Ở nhiệt độ cơ thể người là 370C và dưới áp suất khí nitrogen trong khí quyển là 0,78 bar, độ tan của khí nitrogen trong máu là 15,6 mL. Trong quá trình lặn, áp suất không khí trong buồng phổi tăng, đồng thời độ tan của khí nitrogen trong máu cũng tăng và tỉ lệ thuận với áp suất khí quyển.
a) Ở độ sâu 30 m, áp suất khí nitrogen là 3,12 bar thì độ tan của khí nitrogen trong máu là bao nhiêu?
b) Tính thể tích khí nitrogen trong máu cần thoát ra khi người thợ lặn đang ở độ sâu 30 m ngoi lên mặt nước. Biết ở 370C và 1 bar, 1 mol khí chiếm thể tích là 25,4 L và giả thiết tổng lượng máu trong cơ thể người thợ lặn là 5 L.
c) Trường hợp người thợ lặn ngoi lên quá nhanh, khí nitrogen không kịp chuyển ra phổi để thoát ra ngoài, tạo các bọt khí gây tắc nghẽn mạch máu. Đây là bệnh gì? Nó gây tác hại gì?