Phong cách nghệ thuật: năng lực phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, văn phong vừa đằm thắm chất trữ tình vừa giàu chất hiện thực; Có khả năng tạo nên những nhân vật có cá tính mạnh mẽ, mang đậm tính cách Nam Bộ.
Đáp án cần chọn là: D
Phong cách nghệ thuật: năng lực phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo, văn phong vừa đằm thắm chất trữ tình vừa giàu chất hiện thực; Có khả năng tạo nên những nhân vật có cá tính mạnh mẽ, mang đậm tính cách Nam Bộ.
Đáp án cần chọn là: D
Thao tác nghị luận chủ yếu nào được sử dụng trong đoạn văn sau?
Câu thơ "Này của xuân hương mới quệt rồi” là câu thơ hay của bài thơ “Mời trầu”. Đây là câu thơ thể hiện phong cách của Xuân Hương, một phong cách thông báo độc đáo, hiếm thấy trong văn học trung đại. Lần đầu tiên và có thể là lần cuối cùng trong thơ trung đại Việt Nam, nhân vật trữ tình xuất hiện một cách công khai, đàng hoàng “của Xuân Hương”. Đây cũng là một cách khẳng định vai trò của một cá nhân – cá tính đầy bản ngã trong xã hội phong kiến
A. Phân tích
B. Chứng minh
C. Bình luận
D. Giải thích
Phát hiện và phân tích các lỗi tập luận trong những đoạn văn sau và sửa chữa thành đoạn văn hoàn chỉnh.
a) Giá trị quan trọng nhất của văn học dân gian là giá trị nhận thức. Văn học dân gian chứa đựng một lượng kiến thức khổng lồ, phong phú về tự nhiên và đời sống xã hội. Những câu tục ngữ, ca dao dừa cung cấp cho chúng ta những hiếu biết, những kinh nghiệm sống, vừa tác động mạnh mẽ đến tâm hồn con người. Ví dụ như câu: chuồn chuồn bay thấp thì mưa – Bay cao thì nặng, bay vừa thì râm – là một cách dự báo thời tiết của nhân dân ta.
Nhận định sau đây nói về nhà thơ nào?
/…./ là nhà thơ của lí tưởng cống sản, của những tình cảm trong quan hệ chính trị với cộng đồng (nội dung trữ tình chính trị). Thơ ông có giọng tâm tình ngọt ngào, phong cách đậm đà màu sắc dân tộc truyền thống
A. Xuân Diệu
B. Chế Lan Viên
C. Tố Hữu
D. Hồ Chí Minh
Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Phân tích sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
Tuyên ngôn độc lập thể hiện phong cách nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong văn chính luận: ngắn gọn, trong sáng, giản dị mà súc tích, đanh thép, sắc sảo. Hãy làm sáng tỏ điều đó?
“Thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự” là phong cách nghệ thuật ở giai đoạn sáng tác nào của Chế Lan Viên?
A. Trước Cách mạng tháng Tám
B. Sau Cách mạng tháng Tám
C. Trong thời kì 1960 – 1975
D. Sau năm 1975
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn hoá nghĩa là tất cả những cái đó. Một người không thể hiểu được quan điểm của người khác tức là trong chừng mực nào đó anh ta có hạn chế về trí tuệ và văn hoá.
[...] Một trí tuệ có văn hoá, có cội nguồn từ chính nó, cần phải có những cánh cửa mở rộng. Nó cần có khả năng hiểu được đầy đủ quan điểm của người khác, mặc dù không phải bao giờ cũng đồng ý với quan điêm đó. Vấn đề đồng ý chỉ nảy sinh khi anh đã hiểu được sự việc. Nếu không, đó chỉ là sự cự tuyệt mù quáng, quyết không thể là cách tiếp cận có văn hoá đối với bất cứ vấn đề gì.
Đến đây, tôi sẽ để các bạn quyết định lấy văn hóa và sự khôn ngoan thật sự là gì. Chúng ta tiến bộ nhờ học tập, nhờ kiến thức và kinh nghiệm. Đến lúc tích lũy được một lượng khổng lồ các thứ đó, chúng ta lại trở nên không tài nào biết được mình đang ở đâu! Chúng ta bị tràn ngập bởi mọi thứ và không hiểu sao, chúng ta lại có cảm giác rằng tất cả mọi thứ đó cộng lại chưa hẳn đã nhất thiết đại diện cho sự phát triển của trí khôn con người... Trong tương lai sắp tới, liệu chúng ta có thể kết hợp được tất cả sự phát triển của khoa học, của tri thức và những tiến bộ của con người với sự khôn ngoan thật sự hay không ? Tôi không biết. Đó là một cuộc chạy đua giữa các lực lượng khác nhau. Tôi nhớ đến một người rất thông thái - một nhà thơ Hi Lạp nổi tiếng, đã nói :
“Sự khôn ngoan là gì,
Chính là sự cố gắng của con người,
Vượt lên sợ hãi,
Vượt lên hận thù,
Sống tự do,
Thở hít khí trời và biết chờ đợi,
Dành trọn tình yêu cho những gì tươi đẹp”
(Gi. Nê-ru, theo Nhân dân chủ nhật, tháng 12 - 1997)
c) Cách diễn đạt trong văn bản trên có gì đặc sắc?
Câu 1: Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Quan điểm đó đã giúp anh (chị) hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào?
1. Những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
a. Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.
b. Hồ Chí Minh chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.
c. Khi cầm bút, Người luôn xuất phát từ xác định mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm. Người tự đặt câu hỏi:
- Viết cho ai? (đối tượng)
- Viết để làm gì? (mục đích)
- Viết cái gì? (nội dung)
- Viết như thế nào? (hình thức)
2. Quan điểm sáng tác của Người: giúp ta thêm hiểu và thấm thía một tư tưởng lớn, một tâm hồn lớn, một nhân cách và tình cảm lớn.
Câu 2: Hãy nêu những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh?
a. Văn chính luận
- Trong quá trình hoạt động Cách mạng tìm đường cứu nước, Người đã viết nhiều bài văn chính luận với bút danh Nguyễn Ái Quốc, đăng trên các tờ báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền. Các bài viết đều thể hiện tính chiến đấu hết sức mạnh mẽ.
- Nổi bật là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) xuất bản tại Pa-ri. Bản án đã tố cáo đanh thép tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa: ép buộc hàng vạn dân bản xứ đổ máu vì “mẫu quốc” trong Thế chiến thứ nhất; bóc lột và đầu độc nhân dân bằng sưu thuế, rượu và thuốc phiện; bộ máy cai trị bất công,… Những chi tiết chân thực được diễn tả bằng nghệ thuật châm biếm đả kích sắc sảo, chất trí tuệ và tình cảm sâu sắc của tác giả.
- Các văn kiện lịch sử: Tuyên ngôn độc lập là văn kiện chính trị không chỉ có giá trị lịch sử mà còn là áng văn chính luận mẫu mực. Bên cạnh đó còn có Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập, tự do (1966).
=> Các tác phẩm văn chính luận đều thể hiện lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo, lòng yêu – ghét nồng nàn, lời văn chặt chẽ, súc tích.
b. Truyện và kí
- Truyện và kí được Nguyễn Ái Quốc viết trong thời gian hoạt động ở Pháp cũng có giá trị khá lớn: Pa-ri (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Đồng tâm nhất trí (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi vừa kể chuyện (1936),…
- Nội dung:
+ Tố cáo tội ác dã man, tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân, phong kiến tay sai.
+ Đề cao những tấm gương yêu nước và cách mạng.
- Nghệ thuật:
+ Tình huống truyện độc đáo.
+ Hình tượng nghệ thuật độc đáo, sắc sảo.
+ Người viết có trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hóa sâu rộng, trí tuệ sắc sảo và trái tim đầy nhiệt tình yêu nước và cách mạng.
c. Thơ ca
- Nổi bật là tập Nhật kí trong tù, viết năm 1942 - 1943, trong thời gian Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam khi đang hoạt động Cách mạng.
Nhật kí trong tù là bức chân dung tự họa, ghi lại suy nghĩ, phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ Cách mạng trong hoàn cảnh thử thách nặng nề của chốn lao tù. (nghị lực, khát vọng tự do, giàu lòng trắc ẩn). Tập thơ có bút pháp linh hoạt, thể hiện tài năng của tác giả.
- Ngoài ra còn có những bài thơ:
+ Viết với mục đích tuyên truyền như Dân cày, Công nhân, Ca binh lính, Ca sợi chỉ,…
+ Bài thơ nghệ thuật vừa cổ điển vừa hiện đại như Pác Bó hùng vĩ, Tức cảnh Pác Bó, Đối nguyệt, Nguyên tiêu, Thu dạ, Cảnh khuya,…
Câu 3: Những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh?
Hồ Chí Minh có phong cách nghệ thuật độc đáo, đa dạng, hấp dẫn.
- Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp, giọng điệu.
- Truyện và kí: giàu chất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng nhẹ nhàng, hóm hỉnh mà thâm thúy, sâu cay.
- Thơ ca: sâu sắc và tinh tế.
+ Thơ nhằm mục đích tuyên truyền thì lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại.
+ Thơ nghệ thuật thì có sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại, mang âm hưởng của thơ ca cổ phương Đông.
=> Sáng tác của Nguyễn Ái Quốc hết sức phong phú, đa dạng và thống nhất. Cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị mà sâu sắc.
Tác giả đã tô đậm những phẩm chất gì của sông Hương qua lịch sử và trong thơ ca? Phân tích cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện của tác giả?