Câu hỏi này dùng để thể hiện sự yêu cầu.
Câu hỏi này dùng để thể hiện sự yêu cầu.
Đặt câu phù hợp với các tình huống cho sau đây:
a) Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn : chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện.
b) Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy nhà rất sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạn.
c) Trong giờ kiểm tra, em làm sai một bài tập, mãi đến khi về nhà em mới nghĩ ra. Em có thể tự trách mình bằng câu hỏi như thế nào ?
d) Em và các bạn trao đổi về các trò chơi. Bạn Linh bảo : "Đá cầu là thích nhất " Bạn Nam lại nói : "Chơi bi thích hơn." Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nêu ý kiến của mình : chơi diều cũng thú vị.
Đặt câu phù hợp với các tình huống cho sau đây:
a) Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn : chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện.
b) Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy nhà rất sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạn.
c) Trong giờ kiểm tra, em làm sai một bài tập, mãi đến khi về nhà em mới nghĩ ra. Em có thể tự trách mình bằng câu hỏi như thế nào ?
d) Em và các bạn trao đổi về các trò chơi. Bạn Linh bảo : "Đá cầu là thích nhất " Bạn Nam lại nói : "Chơi bi thích hơn." Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nêu ý kiến của mình : chơi diều cũng thú vị.
So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không ? Vì sao ?
Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đưòng. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.
- Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? - Một em trai hỏi. Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi :
- Chắc là cụ bị ốm ?
- Hay cụ đánh mất cái gì ?
- Chúng mình thử hỏi xem đi !
Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi :
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?
Câu các bạn hỏi cụ già :
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?
⇒ Câu hỏi này thế nào?
Những câu hỏi khác:
- Thưa cụ, chuyện gì đã xảy ra với cụ thế ạ ?
- Thưa cụ, chắc là cụ bị ốm ạ ?
- Thưa cụ, có phải cụ đánh mất cái gì không ạ ?
⇒ Ba câu hỏi này thế nào?
Câu phù hợp với các tình huống cho sau đây :
a) Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn : chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện.
Câu hỏi để yêu cầu: ...............................................
b) Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy rất sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạnCâu hỏi tỏ ý khen : ...............................................
c) Trong giờ kiểm tra, em làm sai một bài tập, mãi đến khi về nhà em mới nghĩ ra. Em có thể tự trách mình bằng câu hỏi như thế nào ?
Câu hỏi tự trách mình : ...............................................
d) Em và các bạn trao đổi về các trò chơi. Bạn Linh bảo : “Đá cầu là thích nhất” Bạn Nam lại nói : “Chơi bi thích hơn” Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nêu ý kiến của mình : chơi diều cũng rất thú vị.
Câu hỏi để nêu ý kiến : ...............................................
Em hãy đọc thầm bài văn sau:
HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC
Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều hỏi bác Tủ Gỗ.
- Bác Tủ Gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng, Cốc Nhỏ nhanh nhảu:
- Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy:
- Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng nước canh trong những chiếc bát mà.
Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua:
- Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để đựng nước uống.
Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng:
- Các cháu đừng cãi nhau nữa. Nước không có hình dạng cố định. Trong tự nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng. Ở thể khí nước tồn tại ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử dụng hàng ngày để sinh hoạt là thể lỏng.
Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù:
- Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.
Lê Ngọc Huyền
Em trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau:
- Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng .
- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Côc Nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì?
A. Tác dụng của nước.
B. Hình dáng của nước.
C. Mùi vị của nước.
D. Màu sắc của nước
Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống sau :
a) Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút.
b) Em gọi điện thoại cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố của bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em.
c) Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ấy chỉ đường.
Bố xin lỗi cô giáo vì con trai mộng du
Tại văn phòng trường, người bố bối rối xin lỗi cô giáo chủ nhiệm của con trai:
- Tôi thành thật xin lỗi về việc con tôi bỏ ra khỏi lớp giữa giờ học. Mong cô bỏ qua cho thằng bé.
Cô giáo nghiêm nghị:
- Trong lúc tôi đang say sưa giảng bài thì con trai anh tự dưng đi một mạch ra khỏi lớp. Thậm chí, khi tôi gọi lại em ấy cũng không thèm trả lời hay ngoảnh mặt lại nữa. Thật là không có kỉ luật gì cả!
Người bố cuống quýt:
- Ấy ấy mong cô bớt giận ạ. Chẳng là cháu nhà tôi mắc chứng mộng du từ nhỏ, mỗi lần ngủ say là lại đi lung tung như thế ấy mà.
- !?!
(Sưu tầm)
* Hãy kể câu chuyện cho bạn bè, người thân cùng nghe.
* Theo em, chi tiết nào trong câu chuyện có tác dụng gây cười.
Các câu hỏi sau được dùng làm gì ?
Câu hỏi | Dùng làm gì |
a) Dỗ mãi mà em bé vẫn khóc, mẹ bảo : “Có nín đi không ? Các chị ấy cười cho đây này.” | |
b) Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc : “Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy ?” | |
c) Chị tôi cười : “Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à ? ” | |
d) Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe : “Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không ?” |
Tôi đã gặp một cơn ác mộng.
Trong giấc mơ, ai đó đã cố gắng để siết cổ tôi.
Bộ mặt của kẻ tấn công mờ như nó được bao phủ trong sương mù vậy. Do đó tôi không thể nhìn rõ được đó là ai.
Tôi cố gắng thoát khỏi đôi tay ấy nhưng đành bất lực. Tôi chỉ cảm thấy ý thức của mình từ từ biến mất…
Tôi tỉnh giấc trong tình trạng mất đi hoàn toàn ý thức của mình – y như trong giấc mơ. Mồ hôi bắt đầu tuôn ra.
Nếu tôi tìm thấy được một số dấu tay trên cổ của mình thì nó sẽ trở thành một phần của một câu chuyện ma – tôi nghĩ, rồi tôi đi vào phòng tắm để cởi quần áo ra. Rồi khi nhìn vào gương, tôi như đóng băng.
Chúng đã ở đó.
Các dấu tay màu tím.
Nhưng nó không phải trên cổ của tôi, mà là trên cổ tay tôi.
Tại sao lại như vậy?
Một cô gái thi đỗ vào một trường Đại học ở Tokyo, cô quyết định từ nay sẽ sống độc lập một mình nên đã thuê căn hộ ở một tòa chung cư. Đêm đầu tiên sống tại đó, cô phát hiện ra trên tường có một cái lỗ nhỏ, có thể nhìn xuyên sang căn phòng bên cạnh. Cô gái thử nhìn vào cái lỗ đó thì thấy bên kia toàn một màu đỏ thẫm. Cô thầm nghĩ phòng bên chắc là dán giấy dán tường đỏ che mất cái lỗ đó. Nghĩ vậy, mấy hôm liền cô đều nhìn vào cái lỗ đó trên tường.
Nhìn kiểu gì cũng chỉ thấy một màu đo đỏ. Tò mò, cô quyết định hỏi người chủ nhà về căn phòng đó.
“Nhà bên cạnh là ai thuê vậy?”, cô gái hỏi.
Người chủ nhà trả lời: “À, chủ nhân căn hộ đó bị bệnh đau mắt nên ít khi ra ngoài lắm.”
Nghe thấy câu trả lời, cô gái giật mình hoảng hốt rồi phát hiện ra điều gì đó. Đó là gì vậy?
Một ngày nọ, tôi bắt một chuyến tàu để về nhà. Khi ấy chỉ còn khoảng 10 phút nữa là đúng 12 giờ đêm. Đi được một đoạn thì tàu dừng lại ở trạm kế tiếp và một người đàn ông bước lên tàu. Sau khi cửa đóng lại, người đàn ông nọ như sực nhớ ra điều gì đó, bắt đầu nhìn dáo dác những hành khách xung quanh.
Anh ta nhìn tôi và hỏi, “Xin lỗi vì mạo muội, nhưng cho tôi hỏi có phải năm nay cậu 28 tuổi không?”
“Đúng vậy, nhưng sao anh biết?”, tôi ngạc nhiên hỏi lại. Nhưng anh ta không trả lời, mà tiếp tục vội vàng hỏi người bên cạnh.
“Năm nay anh 45 tuổi phải không?”
“Có phải bà 62 tuổi không?”
“Sao cậu biết?”
Cứ như vậy, người đàn ông nọ hỏi hết những hành khách có mặt trong toa tàu. Dường như anh ta sở hữu một năng lực đặc biệt, chỉ nhìn người vào người khác là có thể biết được tuổi của họ.
Từ đó đến khi tàu tới bến còn khoảng 15 phút, toàn bộ hành khách bao gồm cả tôi đều rất kinh ngạc trước khả năng khác thường của người đàn ông kia, ai nấy đều nhìn anh ta bằng ánh mắt vừa tò mò vừa có phần sợ hãi. Cho đến khi anh ta hỏi người cuối cùng có mặt trong toa tàu – một người phụ nữ.
“Năm nay chị 50 tuổi phải không?”
“Đúng vậy, nhưng chỉ còn 5 phút nữa là tôi bước sang tuổi 51 rồi.” Người phụ nữ kia trả lời.
Nghe xong anh ta mặt mày tái mét, toàn thân cứng đờ không nói được câu nào nữa. Tại sao vậy?