Ngữ văn

Phân tích sự cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu qua đoạn thơ:

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian;

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…

Con gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộng ràng bỗng tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm.

(Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, tr22-23)

꧁༺Nguyên༻꧂
14 tháng 5 2021 lúc 16:12

Hai câu thơ đầu đoạn, với cách ngắt, nhịp 3/5, đọc lên ta cảm thấy cái nhún nhảy của mùa xuân, của thời gian:

“Xuân dương tới / nghĩa là xuân dương qua

Xuân còn non / nghĩa là xuân sẽ già”.

      Các từ ngữ: “đương tới” với “đương qua”, “còn non'” với “sẽ già” tương ứng, đối lập nhau, diễn tả mùa xuân và thời gian vận động không ngừng. Bước đi của mùa xuân, dòng chảy của thời gian là mải miết, vô tận. Trong hiện tại “đang tới" đã có màu li biệt “đương qua”. Chữ “đang” chuyển thành chữ “đương” mộ: cách nói điệu đà, rất thơ. Trong dáng vẻ “còn non” hôm nay đã báo hiệu một tương lai “sẽ già”. Cách cảm nhận của thi sĩ về thời gian và mùa xuân là tinh tế và biểu cảm. Đó là một ý tưởng rất tiến bộ. Cũng chữ “non” và chữ “già” ấy, ông có những các cảm nhận rất độc đáo bằng một tâm hồn lãng mạng với cặp mắt xanh non.

“Tinh yêu đến, tình yêu đi, ai biết

Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt...

(...) Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!

Em, em ơi! Tình non sắp già rồi...”

                                                (“Giục giã")

      Và ông cũng nhìn thấy sự vật phát triển và đổi thay không ngừng. Mùa xuân thời gian và sự sống thật vô cùng kì diệu:

“Mấy hôm trước còn hoa

Mới thơm đây ngào ngạt

Thoáng như một nghi ngờ

Trái đã liền có thật”.

("Quả sấu non trên cao")

      Bảy câu thơ tiếp theo nói lên nghịch lí giữa tuổi trẻ, đời người với thời gian và vũ trụ. Và đó cũng là bi kịch của con người, đời người. Khi “xuân hết”, tuổi trẻ đi qua “nghĩa là tôi cũng mất”. Mất ý vị cuộc đời. Tuổi trẻ đáng yêu biết bao! Mỗi người chỉ có một thời son trẻ. Cũng như thời gian trôi qua, tuổi trẻ một đi không trở lại:

“Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất”.

      “Lượng trời cứ chật” mà “lòng tôi rộng”, muốn trường sinh bất tử, muốn trẻ mãi không già. Quy luật của sự sống thật vô cùng nghiệt ngã: “Không cho dài thời trẻ của nhân gian”. “Hảo hoa vô bách nhật - Nhân thọ vô bách tuế” (Nguyễn Du). “Mỗi năm một tuổi như đuổi xuân đi...” (Tục ngữ). Một lần nữa thi sĩ lại đặt ngôn ngữ trong thế tương phản giữa “rộng” với “chật”, để nói lên cái nghịch lí của đời người. Cũng là một cách cảm nhận thời gian rất thực.

“Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian”

      Xuân của bốn mùa thu thì tuần hoàn (xuân khứ, xuân lai, xuân bất tận) nhưng đời người chỉ có một thời thanh xuân. Tuổi trò “chẳng hai lần thắm lại”. Vũ trụ đất trời thì vĩnh hằng, vô hạn. trái lại đời người thì hữu hạn. Kiếp nhân sinh nhiều bi kịch. Ai cũng muốn trẻ mãi không già, ai cùng muốn được sống mãi với tuổi xanh, tuổi hoa niên. Tiếng thơ cất lên như một lời than tiếc nuối:

... Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

      “Tiếc cả đất trời vì không được trẻ mãi để tận hưởng mọi cái đẹp của thiên nhiên và cuộc đời. Đó là lòng yêu đời và ham sống, khao khát được sống hết mình với tuổi trẻ:

“Mười chín tuổi, hỡi những nàng má ngọc.

Ríu rít chim, là tuổi ước mơ hoa!

Hãi chàng trai kiều diễm mãi vui ca.

Mười chín tuổi! Chẳng hai lần hoa nở!”

                                             ("Đẹp" - Xuân Diệu)

      “Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” cùng như “Mười chín tuổi! Chẳng hai lần hoa nở”, đó là bi kịch của người đời, xưa và nay. Có ham sống và yêu đời mới cảm nhận sâu sắc bi kịch ấy. Vì thế không được vung phí thời gian và tuổi trẻ.

      Hai câu thơ cuối dào dạt cảm xúc. Nhà thơ xúc động lắng nghe bước đi của thời gian, tiếng “than thầm tiễn biệt” của sông núi, của cảnh vật. Xuân Diệu rất nhạy cảm với thời gian trôi đi qua “mùi”, “vị” của năm tháng “chia phôi” trong dòng chảy vô tận. Một cách cảm nhận thời gian rất thơ, rất tinh tế:

"Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi.

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”.

      Đoạn thơ trên đây cho thấy vẻ đẹp trong thơ Xuân Diệu: Sự trau chuốt về ngôn từ, sự tinh tế trong cảm xúc biểu hiện. Một quan niệm nhản sinh rất tiến bộ về thời gian, về mùa xuân và tuổi trẻ. Cái tôi cá nhân trữ tình được khẳng định. Ham sống và yêu đời; sống hết mình, sông trong tình vêu - đó là những ý tưởng rất đẹp, vẻ đẹp của một hồn thơ lãng mạn - “vội vàng" không nghĩa là sống gấp như ai đó đã nói.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lò Thái Hằng
17 tháng 5 2021 lúc 16:45

Câu 2:

             

Xuân Diệu là một trong những nhà thơ lớn của văn học hiện đại Việt Nam. Ông bén duyên với văn học từ phong trào Thơ mới. Xuân Diệu đầu tiên được biết đến là một thành viên của phong trào Thơ mới, với những tác phẩm truyện ngắn. Thế nhưng, Xuân Diệu chỉ để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc qua những vần thơ tình đầy nhiệt huyết với cuộc đời. Chính nhờ những vần thơ ấy mà Xuân Diệu được xem là “nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới”.Tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu trong giai đoạn văn học trước Cách mạng tháng tám, phải kể đến hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió. Đây là hai kiệt tác của ông ngợi ca tình yêu đối với cuộc sống, khát khao giao cảm hòa nhập vào cuộc đời. Xuân Diệu hấp dẫn người đọc bằng một tình yêu say mê với cuộc đời, một trái tim hướng đến mùa xuân tuổi trẻ và tình yêu nơi trần thế một cách sôi nổi. Trong thơ Xuân Diệu có sự dung hòa giữa hồn thơ lãng mạn phương tây và hồn thơ trẻ trung của cặp mắt “xanh non biếc rờn”.

Bài thơ Vội vàng in trong tập Thơ thơ – thi phẩm đầu tay của “Ông hoàng thơ tình” Xuân Diệu. Nếu ở khổ thơ đầu, Xuân Diệu gây ấn tượng với người đọc bằng bức tranh thiên nhiên tươi vui tràn đầy sức sống thì ở những dòng thơ tiếp theo nhà thơ lại thể hiện những suy nghĩ trăn trở về thời gian, về cuộc sống. Đọc đoạn hai ta cảm nhận được nhà thơ đã đưa ra những phát hiện về sự nảy chồi của thời gian.

 Mở đầu đoạn thơ là hai câu thơ với cách ngắt nhịp lẻ 3/5 như một sự vỡ lẽ. Bước chân của thời gian cứ thế mà trôi đi qua từng câu chữ:

                                                                                  “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

                                                                                      Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”

Các trạng thái của thời gian lần lượt được nêu ra. Nhưng đó không phải là khung cảnh nhộn nhịp mà là những trạng thái đối lập “đương tới” – “đương qua” và “còn non” – “sẽ già”. Các trạng thái ấy cũng chính là sự tiếp nối của chúng trong vòng xoay của thời gian.

Thời gian vận động không ngừng, mọi thứ cũng không ngừng đổi thay. Nếu trong văn học trung đại, thời gian là một vòng tròn tuần hoàn không ngừng lặp lại của sinh lão bệnh tử. Vì vậy, con người trung đại tuy ý thức được sự nhỏ bé của mình trước dòng chảy của thời gian nhưng rất ít khi ta thấy họ cất lời than thở vì cuộc sống ngắn ngủi. Như Mãn Giác thiền sư  từng viết:                                                                                                 

                                                                                             “Xuân khứ bách hoa lạc

                                                                                             Xuân đáo bách hoa khai”

 

Nhưng trong thời đại Thơ mới, con người đã ý thức rõ sự hạn hữu của đời người. Thời gian không còn là vòng tròn bất tận mà là một đường thẳng tuyến tính. Trong dòng chảy của thời gian, con người chỉ như một hạt cát nhỏ bé giữa sa mạc. Thời gian vô tận mà đời người hạn hữu. Vì vậy mà đứng trước thời gian con người thường thấy mình nhỏ bé bất lực, chỉ có thể buông xuôi nhìn thời gian qua lẽ tay. Mới khi nào mùa xuân còn tươi đẹp thì mai đây nó sẽ trở nên già cỗi như một quy luật tất yếu

“Hoa nở để mà tàn

Trăng tròn để mà khuyết”

Bước đi của màu xuân cũng là bước đi của thời gian và bước đi của đời người. Phép điệp“nghĩa là” càng nhấn mạnh thêm sự bất ngờ có phần hốt hoảng về dòng chảy của thời gian của cuộc đời. Người ta thường chỉ tiếc mọi thứ khi nó đã qua đi, khi nó chỉ còn là kỷ niệm nhưng Xuân Diệu là tiếc mùa xuân ngay khi nó đang đến, ngay khi ông đang đắm mình trong bức tranh xuân ấy. Đó không chỉ là mùa xuân của đất trời mà còn là mùa xuân của đời người. Phân tích bài thơ vội vàng đoạn 2 để thấy Xuân Diệu còn lấy thời gian của đời người để làm thước đo cho thời gian của vũ trụ.

“Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Những câu thơ được nối kết nhau bởi từ “xuân”. Điệp từ “xuân” được lặp lại để nhấn mạnh mùa xuân của đất trời cũng như nhấn mạnh mùa xuân của tuổi trẻ. Đó đều là những gì đẹp nhất của đất trời, của đời người. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, những tưởng thời gian bốn màu xuân hạ thu đông cứ thể mà chảy trôi mặc kệ sự tồn tại của con người, nhưng trong những dòng thơ của Xuân Diệu chúng lại có mối quan hệ gắn kết với nhau.

Thời gian thiên nhiên kết thúc “xuân hết” nhưng kéo theo đó “tôi cũng hết”. Câu thơ vang lên như nhue một tiếng thở dài cùng đất trời. Tuổi trẻ qua đi thì sự tồn tại của “tôi” cũng trở nên vô nghĩa. Bởi tuổi trẻ qua đi, tình yêu không còn thì mọi thứ cũng cứ thế mà trôi đi cùng dòng chảy của thời gian. “Lòng tôi” và “lượng trời” vốn đã là hai thế cực tương phản của sự hạn hữu và vô hạn.

Tuy nhiên trong góc nhìn của Xuân Diệu thì cái vốn hữu hạn như đời người lại được mở rộng đến vô cùng “lòng tôi rộng” còn thứ vốn tưởng chừng vô hạn trong thời gian của đất trời lại trở nên nhỏ bé “lượng trời cứ chật”. Phân tích bài thơ vội vàng đoạn 2 còn cho thấy thời gian đất trời dường cũng đang trêu chọc con người. Mùa xuân của đất trời dù sẽ lặp lại nhưng màu xuân của đời người – tuổi trẻ thì vĩnh viễn không thể quay trở lại. Vì thế dù thời gian có lặp lại thì mọi thứ cũng vô nghĩa bởi lúc đó “tôi” không còn là “tôi” của hôm nay. Như chính Xuân Diệu đã từng nói

“Cái bay không đợi cái trôi

Từ tôi phút ấy sang tôi phút này”

Sự hạn hữu của đời người với thời gian được thể hiện rõ nét nhất ở dòng thơ “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”. Trời đất cứ thế mà xoay vần nhưng tôi sẽ không vĩnh hằng cùng đất trời. Lúc này, hẹn ước ba sinh hay một cuộc sống chốn thiên đường cũng không thể xoa dịu tâm hồn thi nhân. Bởi lẽ điều ông cần không phải là hạnh phúc ở một kiếp nào khác mà phải là được tận hưởng hương sắc cuộc đời được hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại khi tuổi trẻ đang đến, tình yêu đang xuân sắc.

Thế nhưng, phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc sẽ thấy dù biết trước “tôi” sẽ không tồn tại vĩnh viễn để đón nhận thiên nhiên đất trời tươi đẹp nhưng Xuân Diệu không tiếc cho mình, tiếc cho tuổi trẻ mà điều ông tiếc nhất chính “cả đất trời”. Xuân Diệu dường như đang tiếc nuối vì không thể tận hưởng hết mọi hương sắc của cuộc đời. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, ta thấy những dòng thơ này, hệ thống từ ngữ, hình ảnh được đặt trong thế tương phản đối lập cao độ “rộng” – “chật”, “xuân tuần hoàn” – “tuổi trẻ chẳng hai lần”, “còn” – “chẳng còn”. Điều đó đã góp phần làm nổi bật tâm trạng tiếc nuối trước thời gian, cuộc đời.

 

Trước dòng chảy ấy không chỉ Xuân Diệu cảm thấy hối tiếc mà mọi vật cũng mang màu sắc u buồn, đầy mất mát chia ly.

“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”

Tháng năm – thời gian không được cảm nhận qua sự thay đổi biến thiên của vạn vật trôi qua kẽ lá mà được cảm nhận bằng khứu giác “mùi tháng năm”. Khi phân tích bài thơ vội vàng đoạn 2, ta nghe có chút gì xao xuyến rưng rưng vừa uất ức nghẹn ngào vừa tiếc nuối hụt hẫng trong từ “rớm” ấy. Hóa ra thời gian không vô tình như ta vẫn thường nghĩ mà tháng năm dường như cũng đang tiếc nuối cho chính bản thân mình. Ý thơ ấy gợi ta liên tương đến cảm nhận của Đoàn Phú Tứ

“Màu thời gian không xanh

Màu thời gian tím ngát

Hương thời gian không nồng

Hương thời gian thanh thanh”

Cuộc chia ly báo trước không thể nào thoát khỏi. Không chỉ thời gian mà cả không gian cũng tràn ngập dự cảm chia lìa. Đó là không gian rộng lớn của cả sông núi. Cảnh vật tươi đẹp hiện tại rồi sẽ trở thành quá khứ. Mỗi phút mỗi giây đều trôi đi không níu lại được. Cuộc chia ly mỗi phút mỗi giây vẫn cứ diễn ra như thế. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc thấy rằng từ cảm nhận chung về cả không gian rộng lớn, Xuân Diệu bắt đầu vẽ ra cuộc chia ly của vạn vật một cách cụ thể hơn

“Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”

Vẫn là hình ảnh chim, gió nhưng không còn rộn ràng vui tươi của khúc ca yến anh hay của cành tơ phơ phất mà cũng hòa vào bản nhạc buồn chia ly của sông núi. Cơn gió không reo vui cùng cành lá, đem lời ca niềm vui lan tỏa đến mọi người mà cơn gió ấy chỉ “thì thào trong lá biếc” dường như đang hờn giận điều gì.

Đến tiếng chim không còn gảy khúc tình si mà bỗng dưng lặng im. Hót để mà chi khi cuối cùng vẫn phải nói lời ly biệt. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc phát hiện ra biện pháp nhân hóa đã được sử dụng tinh tế để góp phần tô đậm thêm nỗi buồn vạn vật trước thời khắc biệt ly sắp đến. Mỗi sự vật dường như đang tiễn biệt chính mình, không gian cất lên khúc hát tiễn biệt thời gian. Mọi thứ cứ thế chảy trôi theo quy luật vận hành tự nhiên của nó không sao cưỡng lại được.

Trước bài ca ly biệt của núi sông, thi nhân cũng cất lên một tiếng thở dài cùng đất trời đầy nuối tiếc.

“Chẳng bao giờ ôi! chẳng bao giờ nữa”

Câu thơ như một lời kêu đầy hốt hoảng và bất lực. Hốt hoảng bởi lẽ cuộc sống trần gian ngắn ngủi nhưng hương sắc cuộc đời lại mênh mông khi thi nhân vừa phát hiện một chốn bồng lai nơi hạ giới. Bất lực là bởi trước dòng chảy của thời gian con người lại không thể xoay vần con tạo cứ thế mà bị cuốn trôi đi không sao níu giữ.

Phép điệp “chẳng bao giờ” được lặp lại hai lần càng nhấn mạng thêm tâm trạng bàng hoàng tiếc nuối ấy. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, ta còn thấy thán từ “ôi” xuất hiện như một sự uất nghẹn giữa dòng thơ. Câu thơ vì thế mà càng trở nên da diết hơn. Tuy bàng hoàng hốt hoảng tiếc nuối nhưng Xuân Diệu không buông xuôi. Ông bất lực trước dòng chảy của thời gian nhưng không buông bỏ, ngồi im chờ đợi thời gian trôi. Xuân Diệu đã tìm ra một cách giải quyết.

“Mau đi thôi, mùa chưa ngả chiều hôm”

Lời thơ như một  lời giục giã, thúc giục con người hãy đứng lên đừng buồn vì sự chia ly sẽ đến mà lãng quên đi thực tại. Thời gian chảy trôi nhưng hiện tại “mùa chưa ngả chiều hôm” cuộc sống vẫn đang tiếp diễn, cảnh sắc trần gian vẫn còn đó đầy tươi đẹp quyến rũ lòng người.

Vì vậy, buồn mà chi, thất vọng trước điều không thể thay đổi để làm gì. “Mau đi thôi”, mau cố gắng trân trọng lấy từng phút giây hiện tại để tận hưởng bữa tiệc tươi vui mà thiên nhiên mùa xuân đã bày sẵn trước mắt ta. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2, người đọc cảm nhận được đây chính là một lẽ sống tích cực. Một thanh âm trong trẻo xóa tan đi khúc nhạc u buồn chia ly.

Bằng những nét phác họa thiên nhiên cùng với việc sử dụng từ ngữ khéo léo, Xuân Diệu đã vẽ ra một cuộc chia ly của núi sông. Giọng thơ như phân tách làm hai, nhà thơ đang tự nói với chính mình, giãi bày nỗi lòng mình mà dường như lời nói ấy cũng hướng ra ngoài.

Trên cái nền chia ly ấy, người ta dễ rơi vào những cảm xúc tiêu cực buồn bã, oán than, căm phẫn, bỏ mặc buông xuôi cuộc đời. Nhưng Xuân Diệu lại không bỏ mặc hay căm phẫn trước cuộc đời. Bởi ông hiểu đó là điều tất yếu của cuộc sống. Vì vậy, Xuân Diệu không oán than hờn trách nữa ông chấp nhận và cố gắng sống hết mình từng phút giây ngắn ngủi nhưng đầy hương sắc. Vì thế, vội vàng không phải là lối sống tiêu cực mà là một khát khao mãnh liệt sống trọn với cuộc đời. Phân tích bài thơ Vội vàng đoạn 2 người đọc sẽ thấy khát khao sống cháy bỏng của thi nhân

“Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống dạt dào chưa từng có ở chố nước non lặng lẽ này.” – Nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nhận xét về Xuân Diệu trong Thi nhân Việt Nam. Khi phân tích đoạn hai của bài thơ Vội vàng , ta nhận thấy đây là một minh chứng xác đáng cho lời nhận xét ấy. Vội vàng chính là nỗi ám ảnh thời gian và lòng ham yêu, khát sống đến cuống quýt của Xuân Diệu. Quan điểm sống mới mẻ và đầy tích cực mà thi sĩ đã gửi gắm trong tác phẩm của mình sẽ giúp người đọc thêm trân quý từng khoảnh khắc quý giá của thời gian, của tuổi trẻ

 
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Thị Quyên
17 tháng 5 2021 lúc 17:46

Xuân Diệu là một nhà thơ Mới xuất sắc và đạt nhiều thành tựu của văn học Việt Nam. Một trong những bài thơ hay nhất của ông là bài thơ "Vội vàng" trích trong tập "Thơ thơ". Thi phẩm mang đến cho đọc giả một bức tranh mùa xuân tươi mới và những cảm quan nhân sinh đầy mới mẻ. Đoạn 2 của bài thơ là đoạn văn thể hiện sâu sắc nhất về triết lý thời gian và cuộc đời.

"Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian."

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đào Tuấn Anh
17 tháng 5 2021 lúc 20:14

“Vội vàng’’ là một trong những bài thơ đặc sắc nhất trong tập “Thơ thơ” (1938). Vượt qua dòng chảy thời gian hơn 60 năm rồi, mà những ý tưởng mới mẻ về thời gian, về tuổi xuân, về tình yêu đời, yêu cuộc sống- cùng với một giọng thơ nồng nhiệt đắm say vẫn lôi cuốn chúng ta một cách kì lạ. Đây là đoạn thơ trích trong phần 2 bài “Vội vàng” nói lên sự cảm nhận về thời gian của thi sĩ Xuân Diệu:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi.

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thẩm tiễn biệt …”

      Hai câu thơ đầu đoạn, với cách ngắt, nhịp 3/5, đọc lên ta cảm thấy cái nhún nhảy của mùa xuân, của thời gian:

“Xuân dương tới / nghĩa là xuân dương qua

Xuân còn non / nghĩa là xuân sẽ già”.

      Các từ ngữ: “đương tới” với “đương qua”, “còn non'” với “sẽ già” tương ứng, đối lập nhau, diễn tả mùa xuân và thời gian vận động không ngừng. Bước đi của mùa xuân, dòng chảy của thời gian là mải miết, vô tận. Trong hiện tại “đang tới" đã có màu li biệt “đương qua”. Chữ “đang” chuyển thành chữ “đương” mộ: cách nói điệu đà, rất thơ. Trong dáng vẻ “còn non” hôm nay đã báo hiệu một tương lai “sẽ già”. Cách cảm nhận của thi sĩ về thời gian và mùa xuân là tinh tế và biểu cảm. Đó là một ý tưởng rất tiến bộ. Cũng chữ “non” và chữ “già” ấy, ông có những các cảm nhận rất độc đáo bằng một tâm hồn lãng mạng với cặp mắt xanh non.

“Tinh yêu đến, tình yêu đi, ai biết

Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt...

(...) Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!

Em, em ơi! Tình non sắp già rồi...”

                                                (“Giục giã")

      Và ông cũng nhìn thấy sự vật phát triển và đổi thay không ngừng. Mùa xuân thời gian và sự sống thật vô cùng kì diệu:

“Mấy hôm trước còn hoa

Mới thơm đây ngào ngạt

Thoáng như một nghi ngờ

Trái đã liền có thật”.

("Quả sấu non trên cao")

      Bảy câu thơ tiếp theo nói lên nghịch lí giữa tuổi trẻ, đời người với thời gian và vũ trụ. Và đó cũng là bi kịch của con người, đời người. Khi “xuân hết”, tuổi trẻ đi qua “nghĩa là tôi cũng mất”. Mất ý vị cuộc đời. Tuổi trẻ đáng yêu biết bao! Mỗi người chỉ có một thời son trẻ. Cũng như thời gian trôi qua, tuổi trẻ một đi không trở lại:

“Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất”.

      “Lượng trời cứ chật” mà “lòng tôi rộng”, muốn trường sinh bất tử, muốn trẻ mãi không già. Quy luật của sự sống thật vô cùng nghiệt ngã: “Không cho dài thời trẻ của nhân gian”. “Hảo hoa vô bách nhật - Nhân thọ vô bách tuế” (Nguyễn Du). “Mỗi năm một tuổi như đuổi xuân đi...” (Tục ngữ). Một lần nữa thi sĩ lại đặt ngôn ngữ trong thế tương phản giữa “rộng” với “chật”, để nói lên cái nghịch lí của đời người. Cũng là một cách cảm nhận thời gian rất thực.

“Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian”

      Xuân của bốn mùa thu thì tuần hoàn (xuân khứ, xuân lai, xuân bất tận) nhưng đời người chỉ có một thời thanh xuân. Tuổi trò “chẳng hai lần thắm lại”. Vũ trụ đất trời thì vĩnh hằng, vô hạn. trái lại đời người thì hữu hạn. Kiếp nhân sinh nhiều bi kịch. Ai cũng muốn trẻ mãi không già, ai cùng muốn được sống mãi với tuổi xanh, tuổi hoa niên. Tiếng thơ cất lên như một lời than tiếc nuối:

... Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

      “Tiếc cả đất trời vì không được trẻ mãi để tận hưởng mọi cái đẹp của thiên nhiên và cuộc đời. Đó là lòng yêu đời và ham sống, khao khát được sống hết mình với tuổi trẻ:

“Mười chín tuổi, hỡi những nàng má ngọc.

Ríu rít chim, là tuổi ước mơ hoa!

Hãi chàng trai kiều diễm mãi vui ca.

Mười chín tuổi! Chẳng hai lần hoa nở!”

                                             ("Đẹp" - Xuân Diệu)

      “Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” cùng như “Mười chín tuổi! Chẳng hai lần hoa nở”, đó là bi kịch của người đời, xưa và nay. Có ham sống và yêu đời mới cảm nhận sâu sắc bi kịch ấy. Vì thế không được vung phí thời gian và tuổi trẻ.

      Hai câu thơ cuối dào dạt cảm xúc. Nhà thơ xúc động lắng nghe bước đi của thời gian, tiếng “than thầm tiễn biệt” của sông núi, của cảnh vật. Xuân Diệu rất nhạy cảm với thời gian trôi đi qua “mùi”, “vị” của năm tháng “chia phôi” trong dòng chảy vô tận. Một cách cảm nhận thời gian rất thơ, rất tinh tế:

"Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi.

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”.

      Đoạn thơ trên đây cho thấy vẻ đẹp trong thơ Xuân Diệu: Sự trau chuốt về ngôn từ, sự tinh tế trong cảm xúc biểu hiện. Một quan niệm nhản sinh rất tiến bộ về thời gian, về mùa xuân và tuổi trẻ. Cái tôi cá nhân trữ tình được khẳng định. Ham sống và yêu đời; sống hết mình, sông trong tình vêu - đó là những ý tưởng rất đẹp, vẻ đẹp của một hồn thơ lãng mạn - “vội vàng" không nghĩa là sống gấp như ai đó đã nói.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tuyết Nhi
17 tháng 5 2021 lúc 20:25

*mở bài

Nếu phải chọn một bản nhạc hay nhất có lẽ tôi sẽ chọn văn chương .bởi chỉ khi đến với văn chương người nghệ sĩ mới được tự do để trái tim mình dẫn dắt được thể hiện quan niệm cảm xúc của chính mình và rồi mang đến cho người đọc biết bao giải điệu cảm xúc với nhiều cung bậc . Xuân Diệu đã để tác phẩm Vội Vàng của mình là nốt ngân đầy sáng tạo trong bản hoà tấu văn học , bài thơ được ơn trong tập thơ "thơ" -1938 là một bài thơ tiêu biểu trước cánh mạng tháng 8 của Xuân Diệu.Khổ 2 của bài thơ đã thể hiện rõ sự cảm nhận của Xuân diệu về thời gian.  
*thân bài.                                             
-Nhà thơ nhận thức rõ thời gian tuyến tính một đi không trở lại,mỗi khoảnh khắc trôi qua sẽ mất Đinh Vĩnh viễn : Xuân đương tới nghĩa là Xuân đương qua, Xuân còn nóng nghĩa là Xuân sẽ già.....            

- Xuân Diệu phát hiện ra những nghịch lý:thời gian chảy trôi hủy hoại sự sống , cướp đi tuổi xuân :Xuân hết - tôi cũng mất,lòng tôi rộng -lượng trời chật,còn trời đất - chẳng còn tôi,tiếc trời đất, rớm vị chia phôi, lời thở than tiễn biệt ,làm tan phai hương sắc....hờn và sợ độ phai tàn sắp sửa=> sự nhạy cảm với thời gian cho ta thấy nhà thơ có một niềm Ham sống mãnh liệt                       

-Vì nhận thức quá rõ về thời gian nên Xuân diệu đã đưa ra giải pháp là sống vội vàng , dục giã chạy đua với thời gian -sống là cống hiến là tận hưởng 

*nghệ  thuật.                              
-thơ trữ tình kết hợp mạch cảm xúc                               
- nghệ thuật điệp"Xuân"..., giọng thơ sôi nổi      
-hình ảnh thơ mới mẻ với nhiều hình tượng thơ phong Phú.   
- ngôn ngữ giàu tính nhạc 

*kết bài

Đoạn thơ thể hiện một tâm hồn yêu đời đến cuồng nhiệt biết quý trọng thời gian tuổi trẻ biết sống là yêu . Và bài thơ là nhịp đập gấp gáp trước "thanh sắc Trần gian " 1 ngày Xuân của một trái tim chưa bao giờ chán sống 

 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Thu Hà
17 tháng 5 2021 lúc 21:16

   Xuân Diệu được đánh giá là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Sự mới mẻ, độc đáo đã được thể hiện ngay từ tập thơ đầu tay " Thơ thơ ". Vội vàng là một trong những bài thơ xuất sắc của tập thơ này. Trong đó 17 câu thơ giữa của bài thơ đã thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết cùng quan niệm mới mẻ về thời gian chưa từng có trong truyền thống văn học dân tộc.

   Nếu ở những câu thơ đầu, Xuân Diệu đang tha thiết tận hưởng cuộc sống thể hiện tình yêu thiên nhiên đắm say, thì sang những câu thơ tiếp, ông đã tập trung thể hiện quan niệm mới mẻ về thời gian:

                                                                               " Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua,

                                                                                 Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già,"

   Với nhịp ngắt 3/2/3 diễn tả bước đi chậm rãi nhưng lạnh lùng của thời gian, biện pháp điệp cấu trúc " nghĩa là" 3 lần làm cho mạch thơ trở nên chặt chẽ sâu sắc hơn, cùng với cặp từ đối lập " đương tới" " đương qua ", " còn non" " sẽ già " diễn tả được sự vận hành tuần tự của thời gian, thời gian như một vòng chảy xuôi chiều không ngừng nghỉ, mỗi khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn.

                                                                              " Mà xuân hết thì lòng tôi cũng mất

                                                                                Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

                                                                                Không cho dài thời trẻ của nhân gian, 

                                                                                Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

                                                                                Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.

                                                                                Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi, 

                                                                                Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;"

  Tác giả tự vận mình vào mùa xuân bởi rằng với ông đời người đẹp nhất là tuổi trẻ, khi muà xuân tuổi trẻ qua đi thì coi như hết. Xuân Diệu nuối tiếc, tiếc vì không được sống thêm, không được nhiệt huyết hơn nữa. Có lẽ ông là một nhà thơ có cái nhìn chân thực và đầy mới mẻ về tuổi trẻ của con người. Dù tình yêu cuộc sống có " rộng " đến bao nhiêu thì " lượng trời cứ chật" nên tuổi trẻ nhân gian không kéo dài thêm mãi. Ở đây, đoạn thơ đã dựng lên những cặp đối lập " lượng trời chật " " lòng tôi rộng " , " xuân tuần hoàn " " tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại " , " còn trời đất " " chẳng còn tôi mãi " để làm nổi bật sự vô hạn của trời đất đối lập với sự hữu hạn của cuộc đời, có sự hữu hạn trong sự vô hạn ấy là do " lượng trời chật" thời gian đã lấy đi tuổi trẻ, tuổi xuân của mỗi người, lấy đi cuộc đời của mỗi người. Và ta cũng nghe rất rõ cái tiếng thở dài của thi nhây hay cái bâng khuâng tiếc nuối của nhà thơ phả vào trời đất ,qua đó thể hiện cảm xúc " bâng khuâng" ," tiếc" vì yêu đời ham sống đến cuồng nhiệt. Dường như trước mắt người đọc giờ đây cả một trời tiếc nuối.

   Thời gian là thước đo tuổi trẻ , nó sẽ một đi không trở lại vì vậy tuổi trẻ cũng như thế. Trong cái mênh mông của đất trời, cái vô tận của thời gian, sự có mặt của con người thật là hữu hạn:

                                                                             " Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,

                                                                               Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt...

                                                                               Con gió xinh thì thào trong lá biếc,

                                                                               Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

                                                                               Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

                                                                               Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa."

   Biện pháp chuyển đổi cảm giác " vị chia phôi ": khái niệm tháng năm vốn vô hình trừu tượng bỗng trở thành hữu hình. Lúc tạo vật đang tươi mới thì cũng là lúc phải đối diện với sự phai tàn sắp sửa. Thời gian như có mùi, có vị chia phôi chất chứa, cả đất trời, sông núi đều đang cất lên âm thanh của sự chia li, tiễn biệt. Vạn vật đang than thở ngậm ngùi, đưa tiễn phần đời của chính nó. Tất cả đã khiến Xuân Diệu cảm thấy hụt hẫng. Không thể tắt nắng, buộc gió, cũng không thể cầm giữ được thời gian mà phải tranh thủ sống

                                                                             " Chẳng bao giờ , ôi ! Chẳng bao giờ nữa..."

   Lời than vãn đầy nuối tiếc về sự ra đi của thời gian. Câu thơ cảm thán với cách ngắt nhịp biến hóa làm nổi bật nỗi lòng vừa lo lắng bâng khuâng, vừa luống cuống, tiếc nuối của thi nhân.Vì vậy chỉ còn cách chạy đua với thời gian, là phải tranh thủ sống" 

                                                                             " Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm."

   Đây là lời giục dã sống vội vàng, sống sao cho có ý nghĩa khi còn trẻ bởi thời gian sẽ trôi qua rất nhanh. Xuân Diệu thể hiện một cái tôi luôn khao khát sống hết mình với mùa xuân tuổi trẻ, cuộc đời. 

   " Vội vàng " là lời giục giã sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ cửa một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt. Qua đoạn thơ, người đọc càng thêm trân trọng cái thông điệp mà Xuân Diệu gửi đến thanh niên thế hệ ngày nay. Tư tưởng đó được thể hiện qua một hình thức nghệ thuật điêu luyện: sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí, giọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ. Xuân Diệu như một viên ngọc sáng trong nền văn học nước nhà, chắn chắn rằng tên tuổi và tác phẩm của ông sẽ mãi trường tồn qua thời gian.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Trung Kiên
17 tháng 5 2021 lúc 21:33

* Giới thiệu về tác giả Xuân Diệu, tác phẩm vội vàng và đoạn thơ.

* Phân tích sự cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu qua đoạn thơ:

- Tranh luận với quan niệm thời gian tuần hoàn, nhà thơ của mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu và quan niệm thời gian tuyến tính - dòng chảy xuôi chiều, một đi không trở lại. mỗi khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn: xuân đương tới...đương qua, còn non...sẽ già...

- Lấy sinh mệnh cá thể làm thước đo thời gian, gắn tuổi trẻ với mùa xuân làm thước đo đời người, Xuân Diệu cắt nghĩa những quy luật, phát hiện những nghịch lí: thời gian trôi qua hủy hoại sự sống; cướp đi tuổi trẻ nên bâng khuâng tiếc nuối đến ngậm ngùi.

- Lấy sự tương giao về cảm giác để cảm nhận và mô tả, Xuân Diệu phát hiện thời gian đầy mất mát, đem đến sự chia lìa, mỗi khoảnh khắc đều rớm vị chia phôi, dậy lên khắp sông núi lên thở than tiễn biệt, làm phai tàn hương sắc từng cá thể trong chính thời tươi: "cơn gió xinh", "lá biếc", "chim rộn ràng...hờn", "sợ độ phai tàn sắp sửa". Những điều đó cùng với sự nhạy cảm với thời gian cũng là biểu hiện của niềm ham sống, yêu đời đến đắm say, mãnh liệt.

- Nỗi ám ảnh thời gian của hồn thơ Xuân Diệu xuất phát từ cái nhìn trẻ, từ ý thức sâu xa về giá trị của sự sống, lí giải thái độ sống: chạy đua với thời gian, giục giã sống vội vàng "Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,".

- Nghệ thuật thể hiện cảm nhận của thời gian:

 + Giọng thơ trữ tình kết hợp mạch cảm xúc và luận lí.

+ Thủ pháp trùng điệp, những cặp từ đối lặp, hơi thơ liền mạch, nhịp thơ sôi nổi, giọng thơ cuống quýt tự bạch điệu tâm hồn ham sống đến cuồng nhiệt.

+ Hình ảnh thơ mới lạ với với những liên tưởng phong phú, nghệ thuật chuyển đổi cảm giác tài hoa.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Thị Thanh Hoa
17 tháng 5 2021 lúc 21:43

Câu 2 :

1. Phân tích sự cảm nhận của thi nhân về thời gian trong mối quan hệ với tuổi trẻ qua đoạn thơ:

-Nhịp ngắt câu thơ 3/2/3 diễn tả những bước đi của thời gian 

- Biện pháp điệp cấu trúc :''nghĩa là'' như muốn nhấn mạnh quy luật rồi bước đi tuyến tính của thời gian

-Tranh luận với quan niệm thời gian tuần hoàn, nhà thơ của mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu quan niệm thời gian tuyến tính – dòng chảy xuôi chiều, một đi không trở lại, mỗi khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viến: xuân đương tới… đương qua, còn non… sẽ già.

-Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua , tuổi trẻ đương tới có nghĩa là tuổi trẻ đương qua không thể lấy lại đó là giây phút nối tiếc của tác giả đối với đời mình , còn mưa xuân của vũ trụ là xuân lặp lại còn mùa xuân của đời người là mùa xuân đã qua đi thì không trở lại được nữa , qua đi thì mất hẳn . Đời trôi chảy lòng ta thành vĩnh viễn của tuổi trẻ của tuổi xuân thậm chí là chính lòng mình cho nên hồn thơ Xuân Diệu gắn liền với thứ nồng nàn , sẵn sàng . 

Bâng khuâng nối tiếc trong không gian nhà thơ đã lấy sinh mệnh cá thể làm thước đo thời gian, gắn tuổi trẻ với mùa xuân làm thước đo đời người, Xuân Diệu cắt nghĩa những quy luật, phát hiện những nghịch lí: thời gian trôi hủy hoại sự sống, cướp đi tuổi trẻ xuân hết… tôi cũng mất… lòng tôi rộng … lượng trời chật… còn trời đất… chẳng còn tôi… nên bâng khuâng tiếc đến ngậm ngùi.

- Lấy sự tương giao về cảm giác để cảm nhận và mô tả, Xuân Diệu phát hiện thời gian đầy tính mất mát, đem đến sự chia lìa, mỗi khoảnh khắc đều rớm vị chia phôi, dậy lên khắp sông núi lời thở than tiễn biệt, làm tàn phai hương sắc từng cá thể trong chính thời tươi: cơn gió xinh, lá biếc, chim rộn ràng… hờn, sợ độ phai tàn sắp sửa -> Nhạy cảm với thời gian cũng là biểu hiện niềm ham sống, yêu đời đến đắm say.

- Nỗi ám ảnh thời gian của hồn thơ Xuân Diệu xuất phát từ cái nhìn trẻ, từ ý thức sâu xa được giá trị của sự sống, lí giải thái độ sống: chạy đua với thời gian, giục giã sống vội vàng Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm.

2. Nghệ thuật thể hiện cảm nhận thời gian:

- Thơ trữ tình điệu nói, kết hợp mạch cảm xúc và luận lí.

- Thủ pháp trùng điệp, hơi thơ liền mạch, nhịp thơ sôi nổi, giọng thơ cuống quýt tự bạch điệu hồn ham sống cuồng nhiệt.

- Hình ảnh thơ mới lạ với những liên tưởng phong phú, nghệ thuật chuyển đổi cảm giác tài hoa.

- Ngôn ngữ thơ giàu tính nhạc, tính tạo hình, biểu cảm.

3. Đánh giá chung.

- Đoạn thơ với cảm nhận về thời gian (trong mối quan hệ với tuổi trẻ) làm rõ cội nguồn triết lí nhân sinh tích cực cùng tuyên ngôn sống Vội vàng của nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới (Hoài Thanh) - Xuân Diệu với Vội vàng ví như một nguồn sống dạt dào chưa từng thấy ở đất này, đánh thức niềm yêu đời, ý thức sâu sắc về giá trị sự sống mỗi cá nhân trong cuộc đời.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Tấn Tài
17 tháng 5 2021 lúc 21:49

undefinedundefinedundefinedundefined

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Bảo Khánh
17 tháng 5 2021 lúc 22:08

   Xuân Diệu là một trong những nhà thơ lớn của văn học hiện đại việt nam. Ông bén duyên với văn học từ phong trào Thơ mới. Xuân Diệu đầu tiên được biết đến là một thành viên của phong trào thơ mới, với những tác phẩm truyện ngắn. Thế nhưng, Xuân Diệu chỉ để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc qua những vần thơ tình đầy nhiệt huyest với cuộc đời. Chính nhờ những vần thơ ấy mà Xuân Diệu  được xem là " nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới ". Tác phẩm tiêu biểu của Xuân Diệu trong giai đoạn văn học trước Cánh mạng tháng tám, phải kể đến hai tập thơ " Thơ và Gửi hương cho gió ". Đây là hai kiệt tác của ông ngợi ca tình yêu đối với cuộc sống, khát khao giao cảm hào nhập vào cuộc đời. Xuân Diệu hấp dẫn người đọc bằng một tình yêu say mê với cuộc đời, một trái tim hướng đến mùa xuân tuổi trẻ và tình yêu nơi trần thế một cách sôi nổi. Trong thơ Xuân Diệu có sự dung hòa giữa tâm hồn thơ lãng mạn phương tây và hồn thơ trẻ trung của cặp mắt " xanh non biếc rờn ".

  Bài thơ " Vội Vàng " được in trong tập thơ - thi phẩm đầu tay của " Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu ". Nếu ở khổ thơ đầu, Xuân Diệu gây ấn tượng với người đọc bằng bức tranh thiên nhiên tươi vui tràn đầy sức sống thì ở những dòng thơ tiếp theo nhà thơ lại thể hiện những suy nghĩ trăn trở về thời gian, về cuộc sống. Đọc đoạn hai ta cảm nhận được nhà thơ đã đưa ra những phát hiện về sự nảy chồi của thời gian. 

Mở đầu bài thơ là hai câu thơ với cách ngắt nhịp lẻ 3/5 như một sự vỡ lẽ. Bước chân của thời gian cứ thế mà trôi đi qua từng câu chữ:

           " Xuân đương tới nghĩa là xuân đương ngang qua

             Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già " 

Các trạng thái của thời gian lần lượt được nêu ra. Nhưng đó không phải là khung cảnh nhộn nhịp mà là những trạng thái đối lập " đương tới " - " đương qua " và " còn non " - " sẽ già ". Các trạng thái ấy cũng chính là sự tiếp nối của chúng ta trong vòng xoáy của thời gian.

Thời gian vận động không ngừng, mọi thứ cũng không ngừng đổi thay. Nếu trong văn học trung đại, thời gian là một vòng tròn tuần hoàn không ngừng lặp lại của sinh lão bệnh tử. Vì vậy, con người trung đại tuy ý thức được sự nhỏ bé của mình trước dòng chảy của thời gian nhưng rất ít khi ta thấy họ cất lời than thờ vì cuộc sống ngắn ngủi. Như Mãn Giác thiên sư từng viết :

         " Xuân khứ bách hoa lạc 

           Xuân đáo bách hoa khai "

Nhưng trong thời đại thơ mới, con người đã ý thức rõ sự hạn hữu của đời người. Thời gian không còn là vòng tròn bất tận mà là một đường thẳng tuyết tính. Trong dòng chảy của thời gian, con người chỉ như một hạt cát nhoe bé giữa sa mạc. Thời gian vô tận mà đời người hạn hữu. Vì vậy mà đứng trước thời gian con người thường thấy mình nhỏ bé bất lực, chỉ có thể buông xuôi nhìn thời gian qua lẽ tay. Mới khi nào mùa xuân còn tươi đẹp thì mai đây nó sẽ trở nên già cỗi như một quy luật tất yếu 

                   " Hoa nở để mà tàn

                Trăng tròn để mà khuyết "

Bước đi của mùa xuân cũng là bước đi của thời gain và bước đi của đời người. Phép điệp " nghĩa là " càng nhấn mạnh thêm sự bất ngờ có phần hốt hoảng về dòng chảy của thời gian của cuộc đời. Người ta thường chỉ tiếc mọi thứ khi đã qua đi, khi nó chỉ còn là kỷ niệm nhưng Xuân Diệu là tiếc mùa xuân ngay khi nó đang hiện hữu, ngay khi ông đang đắm mình trong bức tranh xuân ấy. Đó không chỉ là mùa xuân của đất trời mà còn là mùa xuân của đời người. Phân tích bài thơ Vội Vàng đoạn 2 để thấy Xuân Diệu còn lấy thời gian của đời người làm thước đo cho thời gian của vũ trụ. 

   " Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

  Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn 

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời "

Những câu thơ được nối kết nhau bởi một từ " xuân ". Điệp từ "Xuân" được lặp lại đề nhấn mạnh mùa xuân cảu đất trời cũng như nhấn mạnh mùa xuân của tuổi trẻ. Đó đều là những gì đẹp nhất của đất trời, của người phân tích bài thơ Vội Vàng đoạn 2, những tưởng thời gian bốn màu xuân ha thu đông cứ thế mà chảy trôi mặc kệ sự tồn tại của con người, nhwung trong những dòng thơ của Xuân Diệu chúng lại có mối quan hệ gắn kết với nhau 

Thời gian thiên nhiên kết thúc "xuân hết" nhưng kéo theo đó "tôi cũng hết" câu thơ vang lên như một tiếng thở dài cùng đất trời. Tuổi trẻ qua đi thì sự tồn tại của "tôi" cũng trở nên vô nghĩa. Bởi tuổi trẻ qua đi, tình yêu không còn thì mọi thứ cứ thể mà trôi đi cùng dòng chảy của thời gian. "lòng tôi' và "lượng trời" vốn là hai thế cực tương phản của sự hạn hữu và vô hạn.

Tuy nhiên trong góc nhìn của Xuân Diệu cái vốn hữu hạn như đời người lại được mở rộng đến vô cùng " lòng tôi rộng " còn thứ vốn tưởng chừng vô hạn trong thời gian của đất trời lại trở nên nhỏ bé " lượng trời cứ chật". Phân tích bài thơ Vội Vàng đoạn 2 còn cho ta thấy thời gian đất trời dường cũng đang trêu chọc con người. Mùa xuân của đất trời dù sẽ lặp lại nhưng màu xuân cảu đời người - tuổi trẻ thì vĩnh viễn không thể quay trở lại. Vì thế dù thời gian có lặp lại mọi thứ cũng vô nghĩa bởi lúc đó "tôi" không còn là "tôi" của hôm nay.như chính Xuân Diệu đã từng nói 

           " Cái bay không đợi cái trôi

        Từ tôi phút ấy sang tôi phút này "

Sự hạn hữu của đời người với thời gian được thể hiện rõ nét nhất ở dòng thơ "còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi. Trời đất cứ thế mà xoay vần nhưng tôi sẽ không vinh hằng cùng đất trời. Lúc này, hẹn ước ba sinh hay một cuộc sống chốn thiên đường cũng không thể xoa dịu tâm hồn thi nhân. Bởi lẽ điều ông cần không phải là hạnh phúc mà ở một kiếp nào khác mà phải là được tận hưởng hương sắc cuộc đời được hạnh phúc ngay trong giây phút hiện tại khi tuổi trẻ đang đến, tình yêu đang xuất sắc.

Thế nhưng, phân tích bài thơ Vội Vàng đoạn 2, người đọc sẽ thấy dù biết trước "tôi" sẽ không tồn tại vĩnh viễn để đón nhận thiên nhiên đất trời tươi đẹp nhưng Xuân Diệu không tiếc cho mình, tiếc cho tuổi trẻ mà điều ông tiếc nhất chính 'cả đất trời". Xuân Diệu dường như đang tiếc nuối vì không thể tận hưởng hết mọi hương sắc của cuộc đời. Phân tích bài thờ Vội Vàng đoạn 2, ta thấy những dòng thơ này, hệ thống từ ngữ, hình ảnh được đặt trong thể tương phản đối lập cao độ "rộng" - "chật", "xuân tuần hoàn" - "tuổi trẻ chẳng hai lần", "còn" - "chẳng còn". Điều đó đã góp phần làm nổi bật tâm trạng tiếc nuối trước thời gia, cuộc đời.

Trước dòng chảy ấy không chỉ Xuân Diệu cảm thấy hối tiếc mà mọi vật cũng mang màu sắc u buồn, đầy mất mát chia ly.

    " Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

    Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt"

Tháng năm - thời gian không được cảm nhận qua sự thay đổi biến thiên của vạn vật trôi qua kẽ lá mà được cảm nhận bằng khứu giác "mùi tháng năm". Khi phân tích bài thơ Vội Vàng đoạn 2, ta nghe có chút gì xao xuyến rưng rưng vừa uất ức nghẹn ngào vừa tiếc nuối hụt hẫng trong từ "rớm" ấy. Hóa ra thời gian không vô tình như ta vẫn thường nghĩ mà tháng năm dường như cũng đang tiếc nuối cho chính bản thân mình. Ý thơ ấy gợi ta liên tưởng đến cảm nhân của Đoàn Phú Tứ.

           " Màu thời gian không xanh

                Màu thời gian tím ngắt

            Hương thời gian không nồng

            Hương thời gian thanh thanh "

Cuộc chia ly báo trước không thể nào thoát khỏi. Không chỉ thời gian mà cả không gian cũng tràn ngập dự cảm chia lìa. Đó là không gian rộng lớn của cả sông núi. Cảnh vật tươi đẹp hiện tại rồi sẽ trở thành quá khứ. Mỗi phút giây đều trôi đi không níu lại được. Cuộc chia ly mỗi phút mỗi giây vẫn cứ diễn ra như thế. Phân tích bài thơ Vội Vàng đoạn 2, người đọc sẽ thấy rằng từ cảm nhận chung về cả không gian rộng lớn, Xuân Diệu bắt đầu vẽ ra cuộc chia ly của vạn vật một cách cụ thể hơn 

     " Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc

      Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi

     Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

     Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa? "

Vẫn là hình ảnh chim, gió nhưng không còn rộn ràng vui tươi của khúc ca yến anh hay của cành tơ phất phơ mà cũng hòa vào ban nhạc buồn chia ly của sông núi. Cơn gió không reo vui cùng cành lá, đem lời ca niềm vui lan tỏa đến mọi người mà cơn gió ấy chỉ "thì thào trong lá biếc" dường như đang hườn giận điều gì.

Đến tiếng chim không con gảy khúc tình si mà bỗng dưng lặng im. Hót để mà chi khi cuối cũng vẫn phải nói lời ly biệt. Phân tích bài thơ Vội Vàng khổ 2, cho ta thấy biện pháp nhân hóa được sử dụng tinh tế để góp phần tô đậm thêm nỗi buồn vạn vật trước thời khắc biệt ly sắp đến.

Trước bài ca ly biệt của núi sông, thi nhân cũng cất lên một tiếng thở dài cùng đất trời đầy nuối tiếc.

 " Chẳng bao giờ ôi! Chẳng bao giờ nữa "

Câu thơ như một lời kêu đầy hốt hoảng và bất lực. Hốt hoảng bởi lẽ cuộc sống trần gian ngắn ngủi nhưng hương sắc cuộc đời lại mênh mông khi thi nhân vừa phát hiện một chốn bồng lai hạ giới. Bất lực trước thời gian không thể xoay vần con người tạo cứa thế bị cuốn trôi không sao núi giữ.

Phép điệp "chẳng bao giờ" lặp lại càng nhán mạnh thêm tâm trạng bàng hoàng nối tiếc. Thán từ "ôi" xuất hiện như một sự uất nghẹn giữa dòng thơ.Ông bất lực trước dòng chảy thời gian nhưng không buông bỏ, ngồi im chờ đợi thời gian trôi. Xuân Diệu tìm đến cách giải quyết.

     " Mau đi thôi, mùa chưa ngả chiều hôm "

Như lời giục giã, thôi thúc con người hãy đứng lên đừng buốn vì sự chia ly sẽ quên lãng thực tại.

        Vì vậy qua bài thơ Vội Vàng của nhà thơ Xuân Diệu đoạn 2, ta cảm nhận được đây chính là một lẽ sống tích cực. Một âm thanh trong trẻo xóa tan đi khúc nhạc u buồn chia ly. Buồn mà chi, thất vọng đều không thay đổi để làm gì "mau đi thôi", mau cố gắng trân trọng từng giây phút hiện tại để tận hưởng bữa tiệc niềm vui mà thiên nhiên mùa xuân đã bày ra trước mắt ta.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đặng Trà Vy
17 tháng 5 2021 lúc 22:56
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: Thuyết minh Câu 2: Những thể loại thể hiện tài năng văn học của Puskin là : thơ trữ tình, tiểu thuyết thơ, trường ca thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết lịch sử, kịch,.... Câu 3: Đọc văn bản, em hiểu "Mặt trời của thi ca Nga" nghĩa là: tôn vinh giá trị và vị trí của nhà thơ Puskin +Thơ Puskin khơi nguồn cảm hứng từ hiện thực đời sống Nga, con người Nga đương thời từ muôn vàn về phong phú, đa dạng của nó. Thơ Puskin mang sức mạnh tinh thần có ý nghĩa to lớn trong lịch sử văn học và lịch sự thức tỉnh của dân tộc Nga. +Puskin là nhà thơ vĩ đại có vị trí đặc biệt quan trọng-người khơi dậy sức mạnh phi thường của văn học Nga thế kỷ XIX và đưa nó trở thành đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại. Câu 4: Thơ Puskin cùng bài thơ "Tôi yêu em" gợi cho em suy nghĩ về cách ứng xử trong tình yêu là: +Yêu vị tha, tình yêu chân thượng +Yêu chân thành, yêu đằm thắm Bởi vì +Puskin có một tấm lòng trong sáng, cao thượng, giàu tình yêu thương và bởi vì lẽ thế trong tình yêu ông rất đỗi chân thành và cao thượng. +Tình yêu là tình cảm đẹp đẽ của con người nhưng không phải ai cũng được hạnh phúc trọn vẹn, tình yêu đích thực và chính là sự hi sinh và vị tha.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đặng Trà Vy
17 tháng 5 2021 lúc 23:06
“Vội vàng’’ là một trong những bài thơ đặc sắc nhất trong tập “Thơ thơ” (1938). Vượt qua dòng chảy thời gian hơn 60 năm rồi, mà những ý tưởng mới mẻ về thời gian, về tuổi xuân, về tình yêu đời, yêu cuộc sống- cùng với một giọng thơ nồng nhiệt đắm say vẫn lôi cuốn chúng ta một cách kì lạ. Đặc biệt đoạn thơ trích trong phần 2 bài “Vội vàng” đã nói lên quan niệm mới mẻ về thời gian của nhà thơ Xuân Diệu. Nếu ở khổ thơ thứ nhất, Xuân Diệu ước ao tắt nắng, buộc gió, muốn đoạt quyền năng tối thượng của tạo hóa và để rồi Xuân Diệu đã vẽ lên bức tranh tiên nhiên mùa xuân tươi đẹp với cỏ hoa, ong bướm, đồng nội, yến anh và với một tình yêu cháy bỏng. Nhưng đến khổ thứ 2, người đọc sẽ cảm nhận thấy tác giả thể hiện sự khắc khoải khi thời gian vẫn trôi qua một cách nhanh chóng. “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già” Đối với quan niệm xưa thì thời gian là tuần hoàn, thời gian trôi đi rồi vẫn có thể quay trở lại. Nhưng đối với Xuân Diệu qan niệm thời gian tuyến tính - dòng chảy xuôi, một đi không trở lại, mỗi khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn: xuân đương tới.. đương qua, còn non.. sẽ già.. . Xuân Diệu đã khéo léo sử dụng cách ngắt nhịp: 3/2/3 để diễn tả bước đi chậm rãi nhưng lạnh lùng của thời gian. Biện pháp điệp cấu trúc kiểu câu định nghĩa "nghĩa là " để nhấn mạnh quy luật về bước đi tuyến tính của thời gian. Các cặp từ đối lập "đương tới"," đương qua" ; "còn non", " sẽ già", diễn tả sự vận hành tuần tự của thời gian nhấn mạnh thời gian tuyến tính một đi không trở lại. Bảy câu thơ tiếp theo nói lên nghịch lí giữa tuổi trẻ, đời người với thời gian và vũ trụ. "Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất ................ Nếu bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời" Kiểu câu định nghĩa xuyên suốt đoạn thơ nhấn mạnh quy luật "xuân hết" "tôi cũng mất "cho thấy sự tuyên tính của thời gian tác động tiêu cực đến mỗi cá nhân cùng với hàng loạt những cặp câu đối lập: lượng trời chật, lòng tôi rộng; xuân tuần hoàn, tuổi trẻ chẳng hai lần thăm lại... Có thể thấy được Xuân Diệu đã lấy sinh mệnh cá thể làm thước đo thời gian, gắn tuổi trẻ với mùa xuân làm thước đo đời người. Không chỉ thể mà ông cắt nghĩa những quy luật và phát hiện những nghịch lí: Thời gian trôi chảy hủy hoại sự sống, cướp đi tuổi trẻ xuân hết.. tôi mất.. lòng tôi rộng.. lượng trời chật.. còn trời đất.. chẳng còn tôi.. nên bâng khuâng tiếc đến ngậm ngùi Trước không gian mênh mông, con người dường như thu mình lại khi thời gian chảy trôi nhanh, thấy bản thân trở nên bé nhỏ. Mùa xuân hôm nay đẹp lung linh nhưng rồi mai đây nó cũng đến lúc phai tàn, già cỗi đi cùng thời gian là điều không ai níu giữ lại được. “Thời gian qua kẽ tay Làm khô những chiếc lá Kỷ niệm trong tôi Rơi như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn” Như vậy, nhà thơ muốn nhấn mạnh về tầm quan trọng của mùa xuân, tuổi trẻ rồi sẽ chảy trôi cùng thời gian. Khi tuổi trẻ đi qua thì “tôi” rồi cũng trở nên vô nghĩa, trống rỗng, bởi lúc này tình yêu đã không còn. “Lòng tôi” và “lượng trời” là sự tương phản của hai thế cực bật lên sự hữu hạn, vô hạn giữa đời người và đất trời. Từ đó để thấy rằng vòng xoáy của thời gian tiếp nối trong sự vận động không ngừng của thời gian thì vạn vật, con người rồi sẽ phải thay đổi. Sinh lão bệnh tử là lẽ thường tình, là vòng tròn tuần hoàn lặp lại không ngừng. Cảm xúc bâng khuâng, tiếc nuối của tác giả trước sự chảy trôi của thời gian tuyến tính một đi không trở lại. Bước đi của mùa xuân cũng là bước đi của thời gian, của đời người. Tuy nhiên ở đây có một điều rất hay khi tinh tế nhận thấy trong lời thơ của Xuân Diệu đó là tuổi xuân, tuổi trẻ trôi qua ông không nuối tiếc bằng việc không thể được tận hưởng mọi hương sắc của đất trời. Tác giả biết mùa xuân thì vẫn tuần hoàn nhưng tuổi trẻ thì không thể. Nỗi bâng khuâng, tiếc nuối ấy như ngợp cả trời đất. Để rồi sự chi ly bao trùm lên cả khoảng không của không gian và sự vô tận của thời gian: “Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi ....... Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa.” Lấy sự tương giao về cảm giác để cảm nhận và mô tả, Xuân Diệu phát hiện thời gian đầy tính mất mát, đem đến sự chia lìa, mỗi khoảnh khắc đều rớm vị chia phôi, dậy lên khắp sông núi lời thở than tiễn biệt, làm tài phai hương sắc từng cá thể trong chính thời tươi: cơn gió xinh, lá biếc, chim rộn ràng.. hờn, sợ độ phai tàn sắp sửa => Nhạy cảm với thời gian cũng là biểu hiện niềm ham sống, yêu đời đến đắm say. Qua biện pháp chuyển đổi cảm giác cho ta thấy khái niệm của thời gian vốn vô tình, trừu tượng trở nên hữu hình có mùi vị đau xót của chia ly có hình dáng vết thương và tâm hồn rớm máu. Đó là quy luật bất biến của tạo hóa mà ai cũng phải nuối tiếc. Vì thời gian rớm màu chia phôi, khắp núi sông thầm than lên lời tiễn biệt,làm tài phai hương sắc từng cá thể trong chính thời tươi : cơn gió của mùa xuân vốn nhẹ nhà dào dạt cũng phải thều thào trong tiếng nghẹn, khúc hát rộn ràng của những chú chim cũng đành phải ngừng lại. Có lẽ tất cả chúng đều sợ cái gọi là “Thời gian”, sợ nước mắt, sợ chia ly, sợ những héo úa phai tàn theo năm tháng.Xuân Diệu, ông là một người rất đỗi nhạy cảm với thời gian. Đó cũng là biểu hiện niềm ham sống, yêu đời đến đắm say cuồng nhiệt. “Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa… Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm Đến cuối cùng, nếu cứ mãi chờ đợi, mãi hy vọng thì sẽ chẳng bao giờ làm được điều mình mơ ước. Từ cảm thán “ôi” phát lên một cách nhẹ nhàng nhưng cũng thật tha thiết, vừa thể hiện sự nuối tiếc nhưng đồng thời cũng như thúc giục mọi người phải hành động ngay. Hãy nhanh chạy đua với thời gian, với vũ trụ nhân lúc “mùa chưa ngả chiều hôm” là lúc mà lá chưa ngả, mùa chia ly chưa đến. “Mau đi thôi!” chính là lời thức tỉnh những ai còn đang mơ hồ, chậm chạp hãy sống nhanh, sống vội vàng và sống có trách nhiệm để không bỏ lỡ những năm tháng thanh xuân tươi đẹp, rực rỡ nhất. Có thể thấy được nỗi ám ảnh thời gian của hồn thơ Xuân Diệu xuất phát thừ cái nhìn trẻ, từ ý thức sâu xa về giá trị của sự sống, lí giải thái độ sống: Chạy đua với thời gian, giục giã sống vội vàng. Bằng tài năng của mình, Xuân Diệu đã sử dụng hết những tinh hoa dồn vào nghệ thuật để thể hiện cảm nhận thời gian: Thơ trữ tình điệu nói, kết hợp mạch cảm xúc và luận lí. Thủ pháp trùng điệp, hơi thơ liền mạch, nhịp thơ sôi nổi, giọng thơ cuống quýt tự bạch điệu tâm hồn ham sống cuồng nhiệt. Hình ảnh thơ mới lạ với những liên tưởng phong phú, nghệ thuật chuyển đổi cảm giác tài hoa. Ngôn ngữ thơ giàu tính nhạc, tính tạo hình, biểu cảm.​.. Qua đó cho ta thấy, Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Xuân Diệu lại một lần nữa góp vào thi đàn Việt Nam một tuyệt phẩm. Vội vàng xứng đáng được coi là một tuyệt tác cho mọi thời. Đoạn 2 không quá dài, nhưng qua bút pháp của Xuân Diệu đã cho chúng ta thấy một lẽ sống thật đẹp. Nhắc nhở chúng ta, đặc biệt là những người trẻ cần phải suy nghĩ tích cực, cố gắn sức mỗi ngày, không ngừng học tập và làm việc có ý nghĩa để sống một cuộc đời trọn vẹn, không phải hối tiếc về bất cứ điều gì.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Văn Mạnh
17 tháng 5 2021 lúc 23:44

           Nếu như Huy Cn vi bài thơ "Tràng Giang" cho ta thy s nhy cm ca ông v không gian thì bài thơ "Vi vàng" ca Xuân Diu li cho ta thđược s nhy cm v thi gian,cuc sng .Được nhđến vi bit danh là ông hoàng thơ tình, Xuân Diu luôn khiến người ta phđắm say mãi trong tng vn thơ ngt ngào, trong nhng bn tình ca cháy bng . Ni bt trong đó là ging thơ tươi tr được toát ra t tác phm “ Vi vàng” -mt bài thơ đã cun ly bao tâm hđộc gi. Không phi ngu nhiên mà ông có th to nên nhng giai điđẹđẽ mà nó phđến t mt tâm hn giàu xúc cm, giàu tình yêu và khát khao sng mãnh lit trong tng phút giây ca tui tr.Qua 17 câu thơ trên đã th hin rõ ràng được quan nim v thi gian ca ông.

     Ở kh thơ th nht ca vi vàng, xuân diu cho độc gi thđược bc tranh mùa xuân tuyđẹp vi c hoa, ong bướm, đồng ni, yến anh và mt tình yêu cháy bng. Nhưng đến kh th 2, ngườđọc s cm nhn thy tác gi th hin s khc khoi khi thi gian vn trôi qua mt cách nhanh chóng.

       Xuân đương ti nghĩa là xuân đương qua

        Xuân còn non nghĩa là xuân s già”

         Đc gi như chìm đắm trong tng vn thơ tinh tế ca xuân diu, nhn ra rng thi gian trôi qua vi vã để li s tiếc nui và lo s. Tác gi s dng các cp t “đương ti” – “đương qua”, “còn non” – s già” để biu th trng thái đối lp ca thi gian. Cũng ch “non” và ch “già” y, ông có nhng các cm nhn rđộđáo bng mt tâm hn lãng mng vi cp mt xanh non:

 Tình yêu đến, tình yêu đi, ai biết

Trong gp g đã có mm ly bit...

(...) Mau vi ch! Vi vàng lên vi ch!

Em, em ơi! Tình non sp già ri...”

(“Gic giã")

Trước cnh xuân tuy

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Xuân Ngọc
17 tháng 5 2021 lúc 23:45

Trong “Thi nhân Việt Nam”, nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng khẳng định: “Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống dạt dào chưa từng có ở chố nước non lặng lẽ này.”. Nhắc tới Xuân Diệu, ta không thể không nhắc tới một bài thơ in đậm dấu ấn, phong cách của ông – Vội vàng. Được rút ta từ tập “Thơ thơ”, “Vội vàng” là nỗi ám ảnh thời gian và lòng ham yêu, khát sống đến cuống quýt của Xuân Diệu. Nếu phần đầu tiên của bài thơ là ước muốn táo bạo cùng vẻ đẹp độc đáo của mùa xuân thì sang phần thơ thứ hai, nhà thơ giải thích lí do phải sống vội vàng.

Tại sao Xuân Diệu lại vội vàng tiếc nuối mùa xuân ngay khi xuân còn đang thắm. Có lẽ vì thi sĩ có quan niệm rất mới về thời gian:

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian.

Nếu người xưa luôn yên tâm bình thản trước sự trôi chảy của thời gian bởi họ quan niệm thời gian là tuần hoàn thì Xuân Diệu lại quan niệm thời gian, mùa xuân, tuôi trẻ một đi không trở lại. Thế nên Xuân Diệu luôn hốt hoảng lo âu khi thời gian trôi mau. Thi sĩ không chỉ tiếc mùa, tháng, ngày mà tiếc từng khoảng khắc, từng phút giây. Ở một bài thơ khác, nhà thơ cũng từng nói:

Tôi từ phút ấy trôi qua phút này

Diều thi sĩ sợ là tuổi trẻ qua đi, tuổi già mau tới bới thời gian như một dòng chảy mà mỗi một khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Cách sử dụng cặp từ đối lập “tới – qua”, “non – già” đã cho thấy sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước bước đi của thời gian. Cùng với hàng loạt câu thơ văn xuôi theo lối định nghĩa cùng sự lặp lại liên tiếp điệp ngữ “nghĩa là”, Xuân Diệu đã khẳng định chắc nịch một sự thật hiển nhiên không gì phủ nhận: Dù xuân đương tới, xuân còn non nhưng xuân sẽ qua, sẽ già, sẽ hết và tuổi trẻ cũng mất. Đối diện với sự thật hiển nhiên mà phũ phàng ấy, Xuân Diệu không khỏi thảng thốt. Liên tiếp các dấu phẩy được huy động tạo nên điệu thơ ngậm ngùi, nghẹn ngào.

Để tăng sức thuyết phục mọi người tin vào chân lí: mùa xuân tuổi trẻ là tuyến tính, Xuân Diệu đã chủ động đối thoại, tranh luận bác bỏ ý nghĩ cố hữu của mọi người là mùa xuân vẫn tuần hoàn:

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Với Xuân Diệu, tuổi trẻ không thắm lại nên cũng không thể nói mùa xuân là tuần hoàn. Thế là Xuân Diệu tiếc mùa xuân mà thực chất là tiếc tuổi trẻ. Và đó là nguyên cớ xâu xa khiến thi sĩ vội vàng một nửa khi xuân mới bắt đầu:

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi 

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời

Đúng vậy, giữa cái mênh mông của vũ trụ, vô cùng, vô tận của thời gian, tuổi trẻ, sự sống của con người bỗng trở nên quá ngắn ngủi, mong manh chỉ như bóng câu qua cửa sổ, như cái chớp mà thôi. Suy ngẫm về điều đó, day dứt về điều đó, Xuân Diệu đã đem đến một nỗi ngậm ngùi mà mới mẻ trong thơ ca Việt

Thời gian trong thơ ca trung đại là thời gian "tuần hoàn" nghĩa là thời gian được hình dung như một vòng tròn liên tục tái diễn, hết một vòng lại quay về vị trí xuất phát, cứ trở đi rồi trở lại mãi mãi. Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn "tĩnh", lấy cả sinh mệnh vũ trụ để làm thước đo cho thời gian. Còn đối với Xuân Diệu, ông có quan niệm rất mới về thời gian:

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.

Nếu người xưa luôn yên tâm bình thản trước sự trôi chảy của thời gian bởi họ quan niệm thời gian là tuần hoàn thì Xuân Diệu lại quan niệm thời gian, mùa xuân, tuôi trẻ một đi không trở lại. Thế nên ông luôn hốt hoảng lo âu khi thời gian trôi mau. Điều thi sĩ sợ là tuổi trẻ qua đi, tuổi già mau tới bới thời gian như một dòng chảy mà mỗi một khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Cách sử dụng cặp từ đối lập “tới - qua”, “non - già” đã cho thấy sự 


Suy ngẫm về điều đó, Xuân Diệu càng cảm nhận thấm thía sự phôi pha, phai tàn đang âm thầm diễn ra trong lòng vũ trụ trên cả hai trục không gian và thời gian.

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp núi sông vẫn than thầm tiễn biệt

Con gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

Phải chăng sợ độ phai tàm sắp sửa.

Thời gian vốn vô hình, vô ảnh, không mùi, không vị, đi vào thơ Xuân Diệu bỗng có mùi, có vị chia phôi, dường như khắp không gian đâu đâu cũng vọng lên khúc chia li, lời than thầm tiễn biệt. Tựa như ta nghe thấy có chút gì xao xuyến rưng rưng vừa uất ức nghẹn ngào vừa tiếc nuối hụt hẫng trong từ “rớm” ấy.

Gió đùa trong lá không phải là những âm thanh vui tươi, sống động của thiên nhiên mà vì hờn tủi trước sự trôi chảy của thời gian. Chim hót những bản nhạc chào xuân rộn ràng bỗng ngừng bặt, chẳng có mối nguy hiểm nào cả, mà vì chúng sợ độ tàn phai, héo úa. Vậy là vạn vật cứ thế chảy trôi theo quy luật vận hành tự nhiên của nó mà không sao cưỡng lại được.

Khép lại phần thơ là dòng thơ tràn ngập cảm xúc:

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

Đến đây thi sĩ đã vỡ lẽ chẳng bao giờ có thể tắt nắng buộc gió, níu giữ mãi tuổi trẻ mùa xuân ở lại. Phép điệp “chẳng bao giờ” được lặp lại hai lần càng nhấn mạnh thêm tâm trạng bàng hoàng tiếc nuối ấy. Khát vọng cháy bỏng, ước muốn táo bạo đã tan thành mây khói. Chỉ còn lại nỗi bàng hoàng, thảng thốt mà càng trở nên da diết hơn với dấu chấm lửng cuối dòng thơ. Và trong sự bất lực, Xuân Diệu dường như tìm ra một cách giải quyết:

“Mau đi thôi, mùa chưa ngả chiều hôm”

Lời thơ như một lời giục giã, thúc giục con người hãy đứng lên đừng buồn vì sự chia li sẽ đến mà lãng quên đi thực tại. “Mau đi thôi”, mau cố gắng trân trọng lấy từng phút giây hiện tại để tận hưởng bữa tiệc tươi vui mà thiên nhiên mùa xuân đã bày sẵn trước mắt ta.

Chỉ với 16 câu thơ nhưng dường như Xuân Diệu đã cho ta thấy một quan niệm nhân sinh rất tiến bộ về thời gian, về mùa xuân và tuổi trẻ của tác giả. Ta cũng nhận ra mặc dù Xuân Diệu thể hiện tâm trạng nuối tiếc thời gian và cuộc đời nhưng qua đó ta còn bắt gặp một khát khao mạnh mẽ, một tình yêu say đắm mà ông dành cho đời.


 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Thị Lan Anh
17 tháng 5 2021 lúc 23:57

 

         Bài làm 

Nhắc đến Xuân Diệu là nhắc đến ' ông hoàng của thơ tình yêu ' và tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi đắm say yêu đời thắm thiết. Ông đã mang đến cho thi ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới thể hiện một quan niệm mới mẻ cùng với những cách tân đầy sáng tạo. Trong kho tàng thơ của Xuân Diệu không thể không nhắc đến bài thơ Vội vàng. Bài thơ là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình với tuổi trẻ, hãy sống vội vàng để tận hưởng hết những gì tinh tuý nhất mà trời đất ban tặng cho con người. Đọc bài thơ ta ấn tượng sâu sắc với đoạn thơ Xuân đương tới... ngả chiều hôm, thể hiện quan điểm về thời gian của nhà thơ.

  Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

   Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

   Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

   Lòng tôi rộng, nhưng lượng người cứ chật, 

   Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

     Mở đầu của đoạn thơ bắt đầu bằng nhịp ngắt 3/2/3 diễn tả bước đi chậm rãi nhưng lạnh lùng của thời gian. Nếu người xưa luôn yên tâm bình thản trước sự trôi chảy của thời gian bởi họ quan niệm thời gian là tuần hoàn thì Xuân Diệu lại quan niệm thời gian, mùa xuân, tuổi trẻ một đi không trở lại. Vậy nên lo âu, hốt hoảng, vội vàng đã xuất hiện trong tâm trạng của nhà thơ khi mùa xuân trôi qua mau. Thi sĩ  không chỉ nuối tiếc mùa, tháng, ngày mà tiếc từng khoảng khắc, từng phút từng giây trôi qua. Như trong một bài thơ khác nhà thơ cũng từng viết: 

      ' Tôi từ phút ấy trôi qua phút này' 

   Điều thi sĩ sợ là tuổi trẻ qua đi, tuổi già nhanh tới bởi thời gian như một dòng chảy mà mỗi khắc  khi đã qua đi thì vĩnh viễn không bao giờ quay trở lại. Nhà thơ sử dụng cặp từ đối lập " tới - qua", "non - già" đã cho thấy sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước bước đi của thời gian. Kết hợp hàng loạt câu thơ văn xuôi theo lối định nghĩa cùng với sự lặp lại liên tiếp của điệp ngữ "nghĩa là" , Xuân Diệu khẳng định chắc nịch một sự thật hiển nhiên không gì phủ nhận được: Dù xuân đương tới, xuân còn non nhưng xuân sẽ qua, sẽ già, sẽ hết hết và tuổi trẻ cũng mất. Đối diện với sự thật hiển nhiên mà phũ phàng ấy, nhà thơ không khỏi vội vàng. Liên tiếp các dấu phẩy được huy động tạo nên điệu thơ ngậm ngùi, nghẹn ngào.

   Để tăng sức thuyết phục mọi người tin vào chân lí: mùa xuân tuổi trẻ là tuyến tính, Xuân Diệu đã chủ động đối thoại, tranh luận bác bỏ ý nghĩ cố hữu của mọi người là mùa xuân vẫn tuần hoàn: 

                 Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, 

                 Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

     Với Xuân Diệu, tuổi trẻ không thắm lại nên cũng không thể nói mùa xuân là tuần hoàn. Cho nên nhà thơ nuối tiếc mùa xuân hay chính xác hơn là tuổi trẻ. Và đó là nguyên cớ xâu xa khiến thi sĩ vôni vàng một nửa khi mới bắt đầu:

                Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi,

                 Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời ; 

      Đúng vậy, giữa cái  mênh mông rộng lớn của vũ trụ, vô cùng, vô tận của thời gian, tuổi trẻ, sự sống của con người bỗng trở nên  ngắn ngủi, mong manh chỉ như cái chớp mà thôi. Suy ngẫm về điều đó, day dứt về điều đó, Xuân Diệu đã mang đến một nỗi ngậm ngùi mà mới mẻ trong thơ ca Việt.

       "Với quan niệm một đi không trở lại và bằng tâm hồn rất đỗu nhạy cảm tới mức có thể nghe thấu cả sự mơ hồ" ( Thế Lữ ), Xuân Diệu cảm nhận thấm thía sự phôi pha, phai tàn đang âm thầm diễn ra trong lòng vũ trụ trên cả hai trục không gian và thời gian.

                   Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,

                   Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt...

                   Con gió xinh thì thào trong lá biếc,

                    Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ?                    

                   Chim rộn ràng bỗng dứt tiếng reo thi,

Thời gian thì thấm vị chia phôi,khắp không gian đâu đâu cũng vọng lên khúc chia li ,lời từ biệt . Gió đùa trong lá không phải là những âm thanh vui tươi , sống động của thiên nhiên mà vì hờn tủi trước sự trôi chảy của thời gian . Chim hót những bản nhac chào xuân rộn ràng, chẳng có mối nguy hiểm nào cả mà vì chúng sợ độ tàn phai , héo úa của mùa xuân . Vậy là vạn vật không thể cưỡng lại cưỡng lại trước quy luật tàn phai nguyệt ngã của tạo hoá. Chịu ảnh hưởng sâu sắc thuyết tương giao trong tượng trưng Phá , Xuân Diệu đã đem đến những cảm nhận tinh tế rất mới , rất Tây, rất hiện đại về thời gian : 

                      Mùi tháng năm đều rướm vị chia phôi,

   Thời gian vốn vô hình , vô ảnh, không mùi , không vị , đi vào thơ Xuân Diệu bỗng có mùi , có vị chia phôi . Thơ Trung Đại , kể cả thơ mới cũng hiếm có câu thơ nào có cách cảm nhận như vậy.

Khép lại phần thơ thứ nhất - phần lý giải  vì sao phải sống vội vàng là dồng thơ tràn ngập cảm xúc :

                        Chẳng bao  giờ, ôi ! Chẳng bao giờ  nữa ... 

                        Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm,

     Đến đây thì thi sĩ đã vỡ lẽ chẳng bao giờ có thể tắt nắng buộc gió, níu giữ mãi tuổi trẻ, mùa xuân ở lại. Khát vọng cháy bỏng, ước muốn táo bạo đã tan thành mây khói. Chỉ còn nỗi bàng hoàng, thảng thốt còn in dấu trong dấu chấm cảm giữa dòng thơ và dấu chấm lửng giữa dòng thơ. Không thể buộc gió, chẳng thể tắt nắng để níu giữ mãi hương sắc của mùa xuân , Xuân Diệu đã thôi thúc mình , dục giã mọi người hãy sống vội vàng , hãy chạy đua cùng thời gian : " Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm " Lời dục giã hối thúc mang sắc điệu mạnh mẽ , quyết liệt bởi kiểu câu cầu khiến có sử dụng dấu chấm cảm giữa dòng . Có thể nói câu thơ : " Mau đi thôi ! Mùa  chưa ngả chiều hôm " rất điển hình , tiêu biểu cho hồn thơ vội vàng  của Xuân Diệu  trước cách mạng tháng tám . Không chỉ ở bài thơ này , Xuân Diệu luôn giục giã  mọi người  sống mau , sống vội ở những bài thơ khác như:

                   'Mau với chứ vội vàng lên với chứ,

                    Em em ơi tình non sắp già rồi.'

         'Mùa chưa ngả chiều hôm' là cách kết hợp từ mới lạ, thú vị. Nhà thơ dùng thời điểm cuối ngày để chỉ cuối mùa - là mùa chưa héo úa, chưa tàn phai vậy nên hãy thật vội vàng để tận hưởng hết những vẻ đẹp của trời đất của mùa xuân của cuộc sống.

  Bằng thể thơ tự do, giọng thơ lúc vui lúc buồn, nghệ thuật so sánh, đuệp ngữ, đối lập, cách dùng từ độc đáo sáng tạo, ảnh hưởng của văn học phương Tây. Bài thơ Vội Vàng của nhà thơ Xuân Diệu đã giục giã mọi người hãy sống nhanh, sống  vội vàng để tận hưởng hết những gì tươi đẹp                              

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đặng Hồng Linh
18 tháng 5 2021 lúc 2:11

Rót vào những vần thơ cả tâm tình tuổi trẻ,những mật ngọt của Xuân Diệu thấm đượm vào từng câu chữ của bầu trời thơ mới.Ông hoàng thơ tình ấy mang trọn cõi lòng mình gửi gắm trong tác phẩm 'Vội vàng'.Bài thơ được in trong tập 'Thơ thơ" năm 1938.'Vội vàng' đã thể hiện rõ những băn khoăn,nuối tiếc ngậm ngùi của thi sĩ trước sự trôi chảy của thời gian.Nỗi lo âu ấy cũng xuất phát từ quan điểm về thời gian của ông:

                                        Xuân đương tới,nghĩa là xuân đương qua

                                        ...................................................................

                                        Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm.

   Nếu 13 câu thơ đầu thể hiện quan niện sống với những khát khao cháy bỏng,đầy mãnh liệt thì đến đây giọng thơ trở nên trầm lắng,suy tư thể hiện những quan điểm mới về thời gian.Trong thơ xưa,quan niệm thời gian là tuần hoàn,thời gian trôi đi rồi quay trở lại.Như Hồ Xuân Hương trong bài thơ 'Tự tình' từng viết: 

                                Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại.

Còn đối với Xuân Diệu lại cho rằng thời gian là tuyến tính một đi không trở lại,mỗi khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn.Nhịp ngắt 3/2/3 diễn tả bước đi chậm rãi nhưng lạnh lùng của thời gian.Biện pháp điệp cấu trúc kiểu câu định nghĩa " nghĩ là" muốn nhấn mạnh về quy luật bước đi tuyến tính cảu thời gian.Việc sử dụng các cặp câu đối lập: 'đương tới' với 'đương qua''còn non' và 'sẽ già' để diễn tả sự vận hành tuần tự của thời gian.Đối diện với sự thật hiển nhiên mà phũ phàng ấy Xuân Diệu không khỏi thảng thốt,nghẹn ngào trước bước đi của thời gian.

  Bảy câu thơ tiếp theo nói lên nghịch lí giữa tuổi trẻ,đời người với thời gian và vũ trụ.Đó cũng là bi kịch của đời người: 

                                   Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

                                   ......................................................

                                   Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.

 Kiểu câu định nghĩa để nhấn mạnh quy luật: xuân hết -tôi cũng mất.Qua đó cho thấy sự tác động tiêu cực của tuyến tính thời gian đến với mỗi cá nhân.Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu,tươi đẹp bao nhiêu rồi cũng một đi không trở lại như cách thời gian trôi qua.

Dựng lên những cặp câu đối lập:'lượng trời chật 'với 'lòng tôi rộng ' ; 'xuân tuần hoàn' với 'tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại' hay 'còn trời đất' và 'chẳng còn tôi mãi' ,Xuân Diệu như muốn nhấn mạnh về sự đối lập giữa sự vô hạn của đất trời với sự hữu hạn của cuôc đời.Một lần nữa thi sĩ lại đặt ngôn ngữ trong thé tương phản giữa 'rộng ' với 'chật' để nói lên cái nghịch lí của đời người.Xuân của bốn mùa thu thì tuần hoàn nhưng đời người chỉ có một thời thanh xuân.Tuổi trò thì' chẳng hai lần thắm lại' vậy mà vũ trụ ,đất trời thì vĩnh hằng,vô hạn.Và đó là nguyên cớ sâu sa khiến nhà thơ vội vàng một nửa khi xuân mới bắt đầu:

                                                 Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

                                                 Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.

Đúng vậy ,giữa cái mênh mông của vũ trụ,vô cùng ,vô tận của thời gian ,tuổi trẻ của con người trở nên quá ngắn ngủi,mong manh.Bởi thế mà Xuân Diệu cảm thấy bâng khuâng,tiếc nhớ.Đó là lòng yêu đời và ham sống,khao khát được sống hết mình với tuổi trẻ.

                                       Mười chín tuổi,hỡi những nàng má ngọc. 

                                       Ríu rít chim,là tuổi ước mơ hoa

                                      Hỡi chàng trai kiều diễm mãi vui ca

                                      Mười chín tuổi chẳng hai lần nở hoa.

                                                                                        'Đẹp'- Xuân Diệu

Xuân Diệu như đang cảm nhận được sự phôi phai,phai tàn  đang âm thầm diễn ra trong lòng vũ trụ trên cả hai trục không gian và thời gian:

                                     Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi.

Biện pháp nghệ thuật chuyển đổi cảm giác khẳng định khái niệm tháng năm vốn vô hình,trừu tượng trở thành hữu hình: có mùi vị đau xót của chia ly,có hình dáng của một tâm hồn rỉ máu.Thời gian thì rớm vị chia phôi,khắp không gian đâu đâu cũng vọng lên khúc chia li, lời than tiễn biệt.Gió đùa trong lá không phải những âm thanh vui tươi,náo nhiệt mà vì hờn tủi trước sự trôi chảy của thời gian.Chim hót những bản nhạc chào xuân rộn ràng bỗng ngừng bặt,chẳng có mối nguy hiểm nào cả mà vì chúng sợ độ tàn phai ,héo úa.Vậy là vạn vật không thể cưỡng lại được quy luật tàn phai của tạo hóa.

Lấy sự tương giao về cảm giác để cảm nhận và mô tả,Xuân Diệu phát hiện thời gian đầy tính mất mát đem đến sự chia lìa .Có lẽ sự nhạy cảm với thời gian cũng là biểu hiện của niềm ham sống ,yêu đời đến say đắm.

Càng yêu cuộc sống bao nhiêu,Xuân Diệu càng lo sợ trước vẻ đẹp của sự sống bấy nhiêu.Không thể thay đổi quy luật chảy trôi của thời gian để rồi nhà thơ phải thốt lên rằng:

                                        Chẳng bao giờ ôi chẳng bao giờ nữa

                                        Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm.

Đến đây có lẽ thi sĩ sẽ chẳng bao giờ có thể tắt nắng ,buộc gió ,níu giữ mãi tuổi trẻ mùa xuann ở lại.Dấu chấm than giữa dòng và dấu chấm lửng giữa dòng thể thể hiện sự thảng thốt ,bàng hoàng trong tâm trạng nhà thơ.Không thể buộc gió cũng chẳng thể tắt nắng để níu giữ mãi hương sắc mùa xuân bởi thế người thi sĩ ấy đã chủ trương sống vội vã để tận hưởng trọn vẹn những khoảnh khắc của thời tươi 'mau đi thôi'. Ông luôn thúc giục mọi người phải sống  gấp gáp,vội vàng :

                                        Mau lên chứ vội vàng lên với chứ

                                        Em ơi em tình non sắp già rồi.

                                                                                     'Giục giã' 

Có thể nói nỗi ám ảnh về thời gian của Xuân Diệu xuất phát từ cái nhìn trẻ, từ ý thức sâu xa về giá trị của sự sống,lí giải thái độ sống: chạy đua với thời gian,giục giã sống vội vàng.Quan niệm sống mới mẻ ấy của ông khiến mỗi chúng ta phải trân trọng từng giây từng phút cuộc đời.

Vội vàng là một bài thơ trữ tình đầy cảm xúc với việc sử dụng hình ảnh thơ mới lạ với những liên tưởng phong phú,; ngôn ngữ thơ giàu tính nhạc ,tính tạo hình,biểu cảm. Ngoài ra Xuân Diệu còn rất khéo léo trong việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật trùng điệp, nghệ thuật chuyển đổi cảm giác tinh tế,...hay dựng lên những cặp câu đối lập mà đặc biệt là sự kết hợp hài hòa giữa mạch cảm xúc dồi dào với mạch triết luận sâu sắc.

Bài thơ ' Vội vàng' là sự thể hiện cái nhìn về thời gian và sự sống của Xuân Diệu.Bài thơ có thể coi là bức tranh nhân sinh mới ,tiến bộ của ông.Qua bài thơ tác giả muốn gửi gắm thông điệp đến bạn đọc nhất là tuổi trẻ: phải luôn trân trọng từng giây từng phút của cuộc đời ;hãy sống hết mình , sống hăng say,sống cống hiến,sống một cuộc sống có ý nghĩa; bởi tuổi thanh xuân khi qua đi sẽ không quay trở lại.

 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Hồng Ngát
18 tháng 5 2021 lúc 2:30

undefinedundefinedundefinedundefinedundefinedundefined

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Triệu Thị Thanh Thùy
18 tháng 5 2021 lúc 7:06

MB:Khi nhắc đến'"nhà thơ mới nhất trong tất cả các nhà thơ mới"thì không thể không nhắc tới nhà thơ Xuân Diệu.Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống dạt dào chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này.Nhắc tới Xuân Diệu ta không thể không nhắc tới một bài thơ in đậm dấu ấn,phong cách của ông vội vàng.Được rút ra từ tập thơ thơ "Vội vàng" là nỗi ám ảnh thời gian và lòng ham yêu khát sống đến cuống quýt của Xuân Diệu.Nếu ở phần đầu bài thơ là ước muốn táo bạo cùng vẻ đẹp độc đáo của mùa xuân thì sang phần thơ thứ hai nhà thơ giải thích lý do vì sao phải sống vội vàng 
TB:
                               Xuân đương tới,nghĩa là xuân đương qua
                               Xuân còn non,nghĩa là xuân sẽ già​
Ngắt nhịp 3/2/3->diễn tả bước đi chậm rãi nhưng lạnh lùng của thời gian.
Biện pháp:điệp cấu trúc 
Kiểu câu:định nghĩa "nghĩa là"->muốn nhấn mạnh quy luật về bước đi tuyến tính của thời gian.Cặp đối lập:"đương tới"><"đương qua","còn non"><"sẽ già"->muốn nhấn mạnh quy luật về bước đi tuyến tính của thời gian=>nhấn mạnh thời gian tuyến tính một đi không trở lại 
                              Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
                              Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
                              Không cho dài thời trẻ của nhân gian
                              Nói làm chi rằng rằng xuân vẫn tuần hoàn
                              Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
                              Còn trời đất,nhưng chẳng còn tôi mãi
nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời
Kiểu câu:->nhấn mạnh quy luật"xuân hết"-"tôi cũng mất"->sự tuyến tính của thời gian tác động tiêu cực đến mỗi cá nhân
Dựng lên nhưn--8g cặp đối lập:"lượng trời cứ chật"><"lòng tôi rộng","xuân vẫn tuần hoàn"><"tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại","còn trời đất"><"chẳng còn tôi mãi"->sự vô hạn của trời đất><sự hữu hạn của cuộc đời=>có sự hữu hạn trong sự vô hạn ấy là do lượng trời chật.
     +)Lấy đi tuổi trẻ,tuổi xuân của mỗi người  
     +)Cảm xúc bâng khuâng"tiếc":vì yêu đời ham sống đến cuồng nhiệt
                                     Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
                                     Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt....
                                     Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
                                     Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ?
                                     Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
                                     Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
"Thời gian thì rớm vị chia phôi",khắp không gian đâu đâu cũng vẳng vặng lên khúc chia ly,lời than trầm tiễn biệt.Gió đùa trong lá không phải là những âm thanh vui tươi,sống động của thiên nhiên mà vì hờn tủi của sự trôi chảy của thời gian.Chim hót cũng là bản nhạc chào xuân rộn ràng bỗng ngừng bặt,chẳng có mối nguy hiểm nào cả,mà vì chúng sợ độn tàn phai héo úa.
Biện pháp chuyển đổi cảm giác:->thắng năm vốn vô hình trừu tượng trở thành hữu hình:có mùi đau xót của sự chia ly,có hình dáng của một vết thương tâm hồn rướm máu.
       +)Lý do:khắp sông núi-than trầm tiễn biệt,thì thào trong lá biếc đang rộn ràng->nức tiếng reo thi.....
       +)Cảm xúc:chẳng bao giờ nữa->nuối tiếc 
                                  Chẳng bao giờ,ôi!Chẳng bao giờ nữa.....
                                  Mau đi thôi!Mùa chưa ngả chiều hôm
Khát vọng cháy bỏng,ước muốn táo bạo đã tan thành mây khói.Chỉ còn là nỗi bàng hoàng,hoảng hốt còn in dấu trong chấm cảm xúc giữ dòng thơ và dấu chấm lửng
Cuối dòng thơ.Không thể buộc gió,chẳng thể tắt nắng để níu giữ mãi hương sắc mùa xuân,Xuân Diệu đã hối thúc mình và mọi người hãy sống vội vàng,hãy chạy đua cùng thời gian:"Mau đi thôi!Mùa chưa ngả chiều hôm".Lời giục giã hối thúc mang sắc điệu mạnh mẽ,quyết liệt bở kiểu câu cầu khiến có sử dụng dấu chấm cản giữa dòng.Tiêu biểu cho hồn thơ"Vội vàng"cuống quýt của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám.
Nghệ thuật:tư tưởng đó được thể hiện qua một hình thức nghệ thuật điêu luyện.Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữ mạch cảm xúc và mạch luận lý.Giọng điệu say mê sôi nổi,những sáng tạo độc đáo về ngôn ngữ từ và hình ảnh thơ.
KB:Khái quát lại vấn đề

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Trường
18 tháng 5 2021 lúc 8:13

   “Vội vàng’’ là một trong những bài thơ đặc sắc nhất trong tập “Thơ thơ” (1938). Vượt qua dòng chảy thời gian hơn 60 năm rồi, mà những ý tưởng mới mẻ về thời gian, về tuổi xuân, về tình yêu đời, yêu cuộc sống- cùng với một giọng thơ nồng nhiệt đắm say vẫn lôi cuốn chúng ta một cách kì lạ. Đây là đoạn thơ trích trong phần 2 bài “Vội vàng” nói lên sự cảm nhận về thời gian của thi sĩ Xuân Diệu:

            “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

   Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

        Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

      Không cho dài thời trẻ của nhân gian Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

     Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi.

                                                                 Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

 Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

         Khắp sông núi vẫn than thẩm tiễn biệt …”

 Hai câu thơ đầu đoạn, với cách ngắt, nhịp 3/5, đọc lên ta cảm thấy cái nhún nhảy của mùa xuân, của thời gian:

“Xuân dương tới / nghĩa là xuân dương qua

Xuân còn non / nghĩa là xuân sẽ già”.

   Các từ ngữ: “đương tới” với “đương qua”, “còn non'” với “sẽ già” tương ứng, đối lập nhau, diễn tả mùa xuân và thời gian vận động không ngừng. Bước đi của mùa xuân, dòng chảy của thời gian là mải miết, vô tận. Trong hiện tại “đang tới" đã có màu li biệt “đương qua”. Chữ “đang” chuyển thành chữ “đương” mộ: cách nói điệu đà, rất thơ. Trong dáng vẻ “còn non” hôm nay đã báo hiệu một tương lai “sẽ già”. Cách cảm nhận của thi sĩ về thời gian và mùa xuân là tinh tế và biểu cảm. Đó là một ý tưởng rất tiến bộ. Cũng chữ “non” và chữ “già” ấy, ông có những các cảm nhận rất độc đáo bằng một tâm hồn lãng mạng với cặp mắt xanh non.

“Tinh yêu đến, tình yêu đi, ai biết

   Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt...

          (...) Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!

    Em, em ơi! Tình non sắp già rồi...”

                                                (“Giục giã")

   Và ông cũng nhìn thấy sự vật phát triển và đổi thay không ngừng. Mùa xuân thời gian và sự sống thật vô cùng kì diệu:

“Mấy hôm trước còn hoa

Mới thơm đây ngào ngạt

Thoáng như một nghi ngờ

Trái đã liền có thật”.

("Quả sấu non trên cao")

 Bảy câu thơ tiếp theo nói lên nghịch lí giữa tuổi trẻ, đời người với thời gian và vũ trụ. Và đó cũng là bi kịch của con người, đời người. Khi “xuân hết”, tuổi trẻ đi qua “nghĩa là tôi cũng mất”. Mất ý vị cuộc đời. Tuổi trẻ đáng yêu biết bao! Mỗi người chỉ có một thời son trẻ. Cũng như thời gian trôi qua, tuổi trẻ một đi không trở lại:

“Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất”.

   “Lượng trời cứ chật” mà “lòng tôi rộng”, muốn trường sinh bất tử, muốn trẻ mãi không già. Quy luật của sự sống thật vô cùng nghiệt ngã: “Không cho dài thời trẻ của nhân gian”. “Hảo hoa vô bách nhật - Nhân thọ vô bách tuế” (Nguyễn Du). “Mỗi năm một tuổi như đuổi xuân đi...” (Tục ngữ). Một lần nữa thi sĩ lại đặt ngôn ngữ trong thế tương phản giữa “rộng” với “chật”, để nói lên cái nghịch lí của đời người. Cũng là một cách cảm nhận thời gian rất thực.

“Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian”

   Xuân của bốn mùa thu thì tuần hoàn (xuân khứ, xuân lai, xuân bất tận) nhưng đời người chỉ có một thời thanh xuân. Tuổi trò “chẳng hai lần thắm lại”. Vũ trụ đất trời thì vĩnh hằng, vô hạn. trái lại đời người thì hữu hạn. Kiếp nhân sinh nhiều bi kịch. Ai cũng muốn trẻ mãi không già, ai cùng muốn được sống mãi với tuổi xanh, tuổi hoa niên. Tiếng thơ cất lên như một lời than tiếc nuối:

     ... Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

   Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

   Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

   “Tiếc cả đất trời vì không được trẻ mãi để tận hưởng mọi cái đẹp của thiên nhiên và cuộc đời. Đó là lòng yêu đời và ham sống, khao khát được sống hết mình với tuổi trẻ:

             “Mười chín tuổi, hỡi những nàng má ngọc.

Ríu rít chim, là tuổi ước mơ hoa!

    Hãi chàng trai kiều diễm mãi vui ca.

        Mười chín tuổi! Chẳng hai lần hoa nở!”

                                             ("Đẹp" - Xuân Diệu)

   “Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” cùng như “Mười chín tuổi! Chẳng hai lần hoa nở”, đó là bi kịch của người đời, xưa và nay. Có ham sống và yêu đời mới cảm nhận sâu sắc bi kịch ấy. Vì thế không được vung phí thời gian và tuổi trẻ.

 Hai câu thơ cuối dào dạt cảm xúc. Nhà thơ xúc động lắng nghe bước đi của thời gian, tiếng “than thầm tiễn biệt” của sông núi, của cảnh vật. Xuân Diệu rất nhạy cảm với thời gian trôi đi qua “mùi”, “vị” của năm tháng “chia phôi” trong dòng chảy vô tận. Một cách cảm nhận thời gian rất thơ, rất tinh tế:

"Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi.

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”.

   Đoạn thơ trên đây cho thấy vẻ đẹp trong thơ Xuân Diệu: Sự trau chuốt về ngôn từ, sự tinh tế trong cảm xúc biểu hiện. Một quan niệm nhản sinh rất tiến bộ về thời gian, về mùa xuân và tuổi trẻ. Cái tôi cá nhân trữ tình được khẳng định. Ham sống và yêu đời; sống hết mình, sông trong tình vêu - đó là những ý tưởng rất đẹp, vẻ đẹp của một hồn thơ lãng mạn - “vội vàng" không nghĩa là sống gấp như ai đó đã nói.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Phương Nhiên
18 tháng 5 2021 lúc 8:38

        Trong “Thi nhân Việt Nam”, nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng khẳng định: “Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống dạt dào chưa từng có ở chỗ nước non lặng lẽ này”. Nhắc tới Xuân Diệu, ta không thể không nhắc tới một bài thơ in đậm dấu ấn, phong cách của ông - Vội vàng. Được rút ta từ tập “Thơ thơ”, “Vội vàng” là nỗi ám ảnh thời gian và lòng ham yêu, khát sống đến cuống quýt của Xuân Diệu. Nếu phần đầu tiên của bài thơ là ước muốn táo bạo cùng vẻ đẹp độc đáo của mùa xuân thì sang phần thơ thứ hai, nhà thơ giải thích lí do phải sống vội vàng.

Tại sao Xuân Diệu lại vội vàng tiếc nuối mùa xuân ngay khi xuân còn đang thắm. Có lẽ vì thi sĩ có quan niệm rất mới về thời gian:

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian.

       Nếu người xưa luôn yên tâm bình thản trước sự trôi chảy của thời gian bởi họ quan niệm thời gian là tuần hoàn thì Xuân Diệu lại quan niệm thời gian, mùa xuân, tuổi trẻ một đi không trở lại. Thế nên Xuân Diệu luôn hốt hoảng lo âu khi thời gian trôi mau. Thi sĩ không chỉ tiếc mùa, tháng, ngày mà tiếc từng khoảng khắc, từng phút giây. Ở một bài thơ khác, nhà thơ cũng từng nói:

Tôi từ phút ấy trôi qua phút này

       Điều thi sĩ sợ là tuổi trẻ qua đi, tuổi già mau tới bới thời gian như một dòng chảy mà mỗi một khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Cách sử dụng cặp từ đối lập “tới - qua”, “non - già” đã cho thấy sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước bước đi của thời gian. Cùng với hàng loạt câu thơ văn xuôi theo lối định nghĩa cùng sự lặp lại liên tiếp điệp ngữ “nghĩa là”, Xuân Diệu đã khẳng định chắc nịch một sự thật hiển nhiên không gì phủ nhận: Dù xuân đương tới, xuân còn non nhưng xuân sẽ qua, sẽ già, sẽ hết và tuổi trẻ cũng mất. Đối diện với sự thật hiển nhiên mà phũ phàng ấy, Xuân Diệu không khỏi hoảng thốt. Liên tiếp các dấu phẩy được huy động tạo nên điệu thơ ngậm ngùi, nghẹn ngào.

Để tăng sức thuyết phục mọi người tin vào chân lí: mùa xuân tuổi trẻ là tuyến tính, Xuân Diệu đã chủ động đối thoại, tranh luận bác bỏ ý nghĩ cố hữu của mọi người là mùa xuân vẫn tuần hoàn:

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

     Với Xuân Diệu, tuổi trẻ không thắm lại nên cũng không thể nói mùa xuân là tuần hoàn. Thế là Xuân Diệu tiếc mùa xuân mà thực chất là tiếc tuổi trẻ. Và đó là nguyên cớ xâu xa khiến thi sĩ vội vàng một nửa khi xuân mới bắt đầu:

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuân tôi tiếc cả đất trời

     Đúng vậy, giữa cái mênh mông của vũ trụ, vô cùng, vô tận của thời gian, tuổi trẻ, sự sống của con người bỗng trở nên quá ngắn ngủi, mong manh chỉ như bóng câu qua cửa sổ, như cái chớp mà thôi. Suy ngẫm về điều đó, day dứt về điều đó, Xuân Diệu đã đem đến một nỗi ngậm ngùi mà mới mẻ trong thơ ca Việt.

“Với quan niệm một đi không trở lại và bằng tâm hồn rất đỗi nhạy cảm tới mức có thể nghe thấu cả sự mơ hồ” (Thế Lữ), Xuân Diệu cảm nhận thấm thía sự phôi pha, phai tàn đang âm thầm diễn ra trong lòng vũ trụ trên cả hai trục không gian và thời gian.

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp núi sông vẫn than thầm tiễn biệt

Con gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa.

     Thời gian thì rớm vị chia phôi, khắp không gian đâu đâu cũng vọng lên khúc chia li, lời than thầm tiễn biệt. Gió đùa trong lá không phải là những âm thanh vui tươi, sống động của thiên nhiên mà vì hờn tủi trước sự trôi chảy của thời gian. Chim hót những bản nhạc chào xuân rộn ràng bỗng ngừng bặt, chẳng có mối nguy hiểm hiểm nào cả, mà vì chúng sợ độ tàn phai, héo úa. Vậy là vạn vật không thể cưỡng lại quy luật tàn phai nghiệt ngã của tạo hóa. Chịu ảnh hưởng sâu sắc thuyết tương giao trong tượng trưng Phá, Xuân Diệu chẳng những đã đem đến những cảm nhận tinh tế rất mới, rất Tây, rất hiện đại về thời gian:

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi.

     Thời gian vốn vô hình, vô ảnh, không mùi, không vị, đi vào thơ Xuân Diệu bỗng có mùi, có vị chia phôi. Thơ trung đại, kể cả thơ mới cũng hiếm có câu thơ nào có cách cảm nhận như vậy.

Khép lại phần thơ thứ nhất - phần lí giải vì sao phải sống vội vàng là dòng thơ tràn ngập cảm xúc:

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm

     Đến đây thi sĩ đã vỡ lẽ chẳng bao giờ có thể tắt nắng buộc gió, níu giữ mãi tuổi trẻ mùa xuân ở lại. Khát vọng cháy bỏng, ước muốn táo bạo đã tan thành mấy khói. chỉ còn lại nỗi bàng hoàng, thảng thốt còn in dấu trong dấu chấm cảm giữa dòng thơ và dấu chấm lửng cuối dòng thơ. Không thể buộc gió, chẳng thể tắt nắng để níu giữ mãi hương sắc mùa xuân, Xuân Diệu đã hối thúc mình và mọi người hãy sống vội vàng, hãy chạy đua cùng thời gian: “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm.” Lời giục giã hối thúc mang sắc điệu mạnh mẽ, quyết liệt bởi kiểu câu cầu khiến có sử dụng dấu chấm cảm giữa dòng. Có thể nói câu thơ “Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm” rất điển hình, tiêu biểu cho hồn thơ vội vàng cuống quýt của Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8. Không chỉ ở “Vội vàng”, Xuân Diệu luôn hối thúc giục giã mọi người cần sống mau, sống vội:

Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi

- Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai

Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn

- Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ

Em, em ơi tình non sắp già rồi!

     “Mùa chưa ngả chiều hôm” là một cách kết hợp từ mới lạ, thú vị. Xuân Diệu đã dùng từ chỉ thời gian cuối ngày để chỉ thời điểm cuối mùa. “Mùa chưa ngả chiều hôm” là mùa chưa tàn, chưa úa, vì thế hãy vội vàng mau chóng tận hưởng hương sắc của nó.

Có thể thấy, Xuân Diệu có cách cảm nhận về thời gian khác lạ như vậy là nhờ vào “sự ý thức sâu xa về sự sống của cá thể”. Quan niệm mới mẻ ấy của Xuân Diệu đã khiến cho ta phải trâng trọng từng phút giây của cuộc đời, tận hưởng một cuộc sống trọn vẹn và đầy ý nghĩa. Quan đoạn thơ, ta đã thấy được niềm khát khao sống mãnh liệt, cháy bỏng của ông Hoàng thơ tình Việt nam. Từ đó, chúng ta thêm trân trọng quan niệm nhân sinh, tích cực, tiến bộ. Cũng như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nói: “Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có một quan niệm nhân sinh mới mẻ chưa thấy trong thơ ca truyền thống”.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Đức Hoàng Việt
18 tháng 5 2021 lúc 8:56

undefinedundefined

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đặng Trà Vy
18 tháng 5 2021 lúc 9:27
“Vội vàng’’ là một trong những bài thơ đặc sắc nhất trong tập “Thơ thơ” (1938). Vượt qua dòng chảy thời gian hơn 60 năm rồi, mà những ý tưởng mới mẻ về thời gian, về tuổi xuân, về tình yêu đời, yêu cuộc sống- cùng với một giọng thơ nồng nhiệt đắm say vẫn lôi cuốn chúng ta một cách kì lạ. Đặc biệt đoạn thơ trích trong phần 2 bài “Vội vàng” đã nói lên quan niệm mới mẻ về thời gian của nhà thơ Xuân Diệu. Nếu ở khổ thơ thứ nhất, Xuân Diệu ước ao tắt nắng, buộc gió, muốn đoạt quyền năng tối thượng của tạo hóa và để rồi Xuân Diệu đã vẽ lên bức tranh tiên nhiên mùa xuân tươi đẹp với cỏ hoa, ong bướm, đồng nội, yến anh và với một tình yêu cháy bỏng. Nhưng đến khổ thứ 2, người đọc sẽ cảm nhận thấy tác giả thể hiện sự khắc khoải khi thời gian vẫn trôi qua một cách nhanh chóng. “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già” Đối với quan niệm xưa thì thời gian là tuần hoàn, thời gian trôi đi rồi vẫn có thể quay trở lại. Nhưng đối với Xuân Diệu qan niệm thời gian tuyến tính - dòng chảy xuôi, một đi không trở lại, mỗi khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn: xuân đương tới.. đương qua, còn non.. sẽ già.. . Xuân Diệu đã khéo léo sử dụng cách ngắt nhịp: 3/2/3 để diễn tả bước đi chậm rãi nhưng lạnh lùng của thời gian. Biện pháp điệp cấu trúc kiểu câu định nghĩa "nghĩa là " để nhấn mạnh quy luật về bước đi tuyến tính của thời gian. Các cặp từ đối lập "đương tới"," đương qua" ; "còn non", " sẽ già", diễn tả sự vận hành tuần tự của thời gian nhấn mạnh thời gian tuyến tính một đi không trở lại. Bảy câu thơ tiếp theo nói lên nghịch lí giữa tuổi trẻ, đời người với thời gian và vũ trụ. "Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất ................ Nếu bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời" Kiểu câu định nghĩa xuyên suốt đoạn thơ nhấn mạnh quy luật "xuân hết" "tôi cũng mất "cho thấy sự tuyên tính của thời gian tác động tiêu cực đến mỗi cá nhân cùng với hàng loạt những cặp câu đối lập: lượng trời chật, lòng tôi rộng; xuân tuần hoàn, tuổi trẻ chẳng hai lần thăm lại... Có thể thấy được Xuân Diệu đã lấy sinh mệnh cá thể làm thước đo thời gian, gắn tuổi trẻ với mùa xuân làm thước đo đời người. Không chỉ thể mà ông cắt nghĩa những quy luật và phát hiện những nghịch lí: Thời gian trôi chảy hủy hoại sự sống, cướp đi tuổi trẻ xuân hết.. tôi mất.. lòng tôi rộng.. lượng trời chật.. còn trời đất.. chẳng còn tôi.. nên bâng khuâng tiếc đến ngậm ngùi Trước không gian mênh mông, con người dường như thu mình lại khi thời gian chảy trôi nhanh, thấy bản thân trở nên bé nhỏ. Mùa xuân hôm nay đẹp lung linh nhưng rồi mai đây nó cũng đến lúc phai tàn, già cỗi đi cùng thời gian là điều không ai níu giữ lại được. “Thời gian qua kẽ tay Làm khô những chiếc lá Kỷ niệm trong tôi Rơi như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn” Như vậy, nhà thơ muốn nhấn mạnh về tầm quan trọng của mùa xuân, tuổi trẻ rồi sẽ chảy trôi cùng thời gian. Khi tuổi trẻ đi qua thì “tôi” rồi cũng trở nên vô nghĩa, trống rỗng, bởi lúc này tình yêu đã không còn. “Lòng tôi” và “lượng trời” là sự tương phản của hai thế cực bật lên sự hữu hạn, vô hạn giữa đời người và đất trời. Từ đó để thấy rằng vòng xoáy của thời gian tiếp nối trong sự vận động không ngừng của thời gian thì vạn vật, con người rồi sẽ phải thay đổi. Sinh lão bệnh tử là lẽ thường tình, là vòng tròn tuần hoàn lặp lại không ngừng. Cảm xúc bâng khuâng, tiếc nuối của tác giả trước sự chảy trôi của thời gian tuyến tính một đi không trở lại. Bước đi của mùa xuân cũng là bước đi của thời gian, của đời người. Tuy nhiên ở đây có một điều rất hay khi tinh tế nhận thấy trong lời thơ của Xuân Diệu đó là tuổi xuân, tuổi trẻ trôi qua ông không nuối tiếc bằng việc không thể được tận hưởng mọi hương sắc của đất trời. Tác giả biết mùa xuân thì vẫn tuần hoàn nhưng tuổi trẻ thì không thể. Nỗi bâng khuâng, tiếc nuối ấy như ngợp cả trời đất. Để rồi sự chi ly bao trùm lên cả khoảng không của không gian và sự vô tận của thời gian: “Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi ....... Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa.” Qua biện pháp chuyển đổi cảm giác cho ta thấy khái niệm của thời gian vốn vô tình, trừu tượng trở nên hữu hình có mùi vị đau xót của chia ly có hình dáng vết thương và tâm hồn rớm máu. Đó là quy luật bất biến của tạo hóa mà ai cũng phải nuối tiếc. Vì thời gian rớm màu chia phôi, khắp núi sông thầm than lên lời tiễn biệt,làm tài phai hương sắc từng cá thể trong chính thời tươi : cơn gió của mùa xuân vốn nhẹ nhà dào dạt cũng phải thều thào trong tiếng nghẹn, khúc hát rộn ràng của những chú chim cũng đành phải ngừng lại. Có lẽ tất cả chúng đều sợ cái gọi là “Thời gian”, sợ nước mắt, sợ chia ly, sợ những héo úa phai tàn theo năm tháng.Xuân Diệu, ông là một người rất đỗi nhạy cảm với thời gian. Đó cũng là biểu hiện niềm ham sống, yêu đời đến đắm say cuồng nhiệt. “Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa… Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm Đến cuối cùng, nếu cứ mãi chờ đợi, mãi hy vọng thì sẽ chẳng bao giờ làm được điều mình mơ ước. Từ cảm thán “ôi” phát lên một cách nhẹ nhàng nhưng cũng thật tha thiết, vừa thể hiện sự nuối tiếc nhưng đồng thời cũng như thúc giục mọi người phải hành động ngay. Hãy nhanh chạy đua với thời gian, với vũ trụ nhân lúc “mùa chưa ngả chiều hôm” là lúc mà lá chưa ngả, mùa chia ly chưa đến. “Mau đi thôi!” chính là lời thức tỉnh những ai còn đang mơ hồ, chậm chạp hãy sống nhanh, sống vội vàng và sống có trách nhiệm để không bỏ lỡ những năm tháng thanh xuân tươi đẹp, rực rỡ nhất. Có thể thấy được nỗi ám ảnh thời gian của hồn thơ Xuân Diệu xuất phát thừ cái nhìn trẻ, từ ý thức sâu xa về giá trị của sự sống, lí giải thái độ sống: Chạy đua với thời gian, giục giã sống vội vàng. Bằng tài năng của mình, Xuân Diệu đã sử dụng hết những tinh hoa dồn vào nghệ thuật để thể hiện cảm nhận thời gian: Thơ trữ tình điệu nói, kết hợp mạch cảm xúc và luận lí. Thủ pháp trùng điệp, hơi thơ liền mạch, nhịp thơ sôi nổi, giọng thơ cuống quýt tự bạch điệu tâm hồn ham sống cuồng nhiệt. Hình ảnh thơ mới lạ với những liên tưởng phong phú, nghệ thuật chuyển đổi cảm giác tài hoa. Ngôn ngữ thơ giàu tính nhạc, tính tạo hình, biểu cảm.​.. Qua đó cho ta thấy, Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Xuân Diệu lại một lần nữa góp vào thi đàn Việt Nam một tuyệt phẩm. Vội vàng xứng đáng được coi là một tuyệt tác cho mọi thời. Đoạn 2 không quá dài, nhưng qua bút pháp của Xuân Diệu đã cho chúng ta thấy một lẽ sống thật đẹp. Nhắc nhở chúng ta, đặc biệt là những người trẻ cần phải suy nghĩ tích cực, cố gắn sức mỗi ngày, không ngừng học tập và làm việc có ý nghĩa để sống một cuộc đời trọn vẹn, không phải hối tiếc về bất cứ điều gì.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Vũ Cường Cường
18 tháng 5 2021 lúc 9:27

     1 Đọc hiểu :                                                                                                                                        1.  Phương thức biểu đạt chính của văn bản: thuyết minh/ phương thức thuyết minh.                                 2. Những thể loại thể hiện tài năng văn học của Puskin: thơ, tiểu thuyết bằng thơ, trường ca thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết lịch sử, kịch…                                                                                                      3.     

Mặt trời của thi ca Nga” là cách nói ẩn dụ tôn vinh giá trị thơ và vị trí nhà thơ Puskin.

- Thơ Puskin đánh thức những tình cảm tốt lành trong tâm hồn Nga khao khát tự do và tình yêu, mang sức mạnh tinh thần, có ý nghĩa to lớn trong lịch sử văn chương và lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga.

- Puskin là nhà thơ vĩ đại có vị trí đặc biệt quan trọng - người khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIX và đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.

     4.      Tôi yêu em" là một trong những tác phẩm thành công của Puskin ở đề tài này. Đọc "Tôi yêu em", ta cảm nhận được một tình yêu chân thành, cao thượng nhưng cũng không kém phần sâu sắc mạnh mẽ. Bài thơ gợi cho người đọc góc nhìn khác về hạnh phúc trong ...                                                                                                                                                                    2 TỰ Luận                                                                                                                                           

Vội vàng’’ là một trong những bài thơ đặc sắc nhất trong tập “Thơ thơ” (1938). Vượt qua dòng chảy thời gian hơn 60 năm rồi, mà những ý tưởng mới mẻ về thời gian, về tuổi xuân, về tình yêu đời, yêu cuộc sống- cùng với một giọng thơ nồng nhiệt đắm say vẫn lôi cuốn chúng ta một cách kì lạ. Đây là đoạn thơ trích trong phần 2 bài “Vội vàng” nói lên sự cảm nhận về thời gian của thi sĩ Xuân Diệu:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi.

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thẩm tiễn biệt …”

      Hai câu thơ đầu đoạn, với cách ngắt, nhịp 3/5, đọc lên ta cảm thấy cái nhún nhảy của mùa xuân, của thời gian:

“Xuân dương tới / nghĩa là xuân dương qua

Xuân còn non / nghĩa là xuân sẽ già”.

      Các từ ngữ: “đương tới” với “đương qua”, “còn non'” với “sẽ già” tương ứng, đối lập nhau, diễn tả mùa xuân và thời gian vận động không ngừng. Bước đi của mùa xuân, dòng chảy của thời gian là mải miết, vô tận. Trong hiện tại “đang tới" đã có màu li biệt “đương qua”. Chữ “đang” chuyển thành chữ “đương” mộ: cách nói điệu đà, rất thơ. Trong dáng vẻ “còn non” hôm nay đã báo hiệu một tương lai “sẽ già”. Cách cảm nhận của thi sĩ về thời gian và mùa xuân là tinh tế và biểu cảm. Đó là một ý tưởng rất tiến bộ. Cũng chữ “non” và chữ “già” ấy, ông có những các cảm nhận rất độc đáo bằng một tâm hồn lãng mạng với cặp mắt xanh non.

“Tinh yêu đến, tình yêu đi, ai biết

Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt...

(...) Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ!

Em, em ơi! Tình non sắp già rồi...”

                                                (“Giục giã")

      Và ông cũng nhìn thấy sự vật phát triển và đổi thay không ngừng. Mùa xuân thời gian và sự sống thật vô cùng kì diệu:

“Mấy hôm trước còn hoa

Mới thơm đây ngào ngạt

Thoáng như một nghi ngờ

Trái đã liền có thật”.

("Quả sấu non trên cao")

      Bảy câu thơ tiếp theo nói lên nghịch lí giữa tuổi trẻ, đời người với thời gian và vũ trụ. Và đó cũng là bi kịch của con người, đời người. Khi “xuân hết”, tuổi trẻ đi qua “nghĩa là tôi cũng mất”. Mất ý vị cuộc đời. Tuổi trẻ đáng yêu biết bao! Mỗi người chỉ có một thời son trẻ. Cũng như thời gian trôi qua, tuổi trẻ một đi không trở lại:

“Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất”.

      “Lượng trời cứ chật” mà “lòng tôi rộng”, muốn trường sinh bất tử, muốn trẻ mãi không già. Quy luật của sự sống thật vô cùng nghiệt ngã: “Không cho dài thời trẻ của nhân gian”. “Hảo hoa vô bách nhật - Nhân thọ vô bách tuế” (Nguyễn Du). “Mỗi năm một tuổi như đuổi xuân đi...” (Tục ngữ). Một lần nữa thi sĩ lại đặt ngôn ngữ trong thế tương phản giữa “rộng” với “chật”, để nói lên cái nghịch lí của đời người. Cũng là một cách cảm nhận thời gian rất thực.

“Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian”

      Xuân của bốn mùa thu thì tuần hoàn (xuân khứ, xuân lai, xuân bất tận) nhưng đời người chỉ có một thời thanh xuân. Tuổi trò “chẳng hai lần thắm lại”. Vũ trụ đất trời thì vĩnh hằng, vô hạn. trái lại đời người thì hữu hạn. Kiếp nhân sinh nhiều bi kịch. Ai cũng muốn trẻ mãi không già, ai cùng muốn được sống mãi với tuổi xanh, tuổi hoa niên. Tiếng thơ cất lên như một lời than tiếc nuối:

... Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

      “Tiếc cả đất trời vì không được trẻ mãi để tận hưởng mọi cái đẹp của thiên nhiên và cuộc đời. Đó là lòng yêu đời và ham sống, khao khát được sống hết mình với tuổi trẻ:

“Mười chín tuổi, hỡi những nàng má ngọc.

Ríu rít chim, là tuổi ước mơ hoa!

Hãi chàng trai kiều diễm mãi vui ca.

Mười chín tuổi! Chẳng hai lần hoa nở!”

                                             ("Đẹp" - Xuân Diệu)

      “Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” cùng như “Mười chín tuổi! Chẳng hai lần hoa nở”, đó là bi kịch của người đời, xưa và nay. Có ham sống và yêu đời mới cảm nhận sâu sắc bi kịch ấy. Vì thế không được vung phí thời gian và tuổi trẻ.

      Hai câu thơ cuối dào dạt cảm xúc. Nhà thơ xúc động lắng nghe bước đi của thời gian, tiếng “than thầm tiễn biệt” của sông núi, của cảnh vật. Xuân Diệu rất nhạy cảm với thời gian trôi đi qua “mùi”, “vị” của năm tháng “chia phôi” trong dòng chảy vô tận. Một cách cảm nhận thời gian rất thơ, rất tinh tế:

"Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi.

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”.

      Đoạn thơ trên đây cho thấy vẻ đẹp trong thơ Xuân Diệu: Sự trau chuốt về ngôn từ, sự tinh tế trong cảm xúc biểu hiện. Một quan niệm nhản sinh rất tiến bộ về thời gian, về mùa xuân và tuổi trẻ. Cái tôi cá nhân trữ tình được khẳng định. Ham sống và yêu đời; sống hết mình, sông trong tình vêu - đó là những ý tưởng rất đẹp, vẻ đẹp của một hồn thơ lãng mạn - “vội vàng" không nghĩa là sống gấp như ai đó đã nói.          

 

                                                                                                                                                                                                                                                                                                             

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Thị Hải Yến
18 tháng 5 2021 lúc 10:22

+ Mở bài: - Giới thiệu tác giả tác phẩm

                  - Giới thiệu vấn đề nghị luận: thời gian của Xuân Diệu

                  - Giới thiệu vị trí khái quát của đoạn thơ

 

+ Thân bài:

Đoạn 2 của bài thơ tác giả thể hiện niềm tiếc nuối trước sự trôi chảy của thời gian:

Nhịp điệu thơ trong đoạn này không sôi nổi, vồ vập như đoạn thơ trên mà chậm hơn, lắng lại những suy tư. Dấu chấm giữa câu thơ: "Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa." là một tín hiệu nghệ thuật nhiều dụng ý. Dấu chấm ấy đã chặn đứng niềm sung sướng của nhân vật trữ tình, xuân chưa qua mà đã thấy nhớ. Điều đó thể hiện sự nhạy cảm của nhân vật trữ tình hay cũng chính của nhà thơ Xuân Diệu khi ngay trong sung sướng đã thấy tiếc mùa xuân. Xuân Diệu đã nhìn ra trước bước đi của thời gian. Thơ xưa khi nói về sự vận động của thời gian, họ coi thời gian là một chuỗi tuần hoàn bất biến, Nguyễn Du từng viết: "Ngày xuân con én đưa thoi"(Cảnh ngày xuân) hay "Ngày xuân như bóng câu qua cửa sổ". Dẫu vậy, người xưa vẫn ung dung, bình tĩnh vì tin rằng vũ trụ tuần hoàn, xuân đi xuân lại lại. Còn Xuân Diệu, "xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ xuân còn non nghĩa là xuân đã già". Đó là lối nói đa nghĩa đầy mới mẻ rằng thời gian luôn chảy trôi, không đứng đợi.  Thời gian trôi, mùa xuân đi cũng là lúc tuổi trẻ đã qua. Con người quý nhất là mùa xuân, quý nhất là tuổi trẻ. Mùa xuân trôi, tuổi trẻ trôi => tôi cũng mất => tưởng tượng ra cuộc chia li đầy ắp đất trời. Một loạt động từ: "rớm, than, hờn, sợ" như là một sự nhân hóa để thể hiện nỗi buồn tiếc trong tâm hồn con người đã tràn sang vạn vật, thấm vào từng cảnh, từng giác quan của con người. Bởi vậy mà con người và vũ trụ đều buồn thê thiết. Còn đang trong mùa xuân mà nhà thơ đã hình dung ra sự chia li của vũ trụ, sự rời xa của mùa xuân. Nỗi niềm nuối tiếc đã bật lên thành lời than và qua đó nhà thơ cũng gửi gắm lời nhắn nhủ tới muôn người muôn thế hệ rằng hãy sống hết mình vì tuổi trẻ, thời gian đời người là hữu hạn, một đi không trở lại. Nghệ thuật

+ Kết bài: Khái quát lại vấn đề cần nghị luận

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Huy Hoàng
18 tháng 5 2021 lúc 10:57

        Thơ Xuân Diệu tinh tế, gợi cảm, độc đáo trong chất liệu cũng như trong bút pháp thi ca. Nhắc tới ông, ta không thể không nhắc tới một bài thơ in đậm dấu ấn và phong cách của ông: Vội vàng. Bài thơ vừa như một nguồn cảm xúc trào dâng vừa là tuyên ngôn sống của một nhà thơ khao khát yêu đời. Đặc biệt, nếu phần đầu tiên của bài thơ là ước muốn táo bạo cùng vẻ đẹp độc đáo của mùa xuân thì sang phần thơ thứ hai, nhà thơ đã thể hiện quan niệm nhân sinh mới mẻ về thời gian và tuổi trẻ.

 

         Thời gian trong thơ ca trung đại là thời gian "tuần hoàn" nghĩa là thời gian được hình dung như 1 vòng tròn liên tục tái diễn, hết 1 vòng lại quay về vị trí xuất phát, cứ trở đi rồi trở lại mãi mãi. Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn "tĩnh", lấy cả sinh mệnh vũ trụ để làm thước đo cho thời gian. Còn đối với Xuân Diệu, ông có quan niệm rất mới về thời gian:

 

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua,

 

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già,

 

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.

 

       Nếu người xưa luôn yên tâm bình thản trước sự trôi chảy của thời gian bởi họ quan niệm thời gian là tuần hoàn thì Xuân Diệu lại quan niệm thời gian, mùa xuân, tuôi trẻ một đi không trở lại. Thế nên ông luôn hốt hoảng lo âu khi thời gian trôi mau. Điều thi sĩ sợ là tuổi trẻ qua đi, tuổi già mau tới bới thời gian như một dòng chảy mà mỗi một khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Cách sử dụng cặp từ đối lập “tới - qua”, “non - già” đã cho thấy sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước bước đi của thời gian. Cùng với hàng loạt câu thơ văn xuôi theo lối định nghĩa cùng sự lặp lại liên tiếp điệp ngữ “nghĩa là”, Xuân Diệu đã khẳng định chắc nịch một sự thật hiển nhiên không gì phủ nhận: Dù xuân đương tới, xuân còn non nhưng xuân sẽ qua, sẽ già, sẽ hết và tuổi trẻ cũng mất. Đối diện với sự thật hiển nhiên mà phũ phàng ấy, Xuân Diệu không khỏi thảng thốt. Liên tiếp các dấu phẩy được huy động tạo nên điệu thơ ngậm ngùi, nghẹn ngào:

 

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

 

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

 

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

 

Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.

 

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

 

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

 

       “.Lòng tôi” và “lượng trời” vốn đã là hai thế cực tương phản của sự hạn hữu và vô hạn. Tuy nhiên trong góc nhìn của Xuân Diệu thì cái vốn hữu hạn như đời người lại được mở rộng đến vô cùng “lòng tôi rộng” còn thứ vốn tưởng chừng vô hạn trong thời gian của đất trời lại trở nên nhỏ bé “lượng trời cứ chật”. Một loạt hình ảnh được đặt trong thế tương phản đối lập cao độ “rộng” - “chật”, “xuân tuần hoàn” - “tuổi trẻ chẳng hai lần”, “còn” - “chẳng còn”. Điều đó đã góp phần làm nổi bật tâm trạng tiếc nuối trước thời gian, cuộc đời.

        Sự hạn hữu của đời người với thời gian được thể hiện rõ nét nhất ở dòng thơ “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”. Đúng vậy, giữa cái mênh mông của vũ trụ, vô cùng, vô tận của thời gian, tuổi trẻ, sự sống của con người bỗng trở nên quá ngắn ngủi. Nhưng ở đây, Xuân Diệu không tiếc cho mình, tiếc cho tuổi trẻ mà điều ông tiếc nhất chính “cả đất trời”.

 

       Suy ngẫm về điều đó, Xuân Diệu càng cảm nhận thấm thía sự phôi pha, phai tàn đang âm thầm diễn ra trong lòng vũ trụ trên cả hai trục không gian và thời gian.

 

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

 

Khắp núi sông vẫn than thầm tiễn biệt

 

Con gió xinh thì thào trong lá biếc

 

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

 

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

 

Phải chăng sợ độ phai tàm sắp sửa.

 

       Thời gian vốn vô hình, vô ảnh, không mùi, không vị, đi vào thơ Xuân Diệu bỗng có mùi, có vị chia phôi, dường như khắp không gian đâu đâu cũng vọng lên khúc chia li, lời than thầm tiễn biệt. Tựa như ta nghe thấy có chút gì xao xuyến rưng rưng vừa uất ức nghẹn ngào vừa tiếc nuối hụt hẫng trong từ “rớm” ấy.

 

        Gió đùa trong lá không phải là những âm than vui tươi, sống động của thiên nhiêm mà vì hờn tủi trước sự trôi chảy của thời gian. Chim hót những bản nhạc chào xuân rộn ràng bỗng ngừng bặt, chẳng có mối nguy hiểm hiểm nào cả, mà vì chúng sợ độ tàn phai, héo úa. Vậy là vạn vật cứ thế chảy trôi theo quy luật vận hành tự nhiên của nó mà không sao cưỡng lại được.

 

       Khép lại phần thơ là dòng thơ tràn ngập cảm xúc:

 

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

 

          Đến đây thi sĩ đã vỡ lẽ chẳng bao giờ có thể tắt nắng buộc gió, níu giữ mãi tuổi trẻ mùa xuân ở lại. Phép điệp “chẳng bao giờ” được lặp lại hai lần càng nhấn mạng thêm tâm trạng bàng hoàng tiếc nuối ấy. Khát vọng cháy bỏng, ước muốn táo bạo đã tan thành mấy khói. Chỉ còn lại nỗi bàng hoàng, thảng thốt mà càng trở nên da diết hơn với dấu chấm lửng cuối dòng thơ. Và trong sự bất lực, Xuân Diệu dường như tìm ra một cách giải quyết.

 

“Mau đi thôi, mùa chưa ngả chiều hôm”

 

       Lời thơ như một  lời giục giã, thúc giục con người hãy đứng lên đừng buồn vì sự chia ly sẽ đến mà lãng quên đi thực tại.  “Mau đi thôi”, mau cố gắng trân trọng lấy từng phút giây hiện tại để tận hưởng bữa tiệc tươi vui mà thiên nhiên mùa xuân đã bày sẵn trước mắt ta. 

 

       Chỉ với 16 câu thơ nhưng dường như Xuân Diệu đã cho ta thấy một quan niệm nhân sinh rất tiến bộ về thời gian, về mùa xuân và tuổi trẻ của tác giả. Ta cũng nhận ra mặc dù Xuân Diệu thể hiện tâm trạng nuối tiếc thời gian và cuộc đời nhưng qua đó ta còn bắt gặp một khát khao mạnh mẽ, một tình yêu say đắm mà ông dành cho đời.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Thị Trang
18 tháng 5 2021 lúc 11:01

Xuân Diệu là một nhà thơ Mới xuất sắc và đạt nhiều thành tựu của văn học Việt Nam. Một trong những bài thơ hay nhất của ông là bài thơ "Vội vàng" trích trong tập "Thơ thơ". Thi phẩm mang đến cho đọc giả một bức tranh mùa xuân tươi mới và những cảm quan nhân sinh đầy mới mẻ. Đoạn 2 của bài thơ là đoạn văn thể hiện sâu sắc nhất về triết lý thời gian và cuộc đời.

"Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian."

Nếu như ở khổ thơ đầu, nhà thơ đã dựng lên bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp với ong bướm, hoa cỏ, đồng nội, yến anh, cùng với đó là tình yêu đến cháy bỏng của người thi sĩ thì đến khổ thơ thứ 2, Xuân Diệu lại thể hiện sự khắc khoải trước những bước đi của thời gian. Dường như, sâu thẳm trong tâm hồn người thi nhân ấy ý thức rất rõ sự chảy trôi đến mức vô tình của thời gian. Trước một mùa xuân với sắc hương rực rỡ quyến rũ mê hoặc ấy, tác giả cũng tận hưởng, cùng thưởng thức đấy thôi nhưng lòng vẫn lo sợ. Lỡ sợ rằng "xuân đương tới" rồi xuân cũng sẽ "đương qua", xuân còn non không có nghĩa là xuân sẽ không già, bởi mỗi phút giây quá đi là đời người lại thêm ngắn lại. Thời gian chẳng thể níu giữ được mùa xuân, được tuổi trẻ, được thanh xuân, được đời người. Thời gian, tuổi trẻ, chả bao giờ có thể quay lại, bởi thế mà tứng giấy đều phải trân trọng, phải vội vàng sống kẻo lỡ những thành xuân cuộc đời. Sự phối kết hợp những động, tính từ trái nghĩa "tới" - "qua"; " già"- "non", đã cho thấy cảm quan của thi nhân trước thời gian đầy tinh tế. Mỗi ngày, mỗi tháng năm qua đi tháng năm qua đi đời người thêm phần ngắn lại, khi mà ta không còn cảm nhận được mùa xuân nữa nghĩa là đời người không còn, sinh thể vĩnh viễn xa rời cuộc đời. Dù biết lòng người thì rộng, còn bao khát khao, bao hoài bão và những ước mơ đấy nhưng biết làm sao được khi thời gian càng rút ngắn, khi lượng trời hữu hạn, tuổi trẻ nhân gian đâu có chịu dài. Cảm nhận được sự vội vã ấy, nhà thơ càng bất an, càng thảng thốt, nghẹn ngào:

 

 

"Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời"

Đất trời rộng lớn, vũ trụ bao la, con người nhỏ bé, đời người hữu hạn. Phải chấp nhận sự thật dẫu biết rằng mùa xuân tuần hoàn đấy thôi nhưng tuổi trẻ đâu có tuần hoàn, đâu thể thắm lại những lần như thuở còn sung sức, còn dồi dào nhiệt huyết. Thế nên nỗi tiếc nuối, bâng khuâng rợn ngợp cả đất trời. Mùi chia ly cũng bao trùm lấy cả sự vô tận của thời gian, khoảng không cách biệt của không gian:

"Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

 

Khắp núi sông vẫn than thầm tiễn biệt
Con gió xinh thì thào trong lá biếc
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa."

Một lẽ thường của tạo hoá, một quy luật trần thế vạn vật đều không tránh khỏi. Vị thời gian rớm màu chia phôi, núi sông than thầm lời tiễn biệt, những cơn gió xuân vốn dạt dào đến thế cũng thều thào trong tiếng nghẹn. Tiếng vàng anh ru khúc nhạc tình cũng đành ngừng lại. Có lẽ chúng đều sợ thời gian, sợ những chia lìa, nước mắt, sợ những phai tàn, héo úa.

"Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...
Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm"

Đến cuối cùng, chẳng bao giờ có thể làm được những điều mình ước muốn nếu cứ mãi đợi chờ, mãi hy vọng. Tiếng "ôi" thật nhẹ nhàng mà cũng thật tha thiết, vừa như hối tiếc lại vừa như thúc giục mọi người hãy hành động, hành động ngay bây giờ:

Mau đi thôi! mùa chưa ngả chiều hôm"

Hãy nhanh nhanh chạy đua với vũ trụ, với thời gian nhân lúc "mùa chưa ngả chiều hôm", nhân lúc màu lá phải chưa ngả, mùa chia ly chưa đến. Câu cầu khiến "Mau đi thôi" như một lời thức tỉnh những ai đang u mê ngập chìm trong sự chậm chạp, trễ nải và thơ ơ hãy sống nhanh, sống vội và sống có trách nhiệm. Đừng bỏ lỡ thành xuân bởi những tháng năm sống phí, sống hoài.

Đoạn thơ không quá dài nhưng đã gửi gắm biết bao nhiêu những ân tình của người viết, tác giả đã mang đến cho độc giả, đặc biệt là những người trẻ tuổi một cảm quan mới mẻ về lẽ sống để học tập. Thơ Xuân Diệu phải chăng chính là "tiếng nói của một tâm hồn yêu đời" như thế. Vài dòng thơ ngắn ngủi nhưng đầy triết lý đã cho thấy một tâm hồn thơ lãng mạn, cá tính của Xuân Diệu. Vội vàng là tác phẩm tuyệt đỉnh đi theo cùng năm tháng.

 

 

 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lại Thúy Diệu
18 tháng 5 2021 lúc 11:02

undefinedundefinedundefinedundefined

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Khánh Huyền
18 tháng 5 2021 lúc 11:22

undefinedundefinedundefinedundefinedundefined

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Thu Hường
18 tháng 5 2021 lúc 11:58

undefinedundefinedundefinedundefined

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Mạnh Hùng
18 tháng 5 2021 lúc 12:24
Hai câu thơ đầu đoan, với cách ngắt, nhịp 3/5, đọc lên tạ cảm thấy cái nhún nhảy của mùa xuôn, của thời gian: “Xuân dưỡng tới / nghĩa là xuân dương qua Xuân còn non / nghĩa là xuân sẽ già”. Các từ ngữ: “đương tới” với “đương qua”, “còn non” với "sẽ g à” tương ứng, đối lập nhau, diễn tủ mùa xuân và thời gian vận động không ngừng. Bước đi của mùa xuân, dòng chảy của thời gian là rnải miết, vô tận. Trong hiện tại “đang tới” đã có màu li biệt “đương qua”. Chữ “đang" chuyển thành chữ “đương” mộ: cách nói điệu đà, rốt thơ. Trong dáng vẻ “còn non” hôm noy đã báo hiệu một tương lai "sẽ già”. Cách cảm nhộn của thỉ sĩ về thời gian và mùa xuân là tỉnh tế và biểu cảm. Đó lù một ý tưởng rốt tiến bộ. Cũng chữ “non” và chư "già" ấy, ông có những các cỏm nhận rất độc đáo băng một tâm hồn lãng mạng với cặp mắt xonh non. *Tinh yêu đến, tình yêu đi, di biết Trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt... (..) Mau với chứt Vội vàng lên với chứi Em, em ơi! Tình non sếp già rồi...” (Giục giã") Và ông cũng nhìn thốy sự vật phát triển và đổi thay không ngừng. Mùa xuên thời gian và sự sống thật vô cùng kì diệu: “Mấy hôm trước còn hoa Mới thơm đây ngào ngạt 'Thoáng như một nghi ngờ Trái đã liền có thật”. ("Quả sấu non trên cao") Bảy câu thơ tếp theo nói lên nghịch lí giữa tuổi trẻ, đời người với thời gian vò vũ trụ. Và đó cũng là bi kịch của con người, đời người. Khi “xuân hết”, tuổi trẻ đi qua “nghĩa là tôi cũng mất”. Mất ý vị cuộc đời. Tuổi trẻ đóng yêu biết bao! Mỗi người chỉ có một thời son trẻ. Cũng như thời gian trôi qua, tuổi trẻ một đi không trở lợi: “Mù xuôn hết, nghĩa lò tôi cũng mốt". “Lượng trời cứ chật” mà "lòng tôi rộng”, muốn trường sinh bốt tử, muốn trẻ mãi không già. Quy luật của sư sống thât vô cùng nghiệt ngõ: “Không cho dài thời trẻ của nhôn gian”. “Hảo hoa vô bách nhất - Nhân tho vô bách tuế" (Nguyễn Du). “Mỗi năm một tuổi như đuổi xuân đi...” (Tục ngữ). Một lần nữa thí sĩ lai đặt ngôn ngữ trong thế tương phỏn giữa “rộng” với “chật”, để nói lên cái nghịch lí của đời người. Cũng là một cách cảm nhận thời gian rất thực. “Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật Không cho dời thời trẻ của nhân gian” Xuân của bốn mùa thu thì tuần hoàn (xuân khứ, xuân lai, xuân bốt tận) nhưng đời người chỉ có môt thời thanh xuôn. Tuổi trò “chẳng hơi lần thắm ldi”. Vũ trụ đốt trời thì vĩnh hằng, vô hạn. trái lại đời người thì hữu hạn. Kiếp nhân sinh nhiều bị kich. Ai cũng muốn trẻ mỗi không già, di cùng muốn được sống mãi với tuổi xanh, tuổi hoa niên. Tiếng thơ cốt lên như một lời thơn tiếc nuối: .. Nói làm chỉ rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hơi lồn thắm lợi! Còn trời đốt nhưng chẳng còn tôi mãi Nên bắng khuông tôi tiếc cỏ đốt trời" “Tiếc cả đất trời vì không được trẻ mõi để tận hưởng mọi cái đẹp của thiên nhiên và cuộc đời. Đó là lòng yêu đời và ham sống, khao khát được sống hết mình với tuổi trẻ: “Mười chín tuổi, hỡi những nàng mó ngọc. Ru rít chim, là tuổi ước mơ hod! Hãi chàng trai kiều diễm mãi vui ca. Mười chín tuổi! Chẳng hơi lần hoa nởi” ("Đẹp" - Xuân Diệu) “Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” cùng như “Mười chín tuổi! Chẳng hơi lần hoa nở”, đó là bi kích của người đời, xưa và nay. Có ham sống và yêu đời mới cảm nhận sâu sắc bỉ kịch ấy. Vì thế không được vung phí thời gian và tuổi trẻ. Hai câu thơ cuối dào dạt cảm xúc. Nhà thơ xúc động lắng nghe bước đi của thời gian, tiếng “than thầm tiễn biệt” của sông núi, của cảnh vật. Xuân Diệu rốt nhay cảm với thời gian trôi đi qua “mùi”, “vị” của năm tháng “chia phôi” trong dòng chỏy vô tân. Một cách cẳm nhôn thời gian rốt thớ, rốt tỉnh tế: "Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi. Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”. Đoạn thơ trên đôy cho thấy vẻ đẹp trong thơ Xuôn Diệu: Sư trau chuốt về ngôn từ, sự tỉnh tế trong cảm xúc biểu hiện. Môt quan niệm nhản sinh rốt tiến bộ về thời gian, về mùa xuân và tuổi trẻ. Cói tôi cú nhôn trữ tình được khẳng định. Ham sống vò yêu đời; sống hết mình, sông trong tình vêu - đó là những ý tưởng rốt đẹp, vẻ đẹp của một hồn thơ lững mạn - "vội vàng” không nghĩa là sống gốp như ai đó đã nói.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Ngữ văn
Xem chi tiết