Phần I. Đọc lại văn bản “Thánh Gióng” từ đoạn “Giặc đã đến chân núi” đến “Giặc tan vỡ.”
thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(SGK Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Thể loại của văn bản là gì?
- Đoạn văn trên trích từ văn bản “Thánh Gióng“
Câu 2.Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 3.Tìm hai từ Hán Việt có trong đoạn văn trên?
Câu 4. Em hiểu hình ảnh so sánh“giặc chết như rạ” có nghĩa là gì?
Câu 5. Phẩm chất đáng quý nào của nhân vật được bộc lộ trong đoạn văn? Qua đó em thấy mình cần phải làm gì để góp phần xây dựng quê hương, đất nước?
Câu 6: Nêu ý nghĩa của chi tiết: “Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.”
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
Câu 3. Hai từ Hán Việt có trong đoạn văn trên là: Sứ giả, tráng sĩ
Câu 4. Em hiểu hình ảnh so sánh“giặc chết như rạ” có nghĩa là:
- Hình ảnh so sánh " giặc chết như rạ " thể hiện sức mạnh to lớn của Gióng đánh bại làm cho quân thù đổ xuống hàng loạt như người ta cắt thân cây lúa ( rạ ) làm cho đổ xuống.
Câu 5:
- Phẩm chất cao quý
+ Biểu hiện sức mạnh tinh thần đánh giặc nhiệt huyết,dũng cảm,quết chiến quyết thắng.
- Em thấy mình cần phải làm để góp phần xây dựng quê hương, đất nước là:
+ Học tập thật tốt để mai sau góp phần xây dựng quê hương đất nước
+ Chúng ta phải biết sống và hi sinh vì mọi người , không nên tham lam,ích kỉ,cầu danh lợi cho cá nhân mình.
Câu 6: Nêu ý nghĩa của chi tiết: “Bỗng roi sắt gẫy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.” là:
Thể hiện sự nhiệt huyết , sôi nổi của thánh Gióng khi quyết tân đánh đuổi giặc Ân tới nỗi khi dụng cụ , vũ khí đánh giặc bị gãy , thì tinh thần chiến đấu , tình yêu đất nước là vũ khí chiến đấu mạnh nhất giúp đánh tan quân giặc .