Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?
A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.
B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.
C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận
điểm nào đó.
D. Là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó.
Câu 2: Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tinh thần thuyết phục?
A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng.
B. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.
C. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm.
D. Không đưa dẫn chứng, chỉ giải thích và đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm
Câu 3:Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh, không cần giải thích vấn đề cần chứng minh. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4: Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?
A. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.
B. Nêu được luận điểm cần chứng minh.
C. Nêu được các lý lẽ cần sử dụng trong bài làm.
D. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.
Câu 5: Trong phần Thân bài của bài văn chứng minh người viết cần phải làm gì?
A. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
B. Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết.
C. Chỉ cần gọi tên luận điểm cần chứng minh.
D. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh
Câu 6: Lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào?
A. Thân bài.
B. Mở bài.
C. Cả mở bài và thân bài.
D. Với phần dẫn chứng đưa ra trong phần thân bài.
Câu 7: Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?
A. Lập dàn ý đại cương.
B. Xác định các lý lẽ cho bài văn.
C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.
D. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Câu 8:Xác định luận điểm chính trong lời thơ khuyên thanh niên của Bác Hồ:
A. Khó khăn khắc phục sẽ thành công.
B. Phải làm việc lớn.
C. Con người phải có quyết tâm, kiên trì.
D. Có ý chí, sự kiên trì, bền bỉ sẽ thành công trong cuộc đời.
Câu 9: Câu nào không dùng làm dẫn chứng trực tiếp làm rõ luận điểm: “Tục ngữ khuyên dạy con người về lời ăn tiếng nói”?
A. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
B. Đất xấu trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu.
C. Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Câu 10: Cho đề bài sau: Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh ý kiến trên.
Trong các luận điểm nêu ra sau đây, luận điểm nào không phù hợp với bài văn viết về đề bài này?
A. Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cung cấp cho con người nguồn lâm sản lớn.
B. Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hòa khí hậu trên trái đất.
C. Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng.
D. Rừng là môi trường du lịch hấp dẫn với con người.
Đọc bài văn "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội" (Tr.9-10 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi.
a) Đây có phải bài văn nghị luận không? Vì sao?
b) Tác giả đề xuất ý kiến gì? Những dòng, câu văn nào thể hiện ý kiến đó? Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?
c) Bài nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không? Em có tán thành ý kiến của bì viết không? Vì sao?
Hãy biết quý thời gian.
a) Đề văn nêu trên có thể xem là đề bài , đầu đề được không ? Nếu dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết được không.
b) Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận ?
c) tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn ?
a) Bài văn tấm gương biểu đạt tình cảm gì?
b) Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả bài văn đã làm như thế nào?
(Gợi ý: Việc đem tấm gương mà ví với người bạn trung thực để ca ngợi phẩm chất trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với bài văn này?)
c) Bố cục bài văn gồm mấy phần? Phần Mở bài và Kết bài có quan hệ với nhau như thế nào? Phần Thân bài đã nêu lên những ý gì? Những ý đó liên quan tới chủ đề bài văn như thế nào?
d) Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài có rõ ràng, chân thực không? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị của bài văn?
Văn nghị luận
Cho đề bài “Thương người như thể thương thân”:
a. Vận dụng các thao tác trong bước tìm hiểu đề để tìm hiểu đề văn trên.
b. Lập dàn ý chi tiết cho đề bài.
Gợi ý trả lời
a. Đề bài “Thương người như thể thương thân”
- Đề bài nêu lên vấn đề gì?
- Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là ai?
- Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định?
- Đề này đỏi hỏi người viết phải làm gì?
b. Lập ý cho đề văn.
- Luận điểm: nêu ra ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của con về tình yêu thương
con người.
-> Xây dựng luận điểm chính và cụ thể hóa bằng các luận điểm phụ.
( Gợi ý luận điểm phụ:
Trả lời các câu hỏi: Giải thích thế nào là thương người, thương thân? Tại sao cần thương người
như thể thương thân? Bài học rút ra? Mở rộng vấn đề, phê phán những người sống ích kỉ, hẹp
hòi,...)
- Luận cứ: Liệt kê các lí do vì sao cần thương người như thể thương thân (lí lẽ) và
chọn dẫn chứng quan trọng.
(dẫn chứng trong gia đình và ngoài xã hội: tinh thần tương thân tương ái của dân tộc
ta trong chiến tranh; cả nước chung tay hướng về giúp đỡ đồng bào miền Trung khỏi
thiên tai bão lũ, ...)
c. Lập luận
Nên bắt đầu lời khuyên “Thương người như thể thương thân” từ đâu? Có nên bắt
đầu bằng việc miêu tả một người giàu tình yêu thương hay không? Hay bắt đầu đi từ
định nghĩa thương người là gì, thương thân là gì rồi đưa ra lời khuyên?
-> Hãy xây dựng trình tự lập luận để giải quyết đề bài.
mình đang cần gấp các bạn giúp mình với ~~~
viết bài văn nghị luận về đức tính giản dị.theo dàn ý sau:
1.mở bài; dẫn dắt vào vấn đề nl
-nêu vấn đề nl
2.thân bài;định ngĩa(là gì,như thế nào,..)
-biểu hiện
ý nghĩa hậu quả d.chứng
bài học(em phải làm gì)
3.kết bài;khẳng định lại vấn đề
suy nghĩ của bản thân
1: Nêu các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
2: Có mấy cách mở bài một bài văn lập luận chứng minh?
3: Nêu cách viết phần thân bài của bài văn lập luận chứng minh.
Câu 5: Điền những nội dung còn thiếu trong dấu ba chấm (….) để hoàn thiện dàn
bài cơ bản cho bài văn nghị luận chứng minh:
(Lưu ý: Không có đề văn cụ thể mà chỉ định hướng chung: vấn đề nghị luận giàu giá
trị nhân văn), vì cô muốn xây dựng một dàn ý chung.
Mở bài:
- Nêu vấn đề…..
- Khẳng định, phủ định hoặc khía cạnh khác của….
- Trích dẫn: Câu tục ngữ, câu châm ngôn, danh ngôn, đoạn thơ, câu văn…cần nghị
luận.
Thân bài:
Ý 1: Giải nghĩa câu được trích dẫn:
- Cách 1: Nghĩa của từ ngữ ý nghĩa khái quát.
- Cách 2: Nghĩa đen suy ra ……. ý nghĩa khái quát.
Ý 2: Chứng minh tính đúng đắn hoặc khía cạnh khác của vấn đề nghị luận:
1. Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề:
Lí lẽ:
Ví dụ:
- “Có chí”: kiên trì, bền bỉ, quyết tâm…vượt khó “thì nên”: tất sẽ có thành quả, có
thắng lợi
- “Lá lành đùm lá rách” hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”.
- “Đoàn kết là sức mạnh”
- ………………
Dẫn chứng:
Trong văn học :
- Ca dao, tục ngữ, châm ngôn, danh ngôn..
- Các tác phẩm văn học: Đã học hoặc các em biết.
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
- Các tấm gương trong cuộc sống đời thường như: (học sinh tự kể tên)
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
+ Trên thông tin đại chúng: (kể tên các chương trình, việc làm giàu giá trị nhân văn)
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
+ Việc làm thiết thực của: trường, lớp, địa phương hay chính bản thân em…
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
2. Những khía cạnh khác của vấn đề:
Ví dụ:
- Những kẻ thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác.
- Những kẻ đi ngược đạo lí: bất hiếu, tàn nhẫn…
- Những người tự ti, mặc cảm, thối chí, gần đèn mà không sáng….
Dẫn chứng: (học sinh tự tìm dẫn chứng)
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Lưu ý: Trong quá trình chứng minh học sinh cần tránh:
- Liệt kê (kể) dẫn chứng thuần túy.
- Cần trình bày ý kiến, quan điểm của mình trong khi nêu dẫn chứng.
- Có thể lồng ghép mặt đúng, mặt sai của vấn đề trong khi lập luận.
- Cách lập luận, lời văn giàu sức thuyết phục.
Kết bài: Khẳng định lại luận điểm và rút ra bài học cho bản thân.
Câu 6: Đọc kĩ và thực hiện yêu cầu:
a, Lập dàn bài cho đề văn sau:
Chứng minh rằng: Việt Nam – một đất nước nhỏ bé đã chung tay, đoàn kết một lòng
trong việc phòng chống và đẩy lùi đại dịch Covid-19 đã và đang diễn ra vô cùng phức
tạp và nguy hiểm trên toàn thế giới.
b, Viết mở bài cho đề văn trên.
Qua văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" em hiểu thế nào về đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong đời sống? Hãy viết 1 đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề đó. (Đoạn văn có kết cấu đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài)
Đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" và trả lời các câu hỏi sau:
? Bài văn nghị luận vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.
? Tìm bố cục bài văn và lập luận theo trình tự lập luận trong bài.
? Phần mở bài tác giả nêu ra những luận điểm nào? Thể hiện tư tưởng gì của tác giả?
? Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta … của ta”, tg’ đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?
? Trong bài văn, tg’ sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy?
? Đọc lại đoạn văn từ “đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết:
a. Câu mở đoạn và câu kết đoạn.
b. Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo cách nào?
c. Các sự việc được liên kết theo mô hình: “Từ đến …” có mối quan hệ với nhau như thế nào?