d) Thợ thủ công bị phá sản
e) Thương nhân
A. 1 – b, d; 2 – a, c, e.
B. 1 – b, c; 2 – a, d, e
C. 1 – b, b; 2 – c, d, e
D. 1 – d, e; 2 – a, b, c
Công trường thủ công thay thế cho xưởng thủ công phường hội. Đó là một trong các biểu hiện của
A. sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa
B. sự ra đời của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
C. quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong công nghiệp
D. quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp
trong lãnh địa phong kiến lực lượng sản xuất chính là
A . thương nhân
B . Nô lệ
C . nông dân
D . thợ thủ công
Các xưởng thủ công do nhà nước, tổ chức và quản lí trong các thế kỉ XI – XV được gọi là
A. Đồn điền
B. Quan xưởng
C. Quân xưởng
D. Quốc tử giám
Cuối thế kỉ XIX, nhiều đảng công nhân, đảng xã hội, nhóm công nhân tiến bộ được thành lập như: Đảng Công nhân xã hội Mĩ, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Đức, Đảng Công nhân Pháp, nhóm Giải phóng lao động Nga. Tổ chức nào được thành lập sớm nhất?
A. Đảng Công nhân xã hội dân chủ Đức
B. Đảng Công nhân xã hội Mĩ
C. Đảng Công nhân Pháp
D. Nhóm Giải phóng lao động Nga
hoạt động chủ yếu trong thành thị là
A . nông nghiệp và công nghiệp
B . thủ công nghiệp
C . thủ công nghiệp và thương nghiệp
D . thương nghiệp
Ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu sau đây:
A. Cư dân phương Đông lấy nông nghiệp và thủ công nghiệp làm gốc trong cuộc sống của mình.
B. Sông Nin là quà tặng của Ai Cập.
C. Sông Hằng đã mang một lượng phù sa khá màu mỡ cho Trung Quốc.
D. Quốc gia cổ đại Ai Cập được hình thành vào khoảng giữa thiên nhiên kỷ IV.
E. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp nên các cư dân phương Đông phải tập trung sức người để chống trọi với thiên nhiên ngoại xâm.
F. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành khi cư dân mới sử dụng công cụ lao động bằng đá, tre, gỗ.
G. Công tác thủy lợi là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự hình thành nhà nước cổ đại phương Đông.
Ý nào không phản ánh chính xác mục đích của việc các triều đại phong kiến nước ta đều thành lập xưởng thủ công nhà nước (quan xưởng), tập trung các thợ giỏi trong nước?
A. Chuyên lo việc đúc tiền
B. Rèn đúc vũ khí và đóng các loại thuyền chiến phục vụ quân đội
C. May mũ áo cho nhà vua, quan lại và quý tộc, xây dựng các cung điện, dinh thự
D. Vừa sản xuất, vừa buôn bán
Câu 10: Trong xã hội nước ta dưới thời Bắc thuộc mâu thuẫn xã hội nào là cơ bản nhất?
A. giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến.
B. giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ phương Bắc.
C. giữa quý tộc với chính quyền đô hộ phương Bắc.
D. giữa nông dân với chính quyền đô hộ phương Bắc.
Câu 11: Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước
ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X nhằm thực hiện âm mưu gì?
A. Sát nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.
B. Biến nước ta thành thuộc địa kiểu mới.
C. Biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá.
D. Biến nước ta thành căn cứ quân sự để xâm lược các nước khác.
Câu 12: Sau khi chiếm được Âu Lạc, nhà Triệu chia nước ta thành hai quận là
A. Giao Chỉ và Cửu Chân
B. Cửu Chân và Nhật Nam
C. Nhật Nam và Giao Chỉ
D. Giao Chỉ và Tỉ Ảnh
Câu 13: Chính quyền phong kiến phương Bắc đã tổ chức bộ máy cai trị nước ta như thế
nào?
A. Chia nước ta thành quận huyện, sát nhập vào lãnh thổ phương Bắc.
B. Chia nước ta thành năm quận, cử người sang cai trị trực tiếp.
C. Chia nước ta thành quận huyện, cử người cai trị tới tận xóm, làng.
D. Tăng cường kiểm soat, đưa người Hán sang sống chung với người Việt.
Câu 14. Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa nhằm
A. bảo tồn và phát triển văn hóa phương Đông
B. biến người Việt thành một bộ phận người Hán.
C. khai hóa văn minh cho người Việt.
D. đẩy mạnh giao lưu văn hóa Việt – Hán.
Câu 15. Chính sách thống trị về văn hóa của chính quyền phong kiến phương Bắc thực
hiện ở nước ta là
A. khuyến khích giao lưu văn hóa Hán-Việt.
B. khuyến khích phát triển văn hóa truyền thống của người Việt.
C. truyền bá Nho giáo, bắt nhân dân ta theo phong tục của người Hán.
D. áp đặt đạo Phật, bắt nhân dân ta phải theo Phật giáo.