Đọc những ngữ liệu sau để trả lời các câu hỏi
a) Ở ngữ liệu (1) và (2), anh (chị) thấy cách sắp xếp từ ngữ có gì đặc biệt? Sự phân chia thành hai vế câu cân đối được gắn kết lại nhờ những biện pháp gì ? Vị trí của các danh từ (chim, người; tổ, tông,…), các tính từ (đói, rách, sạch, thơm,…), các động từ (có, diệt, trừ,…) tạo thế cân đối như thế nào ?
b) Trong ngữ liệu (3) và (4) có những cách đối khác nhau như thế nào ?
c) Tìm một số ví dụ về phép đối trong Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du) và thơ Đường luật. Đọc một vài câu đối mà anh (chị) nhớ được.
d) Phát biểu định nghĩa về phép đối.
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
Vị vua và những bông hoa
Một ông vua nọ rất có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm một người kế vị mình. Ông quyết định để những bông hoa quyết định, vì thế ông đưa cho tất cả mọi người mỗi người một hạt giống. Người nào trồng được những bông hoa đẹp nhất từ hạt giống này sẽ được lên ngôi.
Một cô gái tên là Serena cũng muốn tham gia vào cuộc cạnh tranh để trồng được bông hoa đẹp nhất. Cô gieo hạt giống trong một cái chậu rất đẹp, chăm sóc nó rất kỹ càng, nhưng đợi mãi mà chẳng thấy hạt giống nảy mầm.
Năm sau, cô thấy mọi người tụ tập tại cung điện với những chậu hoa rất đẹp. Serena rất thất vọng, nhưng vẫn tới cuộc tụ họp với chậu hoa trống rỗng. Nhà vua kiểm tra tất cả chậu hoa, rồi dừng lại ở chậu hoa của Serena.
Ngài hỏi : “tại sao chậu hoa của cô không có gì?”
Serena thành thật trả lời: “Thưa điện hạ, tôi đã làm mọi thứ để nó lớn lên nhưng tôi đã thất bại”
Nhà vua liền trả lời: “Không, cô không thất bại. Những hạt giống mà ta đưa cho mọi người đều đã được nướng chín, vì thế chúng không thể nảy mầm. Ta không biết tất cả những bông hoa đẹp này ở đâu ra. Cô đã rất trung thực, vì thế cô xứng đáng có được vương miện. Cô sẽ là nữ hoàng của vương quốc này”.
(Dẫn theo “Quà tặng cuộc sống”)
Hãy giải thích vì sao cô Serena lại được nhà vua phong làm nữ hoàng?
III. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vi giáo sĩ để biết điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời: Điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người. Họa sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự như thế với một cô gái và được trả lời: Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào; mang đến nụ cười cho kẻ khóc than; làm cho điều nhỏ bé trở nên cao trọng. Cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu. Cuối cùng họa sĩ gặp một chiến binh từ trận mạc trở về. Được hỏi, người lính trả lời: Hòa bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hòa bình, ở đó có cái đẹp. Và họa sĩ tự hỏi mình: Làm sao tôi có thể cùng lúc vẽ niềm tin, hòa bình và tình yêu? … Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ông tràn đầy hạnh phúc và bình an. Họa sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn tất tác phẩm, ông đặt tên cho nó là “Gia đình”. (Theo Phép mầu cuộc đời – NXB trẻ TP.HCM, 2004) Câu 9: Hãy ghi lại câu văn khái quát chủ đề của văn bản trên. Câu 10: Nội dung chính của văn bản trên là gì? Hãy đặt tên cho văn bản. Câu 11: Câu chuyện trên gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì? ( Viết đoạn văn từ 6 đến 10 câu)
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:
Vị vua và những bông hoa
Một ông vua nọ rất có tài chăm sóc những cây hoa và ông đang muốn tìm một người kế vị mình. Ông quyết định để những bông hoa quyết định, vì thế ông đưa cho tất cả mọi người mỗi người một hạt giống. Người nào trồng được những bông hoa đẹp nhất từ hạt giống này sẽ được lên ngôi.
Một cô gái tên là Serena cũng muốn tham gia vào cuộc cạnh tranh để trồng được bông hoa đẹp nhất. Cô gieo hạt giống trong một cái chậu rất đẹp, chăm sóc nó rất kỹ càng, nhưng đợi mãi mà chẳng thấy hạt giống nảy mầm.
Năm sau, cô thấy mọi người tụ tập tại cung điện với những chậu hoa rất đẹp. Serena rất thất vọng, nhưng vẫn tới cuộc tụ họp với chậu hoa trống rỗng. Nhà vua kiểm tra tất cả chậu hoa, rồi dừng lại ở chậu hoa của Serena.
Ngài hỏi : “tại sao chậu hoa của cô không có gì?”
Serena thành thật trả lời: “Thưa điện hạ, tôi đã làm mọi thứ để nó lớn lên nhưng tôi đã thất bại”
Nhà vua liền trả lời: “Không, cô không thất bại. Những hạt giống mà ta đưa cho mọi người đều đã được nướng chín, vì thế chúng không thể nảy mầm. Ta không biết tất cả những bông hoa đẹp này ở đâu ra. Cô đã rất trung thực, vì thế cô xứng đáng có được vương miện. Cô sẽ là nữ hoàng của vương quốc này”.
(Dẫn theo “Quà tặng cuộc sống”)
Nêu nội dung chính của văn bản trên?
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.
( Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung, Trang 31, Ngữ văn 10 Tập II,NXBGD, 2006)
Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lời dạy của Hồ Chí Minh “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
Hiện nay các thành đã phá, duy còn thành Đông Quan là chưa hạ. Vì thế ta nằm không yên chiếu, ăn không ngon miệng, sớm hôm lo lắng. Vả bên cạnh ta chưa có được người tài. Ta tuy làm chủ tướng, nhưng một thì già yếu bất tài, hai thì học ít biết nông, ba thì nhiệm vụ nặng nề khó gánh vác nổi, mà tướng quốc, thái bảo, thái phó chưa đặt, thái úy, đô nguyên súy còn khuyết, hành khiển các quan khác mười phần mới được một hai. Vì thế ta nhún mình tỏ lòng thành thực, khuyên các bực hào kiệt đều nên cùng nhau gắng sức, cứu đỡ muôn dân, đừng có kín tiếng giấu tài, khiến thiên hạ phải hãm trong lầm than mãi mãi. Hoặc có người cao tiết như Tứ hạo gia độn như Tử Phòng, cũng hãy nên vì dân cứu nạn, đợi khi thành công rồi có muốn được thỏa chí xưa, lại về rừng núi thì ta cũng không ngăn giữ.
Câu 1. PTBĐ chính của đoạn văn trên?
2. Câu: Và bên cạnh ta chưa có được người tài" thuộc kiểu câu gì?
Câu 3. Chỉ ra kiểu hành động nói trong câu: Vì thế ta nằm không yên chiếu, ăn không ngon miệng, sớm hôm lo lắng
Câu 4. Viết ra một câu trần thuật được dùng trong đoạn văn trên và cho biết chức năng của câu ấy?
Câu 5. Câu văn: Vì thế ta nhún mình tỏ lòng thành thực, khuyên các bực hào kiệt đều nên cùng nhau gắng sức, cứu đỡ muôn dân, đừng có kín tiếng giấu tài, khiến thiên hạ phải hãm trong lầm than mãi mãi. thể hiện thái độ gì của Nguyễn Trãi
Câu 6. Theo em Nguyễn Trãi viết đoạn văn trên nhằm mục đích gì?
Xây cầu nối, đừng xây hàng rào
Tôi có một buổi nói chuyện với một nhân vật rất thú vị. Ba mươi hai tuổi. Sống ở vùng Caribbean. Hành nghề làm hàng rào. Là một triết gia trong tâm hồn. Ông nói rằng dạo gần đây ai cũng lo xây hàng rào. Để che tầm nhìn của hàng xóm. Để bảo vệ cho bản thân. Để có sự riêng tư. Để tạo sự cách biệt. Ông kể: “Tôi lớn lên tại St. Vincent, và trên hòn đảo nhỏ bé ấy chúng tôi sống như một gia đình lớn. Mọi đứa trẻ thực sự đều được cả làng nuôi dưỡng. Ai cũng nói chuyện với nhau. Người ta quan tâm đến nhau. Chúng tôi là thành phần trong cuộc sống của nhau - một cộng đồng thật sự.” Cộng đồng. Một từ đẹp đẽ. Mỗi người chúng ta đều khao khát trong thâm sâu về nhu cầu cộng đồng. Ai cũng khao khát thuộc về một nơi nào đó. Để biết rằng mình là thành phần của một thứ rộng lớn hơn. Nó cho ta cảm giác an toàn. Hạnh phúc. Tổ chức tốt nhất là tổ chức biết tạo nên một cộng đồng và xây dựng một nơi làm việc mà người ta cảm thấy an tâm khi thể hiện bản thân. Một gia đình tốt nhất cũng tương tự - tôn trọng lẫn nhau và tạo ra những giây phút chia 2 G11 - Đề mẫu sẻ phong phú. Vậy có lẽ ta nên bớt lo lắng chuyện xây hàng rào đi, và bắt đầu tạo dựng cảm giác an toàn thực sự - bằng cách dựng nên những nhịp cầu nối.
(Theo Robin Sharma, Đời ngắn, đừng ngủ dài, NXB Trẻ, 2015, tr. 184-185)
1. Theo bài viết, việc xây hàng rào của nhiều người, nhiều nhà nhằm mục đích gì?
A. Để che tầm nhìn của hàng xóm. Để bảo vệ cho bản thân. Để có sự riêng tư. Để tạo sự cách biệt.
B. Để che tầm nhìn của hàng xóm. Để bảo vệ cho bản thân. Để có sự riêng tư. Để tạo sự cách biệt.
C. Để thể hiện sự phong cách. Để khoe sự giàu có của chủ nhà. Để tạo sự cách biệt. Để tạo sự an toàn.
D. Để phòng tránh thiên tai. Để tạo sự an toàn. Để che tầm nhìn của hàng xóm. Để có sự riêng tư.
2. Hình ảnh hàng rào trong văn bản mang ý nghĩa biểu trưng gì?
A. Sự kiên cố của một căn nhà.
B. Sự giàu có của chủ nhà.
C. Sự an toàn trong cuộc sống.
D. Sự cách biệt giữa người với người.
3. Các lời nói của nhân vật được dẫn bằng cách nào? Viết lại một lời nói của nhân vật theo cách dẫn khác. _____________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________
4. Bạn có đồng tình với ý kiến của Robin Sharma khi ông cho rằng chúng ta nên dựng nên những nhịp cầu nối hay không? Vì sao? _____________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________ _____________________________________________________________________________
Sau đây là một đề làm văn:
Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "Có tài mà không có đức là ngưòi vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. ".
Theo anh (chị) nên hiểu và vận dụng lời dạy đó của Người như thế nào?
Một bạn đã tìm được một số ý:
a) Giải thích khái niệm tài và đức.
b) Có tài mà không có đức là người vô dụng.
c) Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.
Hãy:
- Bổ sung các ý còn thiếu.
- Lập dàn ý cho bài văn.
Khi vua hỏi về kế đánh quân Nguyên, ngoài kế thanh dã, dùng đoản (binh) chế trường (trận),… không dưới bốn lần, Hưng Đạo Đại Vương đặc biệt nhấn mạnh vào một điều mà ông luôn xem là “thượng sách”. “Thượng sách” đó, nói một cách đầy đủ mà khái quát nhất, là gì?
A. Phải thấy được sức mạnh đoàn kết toàn dân trong cả nước.
B. Vua tôi, tướng sĩ trong cả nước phải đồng tâm hiệp lực với nhau.
C. Vua tôi, tướng sĩ, binh lính phải thực lòng yêu thương nhau.
D. Phải thu phục lòng dân, tập hợp, phát huy bằng được sức mạnh, ý chí đoàn kết toàn dân