Đọc truyện “Lão Hạc”,ta bắt gặp bao con người,bao số phận,bao mảnh đời đáng thương,bao tấm lòng đáng trọng: Lão Hạc và cậu con trai “phẫn chí” đi phu đồn điền cao su,ông giáo và người vợ,Binh Tư và thằng Mục,thằng Xiên…Giữa bóng tối cuộc đời cùng quẫn sau xóm làng quê bùn đọng,ta vẫn tìm thấy ít nhiều ánh sáng tâm hồn nhân hậu,chứa chan tình thương yêu.Bên cạnh nhân vật Lão Hạc là ông giáo,một nhân vật để lại bao ấn tượng đối với chúng ta về người trí thức nghèo trong xã hội cũ.
Không rõ họ tên là gì.Hai tiếng “ông giáo” đã khẳng định vị thế của một con người giữa làng quê trước năm 1945 “nhiều chữ nghĩa,nhiều lí luận,người ta kiêng nể”.Hai tiếng “ông giáo” từ miệng Lão Hạc nói ra,lúc nào cũng đượm vẻ thân tình,cung kính,trọng vọng :”Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!”…”Vâng,ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng”…”Tôi cắn rơm,cắn cỏ tôi lạy ông giáo !...”.
Hãy đi ngược thời gian,tìm về thời trai trẻ của ông giáo.Là một người chăm chỉ,ham mê,sống vì một lí tưởng đẹp với bao mộng tưởng.Ông đã từng lăn lộn tận Sài Gòn,”hòn ngọc Viễn Đông” thời ấy,để làm ăn,để học tập,để gây dựng sự nghiệp.Cái va-li “đựng toàn những sách” được người thanh niên ấy rất “nâng niu”,cái kỉ niệm “đầy những say mê đẹp và cao vọng” ấy,hơn sáu chục năm sau còn làm cho ta xúc động và quý trọng một cách đẹp.
Con người “nhiều chữ nghĩa” ấy lại nghèo.Sau một trận ốm nặng ở Sài Gòn,quần áo bán gần hết,về quê chỉ có một va-li sách.Nếu lão Hạc quý cậu Vàng bao nhiêu thì ông giáo lại quý những quyển sách của mình bấy nhiêu.Bởi lẽ những quyển sách ấy đã làm bừng lên trong lòng ông “như một rạng đông” thời trai trẻ,làm cho cuộc đời thêm sắc màu ý vị,trong trẻo,”biết yêu và biết ghét”.
Cái nghèo vẫn đeo đẳng ông giáo mãi,”ông giáo khổ trường tư”.Vận hạn xảy ra luôn luôn như ông nghĩ: ”Đời người ta không chỉ khổ một lần”.Sách cứ bán dần đi.Chỉ còn giữ lại năm quyển sách với lời nguyền: “…dù có phải chết cũng không bán”.Như một kẻ cùng đường phải bán máu,đứa con thơ bị chứng kiết lị gần kiệt sức,ông giáo đã phải bán nốt đi năm cuốn sách cuối cùng,cái gia tài quý giá nhất của người tri thức nghèo.”Lão Hạc ơi ! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu ?”,lời than ấy cất lên nghe thật não nuột,đã thể hiện một nhân cách đẹp trước sự khốn cùng.
Ông giáo là một trí thức có trái tim nhân hậu rất đáng quý.Ông là chỗ dựa tinh thần,là niềm an ủi,tin cậy của Lão Hạc.Ông giáo là nơi để lão Hạc san sẻ bao nỗi đau,nỗi buồn.Nhờ đọc hộ một lá thư,nhờ viết hộ một lá thư cho đứa con trai đi phu đồn điền.Tâm sự về mảnh vườn và chuyện đứa con trai “phẫn chí” không lấy được vợ.San sẻ về nỗi đau sau khi bán cậu Vàng cho thằng Mục,thằng Xiên,…Có lúc là một điếu thuốc lào,một bát nước chè xanh,một củ khoai lang…”Lúc tắt lửa tối đèn có nhau”.Ông giáo đã đồng cảm,đã thương xót,đã san sẻ với lão Hạc với tất cả tình người.Ông giáo đã thương lão Hạc “như thể thương thân”.Không chỉ an ủi,mà còn tìm mọi cách để “ngấm ngầm giúp” khi biết lão Hạc đã nhiều ngày ăn rau,ăn khoai,ăn củ ráy…Trong lúc đàn con của ông giáo cũng đang đói;cái nghĩa cử “lá lành đùm lá rách” ấy mới cao đẹp biết bao !.
Ông giáo nghèo mà đức độ lắm.Trước khi ăn bả ****lão Hạc đã gửi ông giáo ba mươi đồng để phòng khi chết “gọi là của lão có tí chút”…,gửi lại ông giáo ba sào vườn cho đứa con trai…Tình tiết ấy nói lên lão Hạc rất tin ông giáo.Ông giáo là người để lão Hạc “chon mặt gửi vàng”.Giữa các xã hội đen bạc thời ấy,một bà cô dành cho đứa cháu nội bát nước cháo đã vữa ra như một sự bố thí (“Những ngày thơ ấu”),vợ tên địa chủ bắt bí,bóp nặn người đàn bà khốn cùng để mua rẻ đứa con gái lên bảy tuổi và ổ chó (“Tắt đèn”),một tên quan phụ mẫu ăn bẩn đồng hào của chị nhà quê (“Đồng hào có ma”)…,ta mới thấy niềm tin,sự kính trọng của kẻ khốn cùng đối với ông giáo thật là thánh thiện.
Trước cái chết “dữ dội” của Lão Hạc,cái chết “đau đớn và bất thình lình”,chỉ có ông giáo và Binh Tư hiểu…Ông giáo khẽ cất lời than trước vong linh người láng giềng hiền lành tội nghiệp.Trong giọt lệ là những lời hứa của một nhân cách cao đẹp,đáng trọng: “Lão Hạc ơi ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão.Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.Đến khi con trai lão về,tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn;cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”
Cùng với ông giáo Thứ trong “Sống mòn”,Điền trong ”Trăng sáng”,nhân vật “tôi” trong “Mua nhà”,hình ảnh ông giáo trong truyện “Lão Hạc” đã kết tinh cái tâm và cái tài của Nam Cao trong nghệ thuật xây dựng nhân vật-nhà văn nghèo,ông giáo khổ trường tư-trong xã hội thực dân nửa phong kiến.Đó là những con người nghèo mà trong sạch,hăm hở và nhiệt tâm từng ôm ấp bao mộng đẹp,sống nhân hậu,vị tha.Có người đã cho rằng,ông giáo là một nhân vật tự nguyện,mang dáng dấp hình bóng Nam Cao.Ý kiến ấy rất lí thú.
Trong truyện “Lão Hạc”,ông giáo vừa là nhân vật,vừa là người dẫn chuyện.Không phải là nhân vật trung tâm,nhưng sự hiện diện của ông giáo đã làm cho “Bức tranh quê” ngày xa xưa ấy thêm sáng tỏ.Nhân vật ông giáo là chiếc gương soi sáng cuộc đời và tâm hồn lão Hạc,đã góp phần tô đậm giá trị nhân đạo của truyện ngắn đặc sắc này.
Trở đi trở lại trong sáng tác của nhà văn Nam Cao là hình ảnh người nông dân và người trí thức. Họ là nơi để nhà văn kí thác những quan điểm về nghệ thuật và cuộc đời, nơi nhà văn bộc lộ tâm sự của mình. Người trí thức trong sáng tác của ông là những nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh sống đầy nghiệt ngã. Những kiếp đời mòn mỏi, sống mòn, sống thừa, bị áo cơm ghì sát đất. Đau khổ hơn, họ lại là người trí thức - người luôn ý thức được những nỗi khổ đau của mình trước cuộc đời. Nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một con người như vậy.
Ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc được nhà văn giao cho rất nhiều trọng trách. Nhân vật này đứng thứ hai sau nhân vật lão Hạc, vừa như người chứng kiến vừa như người tham gia vào câu chuyện của nhân vật chính, vừa đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện vừa trực tiếp bày tỏ thái độ, tình cảm, tâm trạng của bản thân. Đó cũng là chỗ gần gũi và khác cách kể chuyện trong tiểu thuyết - tự truyện Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng.
Ông giáo cũng là một con người có hoàn cảnh sông đầy những khó khăn. Tuổi trẻ ông đã từng đi nhiều nơi, vào tận Sài Gòn với những niềm tin và bao khát khao cao đẹp. Một con người như thế rồi cũng bị ném trả lại vùng nông thôn nghèo khổ, nơi hi vọng bị diệt trừ và 11 tưởng chi là một giấc mộng mãi không thành. Những cuốn sách mà ông đã nâng niu quý trọng “mỗi lần mở một quyển ra, chưa kịp đọc dòng nào, tôi đã thấy bừng lên trong lòng tôi như một rạng đông cái hình ảnh tuổi hai mươi trong trẻo, biết yêu và biết ghét...”, rồi cũng phải tự tay minh bán di vì con ốm, vì đã cùng đường đất sinh nhai. Đọc những trang văn của Nam Cao, mặc dù nhà văn không hề miêu tả kĩ cuộc sống của ông giáo nơi quê nhà nhưng tôi cứ có cảm giác một nỗi buồn man mác bao phủ lên cảnh sống của ông.
Ông giáo là một nhân vật giàu lòng yêu thương. Có lẽ chính những điều đó là chỗ gần gùi làm cho ông và lão Hạc xích lại gần nhau hơn. Ông giáo tỏ ra cảm thông, thương xót cho hoàn cảnh của lão Hạc — người láng giềng già, tốt bụng, tìm cách an ủi, giúp đỡ lão. Nhất là từ khi thằng con lão Hạc đi xa và khi lão bán cậu Vàng thì ông giáo dường như là chỗ dựa tinh thần, nơi duy nhất của lão Hạc bộc bạch tâm sự của mình. Khi lão Hạc bán cậu Vàng, sang nhà ông giáo với tâm trạng tột cùng đau khổ, thi ông giáo đã ở bên, động viên lão với tấm lòng cảm thông rất mực chân thành. Khi lão Hạc bòn mót tất cả để gủi gắm lại phần để dành cho con, phần để dành lo cho hậu sự của mình, trong khi lão càng ngày càng rơi vào cảnh sống đói khổ, thì ông giáo là người duy nhất hiểu lão: “Tôi giấu giếm vợ, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc”. Người hàng xóm tốt bụng và giàu tình thương của lão Hạc khiến ta xúc động và trân trọng, đó là một nhân cách cao cả.
Cũng giống như biết bao nhân vật người trí thức trong sáng tác của Nam Cao, họ đều là những con người đáng thương. Nếu là một người nông dân bình thường thì cái đói, cái nghèo có lẽ là nỗi khổ duy nhất và lớn nhất. Nhưng với những người trí thức của Nam Cao, họ còn phải gánh trên vai cả nỗi khổ về tinh thần. Những con người có học thức ấy luôn bị dày vò, luôn phải trăn trở trong nghĩ suy. Đi hết câu chuyện, ta nhận ra ông giáo là người luôn phải chứng kiến nỗi đau của người khác. Nhìn xung quanh cuộc sống mình không có lấy một niềm vui, một ánh sáng của sự sống. Cuộc đời bi thương, bất hạnh của gia đình lão Hạc, cách nghĩ của chính vợ ông... khiến ông đau xót thốt lên: “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Là người giàu lòng yêu thương nhưng ông cũng bất lực trước hoàn cảnh của người khác. Lão Hạc luôn bên ông, luôn chia sẻ với ông tâm sự những suy ngẫm về cuộc đời nhưng rồi, ông giáo có giữ nổi lão Hạc ở lại cõi đời này đâu. Kết thúc, lão vẫn chết một cách thê thảm, đáng thương. Vợ ông giáo có cái nhìn lệch lạc về lão Hạc nhưng ông cũng chỉ ngậm ngùi “bởi thị khổ quá rồi, có bao giờ thị nhìn thấy nỗi khổ của người khác đâu”. Ta thấy ông giáo là một nhân vật vừa đáng thương vừa đáng trọng.
Những triết lí ông rút ra về nỗi buồn trước cuộc đời và con người đã tạo cho ông một tiếng nói riêng trong truyện. “Chao ôi, đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cô" mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngô"c, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương”. Ông giáo không chỉ tỏ ra rất hiểu vì sao mà vợ ông lại không chịu giúp lão Hạc và cảm thông với những nỗi khổ của thị. Ông giáo chỉ buồn mà không nỡ giận và còn nhắc nhở mình phải cố tìm hiểu họ, đồng cảm với họ. Mặt khác ông còn buồn vì thấy lão Hạc gần như làm ngơ trước sự giúp đỡ của ông làm cho hai người dần xa nhau. Nhưng khi biết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư, nghe câu nói đầy mỉa mai của y dành cho lão Hạc thì ông còn buồn hơn. Ông cảm thấy thất vọng trước sự thay đổi cách sống do không chịu đựng được đói khổ, “túng ăn vụng, đói làm càn” của một người vốn có bản tính trong sạch, giàu lòng tự trọng như lão Hạc. Ông giáo buồn vì bản năng đã chiến thắng nhân tính mất rồi! Nhưng sau cái chết bất ngờ và bi thảm của lão, tâm trạng của ông lại biến chuyển, có thêm những suy nghĩ khác. Trước hết ông thấy cuộc đời không thật đáng buồn vì có những cái chết mang tinh thần hi sinh đầy cao đẹp như của lão Hạc. Cái chết cho thấy nhân tính đã chiến thắng, lòng tự trọng vẫn giữ chân con người trước bờ vực của sự tha hóa. Ông giáo ngỡ ngàng nhận thấy: “nhưng cuộc đời lại đáng buồn theo một nghĩa khác” là ở chỗ, những người tốt như lão Hạc, đáng thương, đáng thông cảm như thế nhưng cuối cùng vẫn có hoàn cảnh bế tắc, hoàn toàn vô vọng, vẫn phải tìm đến cái chết như là cứu cánh duy nhất, như là sự giải thoát tự nguyện và bất đắc dĩ. Và càng đáng buồn hơn vi không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa cái chết của lão. Tâm trạng của ông giáo chứa chan một tình yêu thương và lòng nhân ái sâu sắc nhưng cũng thâm trầm với giọng điệu buồn và bi quan. Chỉ còn đó một chút niềm an ủi với vong linh người vừa chết kia là ông giáo cô' gắng giữ trọn lời hứa, giữ trọn mảnh vườn để có dịp gặp và trao tận tay người con trai lão Hạc.
Có một điều không phải dễ dàng bạn đọc nào cũng nhận ra rằng: người đau khổ nhất truyện chưa hẳn đã là những con người nhỏ bé, bất lực như lão Hạc, con lão Hạc, Binh Tư,... mà lại là ông giáo - con người biết tất cả mọi nỗi đau của mọi kiếp người mà đành bất lực “ngậm đau khổ để gửi vào im lặng”.
Xây dựng nhân vật ông giáo, Nam Cao như muốn tặng cho lão Hạc một người bạn để an ủi, chia sẻ nhưng cũng với nhân vật này, nhà văn muốn bày tỏ quan điểm, suy ngẫm về kiếp người và cuộc đời. Ta như bắt gặp hình bóng của Nam Cao trong ông giáo. Những nét tương đồng của nhân vật này và nhà văn như một lời tâm sự chân thành mà tác giả gửi vào trang viết. Văn là người. Một trái tim ấm nóng tình nhân đạo, lòng yêu thương với con người cứ bùng lên mãnh liệt trong trang viết của Nam Cao. Có thể không thể thay đổi cuộc đời của những người trí thức trong sáng tác của mình nhưng ta vẫn tin rằng dù cuộc đời có nghiệt ngã đến đâu thì họ vẫn giữ được những nét nhân cách đáng trọng của mình.
Đọc truyện “Lão Hạc”,ta bắt gặp bao con người,bao số phận,bao mảnh đời đáng thương,bao tấm lòng đáng trọng: Lão Hạc và cậu con trai “phẫn chí” đi phu đồn điền cao su,ông giáo và người vợ,Binh Tư và thằng Mục,thằng Xiên…Giữa bóng tối cuộc đời cùng quẫn sau xóm làng quê bùn đọng,ta vẫn tìm thấy ít nhiều ánh sáng tâm hồn nhân hậu,chứa chan tình thương yêu.Bên cạnh nhân vật Lão Hạc là ông giáo,một nhân vật để lại bao ấn tượng đối với chúng ta về người trí thức nghèo trong xã hội cũ.
Không rõ họ tên là gì.Hai tiếng “ông giáo” đã khẳng định vị thế của một con người giữa làng quê trước năm 1945 “nhiều chữ nghĩa,nhiều lí luận,người ta kiêng nể”.Hai tiếng “ông giáo” từ miệng Lão Hạc nói ra,lúc nào cũng đượm vẻ thân tình,cung kính,trọng vọng :”Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!”…”Vâng,ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng”…”Tôi cắn rơm,cắn cỏ tôi lạy ông giáo !...”.
Hãy đi ngược thời gian,tìm về thời trai trẻ của ông giáo.Là một người chăm chỉ,ham mê,sống vì một lí tưởng đẹp với bao mộng tưởng.Ông đã từng lăn lộn tận Sài Gòn,”hòn ngọc Viễn Đông” thời ấy,để làm ăn,để học tập,để gây dựng sự nghiệp.Cái va-li “đựng toàn những sách” được người thanh niên ấy rất “nâng niu”,cái kỉ niệm “đầy những say mê đẹp và cao vọng” ấy,hơn sáu chục năm sau còn làm cho ta xúc động và quý trọng một cách đẹp.
Con người “nhiều chữ nghĩa” ấy lại nghèo.Sau một trận ốm nặng ở Sài Gòn,quần áo bán gần hết,về quê chỉ có một va-li sách.Nếu lão Hạc quý cậu Vàng bao nhiêu thì ông giáo lại quý những quyển sách của mình bấy nhiêu.Bởi lẽ những quyển sách ấy đã làm bừng lên trong lòng ông “như một rạng đông” thời trai trẻ,làm cho cuộc đời thêm sắc màu ý vị,trong trẻo,”biết yêu và biết ghét”.
Cái nghèo vẫn đeo đẳng ông giáo mãi,”ông giáo khổ trường tư”.Vận hạn xảy ra luôn luôn như ông nghĩ: ”Đời người ta không chỉ khổ một lần”.Sách cứ bán dần đi.Chỉ còn giữ lại năm quyển sách với lời nguyền: “…dù có phải chết cũng không bán”.Như một kẻ cùng đường phải bán máu,đứa con thơ bị chứng kiết lị gần kiệt sức,ông giáo đã phải bán nốt đi năm cuốn sách cuối cùng,cái gia tài quý giá nhất của người tri thức nghèo.”Lão Hạc ơi ! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu ?”,lời than ấy cất lên nghe thật não nuột,đã thể hiện một nhân cách đẹp trước sự khốn cùng.
Ông giáo là một trí thức có trái tim nhân hậu rất đáng quý.Ông là chỗ dựa tinh thần,là niềm an ủi,tin cậy của Lão Hạc.Ông giáo là nơi để lão Hạc san sẻ bao nỗi đau,nỗi buồn.Nhờ đọc hộ một lá thư,nhờ viết hộ một lá thư cho đứa con trai đi phu đồn điền.Tâm sự về mảnh vườn và chuyện đứa con trai “phẫn chí” không lấy được vợ.San sẻ về nỗi đau sau khi bán cậu Vàng cho thằng Mục,thằng Xiên,…Có lúc là một điếu thuốc lào,một bát nước chè xanh,một củ khoai lang…”Lúc tắt lửa tối đèn có nhau”.Ông giáo đã đồng cảm,đã thương xót,đã san sẻ với lão Hạc với tất cả tình người.Ông giáo đã thương lão Hạc “như thể thương thân”.Không chỉ an ủi,mà còn tìm mọi cách để “ngấm ngầm giúp” khi biết lão Hạc đã nhiều ngày ăn rau,ăn khoai,ăn củ ráy…Trong lúc đàn con của ông giáo cũng đang đói;cái nghĩa cử “lá lành đùm lá rách” ấy mới cao đẹp biết bao !.
Ông giáo nghèo mà đức độ lắm.Trước khi ăn bả ****lão Hạc đã gửi ông giáo ba mươi đồng để phòng khi chết “gọi là của lão có tí chút”…,gửi lại ông giáo ba sào vườn cho đứa con trai…Tình tiết ấy nói lên lão Hạc rất tin ông giáo.Ông giáo là người để lão Hạc “chon mặt gửi vàng”.Giữa các xã hội đen bạc thời ấy,một bà cô dành cho đứa cháu nội bát nước cháo đã vữa ra như một sự bố thí (“Những ngày thơ ấu”),vợ tên địa chủ bắt bí,bóp nặn người đàn bà khốn cùng để mua rẻ đứa con gái lên bảy tuổi và ổ chó (“Tắt đèn”),một tên quan phụ mẫu ăn bẩn đồng hào của chị nhà quê (“Đồng hào có ma”)…,ta mới thấy niềm tin,sự kính trọng của kẻ khốn cùng đối với ông giáo thật là thánh thiện.
Trước cái chết “dữ dội” của Lão Hạc,cái chết “đau đớn và bất thình lình”,chỉ có ông giáo và Binh Tư hiểu…Ông giáo khẽ cất lời than trước vong linh người láng giềng hiền lành tội nghiệp.Trong giọt lệ là những lời hứa của một nhân cách cao đẹp,đáng trọng: “Lão Hạc ơi ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão.Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.Đến khi con trai lão về,tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn;cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”
Cùng với ông giáo Thứ trong “Sống mòn”,Điền trong ”Trăng sáng”,nhân vật “tôi” trong “Mua nhà”,hình ảnh ông giáo trong truyện “Lão Hạc” đã kết tinh cái tâm và cái tài của Nam Cao trong nghệ thuật xây dựng nhân vật-nhà văn nghèo,ông giáo khổ trường tư-trong xã hội thực dân nửa phong kiến.Đó là những con người nghèo mà trong sạch,hăm hở và nhiệt tâm từng ôm ấp bao mộng đẹp,sống nhân hậu,vị tha.Có người đã cho rằng,ông giáo là một nhân vật tự nguyện,mang dáng dấp hình bóng Nam Cao.Ý kiến ấy rất lí thú.
Trong truyện “Lão Hạc”,ông giáo vừa là nhân vật,vừa là người dẫn chuyện.Không phải là nhân vật trung tâm,nhưng sự hiện diện của ông giáo đã làm cho “Bức tranh quê” ngày xa xưa ấy thêm sáng tỏ.Nhân vật ông giáo là chiếc gương soi sáng cuộc đời và tâm hồn lão Hạc,đã góp phần tô đậm giá trị nhân đạo của truyện ngắn đặc sắc này.
Trở đi trở lại trong sáng tác của nhà văn Nam Cao là hình ảnh người nông dân và người trí thức. Họ là nơi để nhà văn kí thác những quan điểm về nghệ thuật và cuộc đời, nơi nhà văn bộc lộ tâm sự của mình. Người trí thức trong sáng tác của ông là những nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh sống đầy nghiệt ngã. Những kiếp đời mòn mỏi, sống mòn, sống thừa, bị áo cơm ghì sát đất. Đau khổ hơn, họ lại là người trí thức - người luôn ý thức được những nỗi khổ đau của mình trước cuộc đời. Nhân vật ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một con người như vậy. Ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc được nhà văn giao cho rất nhiều trọng trách. Nhân vật này đứng thứ hai sau nhân vật lão Hạc, vừa như người chứng kiến vừa như người tham gia vào câu chuyện của nhân vật chính, vừa đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện vừa trực tiếp bày tỏ thái độ, tình cảm, tâm trạng của bản thân. Đó cũng là chỗ gần gũi và khác cách kể chuyện trong tiểu thuyết - tự truyện Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng. Ông giáo cũng là một con người có hoàn cảnh sông đầy những khó khăn. Tuổi trẻ ông đã từng đi nhiều nơi, vào tận Sài Gòn với những niềm tin và bao khát khao cao đẹp. Một con người như thế rồi cũng bị ném trả lại vùng nông thôn nghèo khổ, nơi hi vọng bị diệt trừ và 11 tưởng chi là một giấc mộng mãi không thành. Những cuốn sách mà ông đã nâng niu quý trọng “mỗi lần mở một quyển ra, chưa kịp đọc dòng nào, tôi đã thấy bừng lên trong lòng tôi như một rạng đông cái hình ảnh tuổi hai mươi trong trẻo, biết yêu và biết ghét...”, rồi cũng phải tự tay minh bán di vì con ốm, vì đã cùng đường đất sinh nhai. Đọc những trang văn của Nam Cao, mặc dù nhà văn không hề miêu tả kĩ cuộc sống của ông giáo nơi quê nhà nhưng tôi cứ có cảm giác một nỗi buồn man mác bao phủ lên cảnh sống của ông. Ông giáo là một nhân vật giàu lòng yêu thương. Có lẽ chính những điều đó là chỗ gần gùi làm cho ông và lão Hạc xích lại gần nhau hơn. Ông giáo tỏ ra cảm thông, thương xót cho hoàn cảnh của lão Hạc — người láng giềng già, tốt bụng, tìm cách an ủi, giúp đỡ lão. Nhất là từ khi thằng con lão Hạc đi xa và khi lão bán cậu Vàng thì ông giáo dường như là chỗ dựa tinh thần, nơi duy nhất của lão Hạc bộc bạch tâm sự của mình. Khi lão Hạc bán cậu Vàng, sang nhà ông giáo với tâm trạng tột cùng đau khổ, thi ông giáo đã ở bên, động viên lão với tấm lòng cảm thông rất mực chân thành. Khi lão Hạc bòn mót tất cả để gủi gắm lại phần để dành cho con, phần để dành lo cho hậu sự của mình, trong khi lão càng ngày càng rơi vào cảnh sống đói khổ, thì ông giáo là người duy nhất hiểu lão: “Tôi giấu giếm vợ, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc”. Người hàng xóm tốt bụng và giàu tình thương của lão Hạc khiến ta xúc động và trân trọng, đó là một nhân cách cao cả. Cũng giống như biết bao nhân vật người trí thức trong sáng tác của Nam Cao, họ đều là những con người đáng thương. Nếu là một người nông dân bình thường thì cái đói, cái nghèo có lẽ là nỗi khổ duy nhất và lớn nhất. Nhưng với những người trí thức của Nam Cao, họ còn phải gánh trên vai cả nỗi khổ về tinh thần. Những con người có học thức ấy luôn bị dày vò, luôn phải trăn trở trong nghĩ suy. Đi hết câu chuyện, ta nhận ra ông giáo là người luôn phải chứng kiến nỗi đau của người khác. Nhìn xung quanh cuộc sống mình không có lấy một niềm vui, một ánh sáng của sự sống. Cuộc đời bi thương, bất hạnh của gia đình lão Hạc, cách nghĩ của chính vợ ông... khiến ông đau xót thốt lên: “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Là người giàu lòng yêu thương nhưng ông cũng bất lực trước hoàn cảnh của người khác. Lão Hạc luôn bên ông, luôn chia sẻ với ông tâm sự những suy ngẫm về cuộc đời nhưng rồi, ông giáo có giữ nổi lão Hạc ở lại cõi đời này đâu. Kết thúc, lão vẫn chết một cách thê thảm, đáng thương. Vợ ông giáo có cái nhìn lệch lạc về lão Hạc nhưng ông cũng chỉ ngậm ngùi “bởi thị khổ quá rồi, có bao giờ thị nhìn thấy nỗi khổ của người khác đâu”. Ta thấy ông giáo là một nhân vật vừa đáng thương vừa đáng trọng. Những triết lí ông rút ra về nỗi buồn trước cuộc đời và con người đã tạo cho ông một tiếng nói riêng trong truyện. “Chao ôi, đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cô" mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngô"c, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương”. Ông giáo không chỉ tỏ ra rất hiểu vì sao mà vợ ông lại không chịu giúp lão Hạc và cảm thông với những nỗi khổ của thị. Ông giáo chỉ buồn mà không nỡ giận và còn nhắc nhở mình phải cố tìm hiểu họ, đồng cảm với họ. Mặt khác ông còn buồn vì thấy lão Hạc gần như làm ngơ trước sự giúp đỡ của ông làm cho hai người dần xa nhau. Nhưng khi biết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư, nghe câu nói đầy mỉa mai của y dành cho lão Hạc thì ông còn buồn hơn. Ông cảm thấy thất vọng trước sự thay đổi cách sống do không chịu đựng được đói khổ, “túng ăn vụng, đói làm càn” của một người vốn có bản tính trong sạch, giàu lòng tự trọng như lão Hạc. Ông giáo buồn vì bản năng đã chiến thắng nhân tính mất rồi! Nhưng sau cái chết bất ngờ và bi thảm của lão, tâm trạng của ông lại biến chuyển, có thêm những suy nghĩ khác. Trước hết ông thấy cuộc đời không thật đáng buồn vì có những cái chết mang tinh thần hi sinh đầy cao đẹp như của lão Hạc. Cái chết cho thấy nhân tính đã chiến thắng, lòng tự trọng vẫn giữ chân con người trước bờ vực của sự tha hóa. Ông giáo ngỡ ngàng nhận thấy: “nhưng cuộc đời lại đáng buồn theo một nghĩa khác” là ở chỗ, những người tốt như lão Hạc, đáng thương, đáng thông cảm như thế nhưng cuối cùng vẫn có hoàn cảnh bế tắc, hoàn toàn vô vọng, vẫn phải tìm đến cái chết như là cứu cánh duy nhất, như là sự giải thoát tự nguyện và bất đắc dĩ. Và càng đáng buồn hơn vi không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa cái chết của lão. Tâm trạng của ông giáo chứa chan một tình yêu thương và lòng nhân ái sâu sắc nhưng cũng thâm trầm với giọng điệu buồn và bi quan. Chỉ còn đó một chút niềm an ủi với vong linh người vừa chết kia là ông giáo cô' gắng giữ trọn lời hứa, giữ trọn mảnh vườn để có dịp gặp và trao tận tay người con trai lão Hạc. Có một điều không phải dễ dàng bạn đọc nào cũng nhận ra rằng: người đau khổ nhất truyện chưa hẳn đã là những con người nhỏ bé, bất lực như lão Hạc, con lão Hạc, Binh Tư,... mà lại là ông giáo - con người biết tất cả mọi nỗi đau của mọi kiếp người mà đành bất lực “ngậm đau khổ để gửi vào im lặng”. Xây dựng nhân vật ông giáo, Nam Cao như muốn tặng cho lão Hạc một người bạn để an ủi, chia sẻ nhưng cũng với nhân vật này, nhà văn muốn bày tỏ quan điểm, suy ngẫm về kiếp người và cuộc đời. Ta như bắt gặp hình bóng của Nam Cao trong ông giáo. Những nét tương đồng của nhân vật này và nhà văn như một lời tâm sự chân thành mà tác giả gửi vào trang viết. Văn là người. Một trái tim ấm nóng tình nhân đạo, lòng yêu thương với con người cứ bùng lên mãnh liệt trong trang viết của Nam Cao. Có thể không thể thay đổi cuộc đời của những người trí thức trong sáng tác của mình nhưng ta vẫn tin rằng dù cuộc đời có nghiệt ngã đến đâu thì họ vẫn giữ được những nét nhân cách đáng trọng của mình.
Nguon : http://hoctotnguvan.net/phan-h-nhan-vat-ong-giao-trong-truyen-ngan-lao-hac-18-1553.html