Vốn quen sống dưới nước, Lạc Long Quân nhớ biển, bèn bàn với Âu Cơ: Nàng đưa 50 người con lên núi, ta đưa 50 người con xuống biển, chia nhau cai quản các phương,có khó khăn thì giúp đỡ lẫn nhau. Chi tiết này, thể hiện ý thức cộng đồng rất rõ. Mặc dù cai quản các phương, nhưng ta đều chung một cội nguồn, chung một gia đình. Điều đó thật thiêng liêng, chính vì vậy, dân tộc ta phải đoàn kết, bảo vệ, giúp đỡ nhau, vượt qua khó khă, hoạn nạn.
Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên ngoài giải thích nguồn gốc cao quý của dân tộc ta còn ca ngợi Lạc Long Quân và Âu Cơ đã có công mở mang bời cõi, xây dựng, phát triển đất nước. Việc đưa năm mươi người con lên núi, năm mươi người con xuống biển, chính là việc mở rộng lãnh thổ , mở rộng địa bàn cư trú. Không chỉ vậy, hai vị thần còn giúp dân phát triển sản xuất, xây dựng các phong tục, tập quán đẹp đẽ của dân tộc. Cha Long Quân “giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh” , ngài còn “dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở” . Mẹ Âu Cơ có công mở ra thời đại các vua Hùng, mở ra thời kì nhà nước thái bình, thịnh trị.
Văn bản đã sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng, kì ảo để giải thích về nguồn gốc dân tộc ta. Các yếu tố như nguồn gốc xuất thân cao quý, thần linh của Lạc Long Quân và Âu Cơ đã đề cao nguồn gốc dân tộc Việt, đồng thời ca ngợi công lao những người đã khai sinh ra giống nòi và mở mang bờ cõi đất nước.
Việc sinh con và chia con
Sinh ra một trăm trứng nở thành trăm người con,...
=> hoang đường
Giải thích về cội nguồn dân tộc: tất cả chúng ta đều là anh em ruột thịt
- 50 em theo mẹ lên núi
- 50 em theo cha xuống biển
=> cân bằng nội ngoại
Thể hiện ước nguyện đoàn kết thống nhất, phát triển dân tộc
Tham khảo:
Việc nàng Âu Cơ hạ sinh ra những đứa con xinh đẹp, mạnh khỏe cũng chính là cách dân tộc ta lí giải về nguồn gốc của mình, đề cao nguồn cao quý của dân tộc Việt. Dân tộc Việt đều có chung một người cha, một người mẹ đó là Âu Cơ và Lạc Long Quân – những vị thần cao quý, tài năng. Qua đó cũng đồng thời khẳng định nguồn gốc của dân tộc ta đều là con Rồng, cháu Tiên – nguồn gốc cao quý.
Vốn quen sống dưới nước, Lạc Long Quân nhớ biển, bèn bàn với Âu Cơ: Nàng đưa 50 người con lên núi, ta đưa 50 người con xuống biển, chia nhau cai quản các phương,có khó khăn thì giúp đỡ lẫn nhau. Chi tiết này, thể hiện ý thức cộng đồng rất rõ. Mặc dù cai quản các phương, nhưng ta đều chung một cội nguồn, chung một gia đình. Điều đó thật thiêng liêng, chính vì vậy, dân tộc ta phải đoàn kết, bảo vệ, giúp đỡ nhau, vượt qua khó khăn, hoạn nạn.
Việc sinh ra bọc trứng và chia con.
– Hai người kết duyên được không lâu thì Âu Cơ mang bầu.
– Tuy nhiên bà không đẻ ra người mà lại đẻ ra một trăm trứng, số trứng ấy sau này nở ra một trăm người con -> chi tiết có vẻ hoang đường nhưng lại có ý nghĩa, những loài bò sát cũng sinh ra từ trứng thì con người Việt Nam cũng sinh ra từ bọc trứng của mẹ Âu cơ. Bọc tương đồng với đồng bào Việt Nam.
– Tuy nhiên vì hoàn cảnh khác nhau cho nên họ phải chia đôi con để chăm sóc.
– Sự chia đôi ấy cũng thể hiện được sự nghiệp đất nước lúc bấy giờ một là mở mang biển hai là rừng.
– Dù có chia đôi nhưng lời căn dặn của Lạc Long Quân đã thể hiện được tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
-> Dù có nhiều yếu tố hoang đường song lại mang nhiều ý nghĩa với thực tại