Trọng nam khinh nữ là một tư tưởng phân biệt về giới tính, trong đó coi nam giới có vai trò quan trọng hơn phụ nữ. Đây từng là một hệ thống tư tưởng tồn tại hầu hết mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là dưới chế độ phong kiến. Mặc dù hiện nay quyền phụ nữ bình đẳng với nam giới được Liên hiệp quốc công nhận nhưng hệ thống pháp luật trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại ở một số nước, đặc biệt là khi nước đó áp dụng các bộ luật tôn giáo (thường là các nước theo đạo Hồi). Ở những nước khác, hệ thống pháp luật ghi nhận nam nữ bình đẳng trước pháp luật, tuy nhiên nhiều người vẫn mang tư tưởng này với nhiều cấp độ khác nhau. Từ thực tế, ta thấy những cá nhân xuất chúng trong xã hội (chính trị gia, tướng lĩnh, các nhà khoa học nổi tiếng, các tỷ phú...) vẫn chiếm đa số là nam giới không phải bởi họ có năng lực thể chất, sự bền bỉ tâm lý và khả năng tư duy logic tốt hơn nữ giới mà do chính suy nghĩ lạc hậu đã khiến họ cho rằng phụ nữ thì thua kém.
Trọng nam khinh nữ trong xã hội phong kiến thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau: phụ nữ sinh ra con trai được quý trọng hơn phụ nữ chỉ sinh được con gái; quyền hành của anh trai trưởng trong gia đình rất lớn (quyền huynh thế phụ); ngai vàng của các triều đại chỉ truyền cho con trai; quyền thừa kế gia sản của cha mẹ chỉ dành cho con trai, còn con gái không được thừa kế hoặc chỉ được thừa kế các tài sản nhỏ; việc truyền nghề tại các làng nghề thường không truyền cho con gái mà truyền cho con dâu (vợ của con trai); người con trai được học hành để thi cử, tiến thân bằng theo con đường quan lộ nhưng người phụ nữ thì chỉ quanh quẩn với việc nhà; con trai được phép lấy rất nhiều vợ và có quyền sủng hạnh bất cứ người nào nếu muốn trong khi phụ nữ phải chịu cảnh chồng chung mà không có quyền được lên tiếng.
Cho đến đầu thế kỷ 20, tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, phụ nữ vẫn chưa có quyền tham gia bầu cử và cũng không được đảm nhận một số công việc đặc biệt như sĩ quan quân đội, giám đốc nhà máy.
Nguyên nhân[sửa | sửa mã nguồn]
Các tổng thống của Hoa Kỳ gồm: George H. W. Bush, Barack Obama, George W. Bush, Bill Clinton, và Jimmy Carter. Dù không có đạo luật nào dành riêng vị trí tổng thống cho nam giới, nhưng tất cả các tổng thống của Hoa Kỳ đến nay đều là nam giới.
Khi việc sử dụng công cụ bằng kim loại xuất hiện và phát triển mạnh mẽ, việc cày bừa nông nghiệp mang lại hiệu quả rất cao, vượt xa việc hái lượm từ thiên nhiên. Đàn ông với sức khỏe, thể chất tốt hơn phụ nữ nên phù hợp hơn với công việc này và giành lấy quyền lực, vị thế trong gia đình, đóng vai trò trụ cột, quyết định công việc, con cái lấy theo họ cha. Mặt khác, xã hội phân chia giai cấp, quốc gia làm phát sinh chiến tranh, vai trò của nam giới càng được nâng cao vì phụ nữ không thể chiến đấu giỏi như nam giới được.Khi xã hội tư bản hình thành và phát triển, giai cấp tư sản làm chủ trong thời gian đó, vai trò của nông nghiệp nhường chỗ cho công nghiệp. Xã hội vẫn ưu tiên cho nam giới hơn vì nam giới đóng góp được nhiều hơn so với nữ giới, nhất là các công việc đòi hỏi sức khỏe và tư duy kỹ thuật như thợ máy, thợ mỏ...Hiện nay nền văn minh nhân loại đang hướng tới bình đẳng nam nữ với sự đề cao quyền bình đẳng trong xã hội của nữ giới tương đương nam giới. Tuy nhiên, những đặc điểm tự nhiên về giới tính được hình thành qua hàng triệu năm tiến hóa thì không thể thay đổi[1]:
Phụ nữ đến một độ tuổi nhất định sẽ có tâm lý muốn chuyển hướng tập trung sang xây dựng gia đình và nuôi dạy con cái. Chức năng sinh học của phụ nữ bao gồm việc sinh nở và chu kỳ kinh nguyệt cũng ảnh hưởng nhiều đến sự tập trung trong công việc.Nam giới có xu hướng hành động nhanh chóng, quyết đoán, trong khi phụ nữ có xu hướng thụ động, bị cảm xúc chi phối.Phụ nữ không yếu hơn nam giới về thể chất mà bởi vì trong hàng triệu năm tiến hóa phụ nữ không được thực hiện nhiệm vụ yêu cầu cao về thể chất như nam giới (phụ nữ hái lượm, nam giới săn thú và chiến đấu bảo vệ bộ lạc) vì họ bị bắt ở nhà chăm sóc gia đình.Chức năng não: phụ nữ nói nhiều hơn, trong khi nam giới được định hướng nhiều hơn cho hành động. Nam giới học toán (tư duy logic học) tốt hơn, còn phụ nữ tư duy ngôn ngữ tốt hơn (do họ nói nhiều hơn). Tuy nhiên khi sáng tác văn học, vốn cần kết hợp tính ngôn ngữ với tính logic thì nam giới vẫn vượt trội hơn (ví dụ: trong 28 giải Nobel văn học được trao trong giai đoạn 1990-2018, có 21 người là nam và chỉ có bảy người là nữ).Phụ nữ (lạc hậu) thường có xu hướng tìm kiếm một người đàn ông mạnh mẽ để đạt được sự bảo vệPhụ nữ thường được cho là có tinh thần đối mặt thử thách cao hơn nam giớiMột trong những lí do quan trọng khác nữa là vì một phần phụ nữ nghĩ rằng họ không bằng nam giới. Ở châu Á thường con sẽ mang họ cha nên xảy ra tình trạng mất cân bằng giới tính rất nặng nề.
Theo thống kê, tỉ lệ thiên tài trí óc trên thế giới nghiêng vượt trội về phía nam giới[2]. Theo thống kê đến năm 2018, có 853 nam giới đã được trao giải Nobel trong khi chỉ có 51 phụ nữ đạt được vinh dự này. Trong số 51 phụ nữ này thì có 17 giành được Nobel hòa bình, 14 giành được Nobel văn học, chỉ có 20 người giành được Nobel về các ngành khoa học kỹ thuật như vật lý, hóa học, sinh học và y khoa[3] Đối với giải Fields (giải thưởng thế giới dành cho các nhà toán học), tính đến năm 2018 có 60 người được trao giải, trong đó chỉ có duy nhất 1 phụ nữ.
Theo nghiên cứu của Đại học Harvard, ngay cả trong các xã hội và tổ chức đánh giá cao bình đẳng giới (ví dụ như Tây Âu, Bắc Mỹ), các nhân vật xuất chúng trong xã hội (nhà khoa học, lãnh tụ, tướng lĩnh, kiện tướng thể thao...) vẫn thường là đàn ông. Phụ nữ vẫn chỉ chiếm tỷ lệ thấp ở hầu hết các vị trí lãnh đạo cao cấp trong xã hội. Phụ nữ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 5% trong số 500 CEO hàng đầu thế giới, nhỏ hơn 20% trong số các nhà khoa học tự nhiên. Theo nghiên cứu này, "những thứ chiếm lĩnh những suy nghĩ thường lệ, những thứ mà bạn quan tâm sâu sắc, hoặc những thứ thúc đẩy hành vi và quyết định" đã tạo ra sự khác biệt về tỷ lệ thành công giữa phái nam và nữ, theo đó nam giới được thúc đẩy bởi ý chí vươn lên chiếm lĩnh các thành tựu, trong khi phụ nữ lại muốn tạo dựng quan hệ gần gũi với người khác và thường gặp mâu thuẫn tâm lý khi theo đuổi mục tiêu lâu dài nào đó[4].
Quyền lực và sự kiểm soát là động cơ xã hội thực sự đằng sau việc phân chia các vai trò giới tính, thông qua phân công lao động. Không chỉ đơn giản là sự khác biệt về quan niệm xã hội, các đặc điểm tự nhiên đem lại ưu thế cho nam giới (sức khỏe, tư duy logic, mức độ tập trung trí óc đều tốt hơn phụ nữ), vẫn thường thấy xu thế nam giới nổi trội rõ rệt trong các công việc phức tạp như nhà lãnh đạo, nhà khoa học, nghệ nhân... Ngay cả với những công việc thường được dành cho phụ nữ (nấu ăn, may vá), các cá nhân nối bật nhất (đầu bếp chuyên nghiệp, nhà thiết kế thời trang nổi tiếng) vẫn thường là đàn ông.[1].
Một số câu nói liên quan[sửa | sửa mã nguồn]
Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô: với ý nghĩa là "có một con trai thì vẫn là có, nhưng có mười con gái thì vẫn là không có", thể hiện cách đánh giá vai trò của con trai - con gái trong xã hội. Theo đó, các gia đình hay dòng họ có tư tưởng coi trọng việc sinh con trai. Bởi con cái theo họ cha chứ không theo họ mẹ, nên nếu không có con trai mà chỉ có con gái thì các cháu chắt sẽ theo họ ngoại, còn dòng họ của gia đình sẽ bị tuyệt tự (dòng họ kết thúc do không còn ai nối dõi), và khi bố mẹ hoặc ông bà chết đi sẽ không có người và nơi thờ cúng (vì con gái khi kết hôn sẽ sang nhà chồng ở và chăm lo công việc của nhà chồng). Thế nên phần lớn các gia đình hiện nay vẫn muốn sinh cho được con trai.Đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu: ý nói nam giới tư duy kém thì vẫn sâu sắc hơn nếu so với người phụ nữ tư duy tốt.Trai tay không chẳng ăn mày vợ, gái trăm vạn cũng thể nhờ chồng: nhấn mạnh tài sản dù là hai vợ chồng làm ra hay của người chồng hoặc người vợ làm ra, thì người chồng cũng được coi là công lớn hơn.Đàn ông mặc váy: ý nói nam giới mà xấu tính hoặc nhu nhược, hèn nhát thì sẽ bị coi là giống như đàn bà chứ không phải là đàn ông đích thực.Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng: ý nói đàn ông nếu muốn có thể có rất nhiều người vợ hầu hạ nhưng đàn bà dù thế nào đi nữa cũng phải chung thủy với chồng.Trong văn hóa Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Bàn về vấn đề trọng nam khinh nữ trong văn hóa Việt, Phan Kế Bính viết: Tục ta trọng nam khinh nữ thì là một tục trái hẳn với cách văn minh... Tục ta thì phần nhiều áp chế đàn bà quá. Có người coi vợ như kẻ ăn người ở, nào là bắt sửa túi nâng khăn, nào là bắt cơm dâng nước tiến, nào là bẻ hành bẻ tỏi, nào là bắt nhặt bắt khoan. Chồng ăn chơi như phá không sao, vợ xểnh ra một chút đã sinh ra ỏm tỏi; chồng chim chuột như quỷ thì chẳng hề gì, vợ động đi đâu một lúc thì sinh ra ngờ vực, ấy là trái với đạo công bằng. Tục ta buộc cho đàn bà một chữ trinh mới lại nghiệt nữa. Đã đành trinh tiết là một nết rất quý ở Á Đông ta, không có thể sao bỏ được, nhưng giữ gìn từng li (vợ đi đâu cũng đe nẹt) thì tựa như quá hà khắc..."[5].
Những người dám nhảy qua định kiến[sửa | sửa mã nguồn]
Marie Curie: nữ bác học vĩ đại của Ba Lan. Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận giải Nobel và là phụ nữ duy nhất (một trong hai người) nhận được hai giải Nobel danh giá trong hai lĩnh vự khác nhau là Vật lí và Hóa học. Marie Curie được coi là hình mẫu lí tưởng của mọi cô gái thời hiện nay, bà được nhiều tạp chí lớn thế giới như: Time, BBC,... bầu chọn là "Người phụ nữ ảnh hưởng nhất mọi thời đại''. Một sự việc thú vị nữa là gia đình bà có đến năm giải Nobel, người con gái lớn là Irène cũng theo sự nghiệp khoa học vĩ đại của mẹ mình và bà cũng ''rinh'' về cho mình một giải Nobel Hóa học; người con gái còn lại là Evè Curie thì chọn con đường văn học ưa thích, bà cũng đã viết một cuốn sách về người mẹ vĩ đại của mình. Các cháu chắt sau đời Marie Curie cũng vững bước trên con đường khoa học chân chính mà bà của họ đã gầy dựng từ đôi tay trắng cho tới ngày vinh quang.
Maryam Mirzakhani: ''Nữ hoàng toán học'' người Iran. Cô là người phụ nữ đầu tiên nhận giải Fields cao quý cho các nhà toán học xuất sắc dưới 40 tuổi. Trước đó, năm 1994 và 1995 cô đã đạt giải vàng ở cuộc thi Olimpic Toán quốc tế, trong đó năm 1995 Maryam đã đạt điểm tuyệt đối trong cuộc thi này. Ngoài ra, cô còn đạt được nhiều giải và huân chương khác trong sự nghiệp rực rỡ của mình.
Grace Murray Hopper là một nhà toán học, đồng thời cũng giữ chức đô đốc trong Hải quân Mỹ. Bà là người phát minh ra COBOL, chương trình phiên dịch chỉ đạo của con người thành mã nguồn máy tính năm 1943. Công trình của bà là tiền đề cho sự ra đời của ngôn ngữ lập trình phổ cập.
Lise Meitner sinh ra ở Áo là một thiên tài về vật lý hạt nhân. Bà là học trò của các nhà khoa học vĩ đại như Ludwig Boltzmann, Max Planck, đã cùng nghiên cứu với Otto Hahn để khám phá ra nguyên tố Protactinium. Bà đã tham gia vào các nghiên cứu phát hiện sự phân hạch hạt nhân và phát minh ra bom nguyên tử. Bà đã được thế giới khoa học vinh danh bằng cách đặt tên một nguyên tố mang tên Meitnerium.
việc trọng (nặng) thì toàn nhờ nam, thế mà làm xong vẫn bị nữ khinh
à . Đấy là do các cậu ăn ở thôi . Chứ ngoan hiền như tớ thì có khinh ai bao giờ . Chỉ là cùng lắm Cà Khịa vài câu thôi