* Câu thơ mở “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
- Gợi lên cảm giác trách móc, đó cũng là lời mời tha thiết của cô gái thôn Vĩ với nhà thơ
- Có thể hiểu: nhà thơ như tự trách mình, và khao khát của người đi xa mong trở về
- Sử dụng từ “về chơi” gợi lên sự gần gũi, thân mật, chân tình hơn
- Câu hỏi trong vọng tưởng ấy làm sống dậy trong tâm hồn nhà thơ:
+ Khao khát, kỉ niệm sâu sắc, hình ảnh đẹp đẽ và đáng yêu
+ Hình ảnh người con gái thôn Vĩ, nơi có người nhà thơ thương mến
* Hai câu thơ tiếp vừa tả cảnh, vừa gợi tình:
+ Những ấn tượng mạnh mẽ còn lưu lại trong trí nhớ của tác giả
+ Câu thơ như bao quát tầm nhìn của người quan sát: hình ảnh hàng cau thẳng tắp trong nắng sớm
+ Quan sát tinh tế: thấy được sự giao hòa của cảnh vật
+ Câu thơ gợi được cái nắng gió của miền Trung, nắng chói chang, rực rỡ ngay từ lúc bình minh
- Gợi lên được vẻ đẹp của nắng nơi đây, nắng mới lên trong trẻo, tinh khiết, có cảm giác làm bừng sáng sự hồi tưởng của nhà thơ
- Câu thơ thứ ba gợi lên cái nhìn gần gũi của những người đang đi trong khu vườn tươi đẹp của thôn Vĩ
+ Cây cối bao quanh nhà cửa tạo thành cấu trúc xinh xắn đầy tính thẩm mĩ vườn – nhà
+ Từ “mướt” gợi lên sự chăm sóc tươi tốt đầy sức sống của vườn cây, cái sạch sẽ láng bóng của những chiếc lá dưới ánh mặt trời
* Câu thơ cuối có sự hiện hữu của con người làm cho cảnh vật thêm sinh động
+ Sự xuất hiện của con người ý nhị, kín đáo, đúng với bản chất người Huế nhẹ nhàng
+ Khuôn mặt chữ điền: khuôn mặt phúc hậu, cương trực, ngay thẳng
→ Hàn Mặc Tử gợi được cái thần thái của thôn Vĩ: cảnh đẹp, người phúc hậu, thiên nhiên và con người hài hòa