Ghi chữ Đ vào dòng có các từ có nghĩa cùng nhau ở mỗi dòng sau.
a) công cộng, công ích, công quỹ, công sở
b) công nhân, công thương, công nghệ, công nghiệp
c) gia công, thủ công, thi công, tiền công
d) của công, đất công, công cộng, xe công
Viết một đoạn văn từ 20 đến 25 dòng về đề bài: Em hãy lựa chọn một loại phương tiện giao thông công cộng mà em đã tham gia. Hãy nêu những việc nên làm và không nên làm khi tham gia phương tiện giao thông công cộng đó.
Viết một câu văn ( có sử dụng dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ) giải thích vì sao đàn ông cần giúp đỡ phụ nữ làm công việc nhà.
Câu 4: Ý nghĩa của câu chuyện Một chuyên gia máy xúc?
. Vẻ đẹp ngoại hình của một chuyên gia ngoại quốc.
B. Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn đối với một công nhân Việt Nam.
C. Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn đối với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
D. Cuộc gặp gỡ thân mật của một chuyên gia máy xúc nước bạn với một công nhân Việt Nam.
Chọn từ ngữ thích hợp (đại từ, từ ngữ đồng nghĩa) điền vào chỗ trống để tránh lặp lại từ in đậm và có tác dụng liên kết câu trong đoạn văn sau:
Võ Thị Sáu là một nữ anh hùng trẻ tuổi của nước ta...................sinh ra ở miền Đất Đỏ và tham gia kháng chiến chống Pháp khi tuổi đời còn rất trẻ. Bị giặc bắt và tra tấn dã man nhưng ...........vẫn không khai. Trong nhà lao ở Côn Đảo, tấm gương dũng cảm của ..........................đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ. Chúng đưa ........... ra pháp trường để xử bắn. Đi giữa hai hàng lính,.............vẫn ung dung mỉm cười..............đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì cuộc sống ấm no hạnh phúc trên đất nước Việt Nam thân yêu.
3. Chọn từ ngữ thích hợp ( đại từ, từ ngữ đồng nghĩa ) điền vào chỗ trống để tránh lặp lại từ in đậm và có tác dụng liên kết câu trong đoạn văn sau :
Võ Thị Sáu là một nữ anh hùng trẻ tuổi của nước ta……………….sinh ra ở miền Đất Đỏ và tham gia kháng chiến chống Pháp khi tuổi đời còn rất trẻ. Bị giặc bắt và tra tấn dã man nhưng ………..vẫn không khai. Trong nhà lao ở Côn Đảo, tấm gương dũng cảm của ……………………..đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ. Chúng đưa ……….. ra pháp trường để xử bắn. Đi giữa hai hàng lính,………….vẫn ung dung mỉm cười…………..đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì cuộc sống ấm no hạnh phúc trên đất nước Việt Nam thân yêu.Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ nói về truyền thống dân tộc
: ( Theo Trần Văn Canh )
( Từ ngữ cần điền : chị – 3 lần, người con gái ấy, chị Sáu, người thiếu nữ trẻ măng)
Gạch dưới các từ viết sai
Dưới ảnh hưởng của phong trào yêu nước và cách mạn ở quê hương , Nguyễn Văn Trỗi đã tìm và gia nhập vào đội biệt động nội thành sài gòn. Vừa mới lập gia đình, anh vẫn sung phong nhận nhiệm vụ đặc biệt là đặc mìn ở cầu Công Lý-nơi Bộ trưởng Quốc phòng Mac Namara cùng phái đoàn Mỹ sẽ đi qua.Nhưng ruổi thay, ngày 9-5-1964, khi đang làm nhiệm vụ, thì bị địch phát hiện bắt anh.
Bọn tay sai đã dùng mọi cực hình tra tấn dả man, dụ giỗ và mua chuộc để hòng moi ra được cơ sở bí mật ở nội đô.Nhưng trước sau anh vẫn không khai….
Tình mẹ
Mẹ tôi là công nhân. Mẹ lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với bao công việc. Về đến nhà mẹ phải lo việc nội trợ trong gia đình. Nhìn mẹ vất vả mà tôi chẳng giúp gì được nhiều tôi càng thương mẹ nhiều hơn.
Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy nấu cơm cho cả nhà ăn sáng rồi vội vã đi làm. Tôi còn nhớ lần tôi bị ốm nặng, trên khuôn mặt sạm nắng của mẹ chất chứa nỗi lo toan về tôi. Lúc ấy tôi thầm trách ông trời sao nở đối xử với mẹ tôi như vậy, mẹ đã vất vả quanh năm giờ đây lại phải lo lắng cho tôi nữa tôi e mẹ sẽ kiệt sức mất. Mỗi lần tôi ngủ, đôi bàn tay chai gầy của mẹ nắm lấy bàn tay nhỏ bé của tôi, tôi cảm thấy ấm áp và như có thêm sức mạnh để chống lại căn bệnh quái ác kia. Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng. Chính sự mạnh mẽ ấy đã giúp tôi chuyên tâm vào điều trị. Vào một ngày thu trong xanh, tôi được ra viện trở về với mái ấm gia đình của mình. Tôi thầm cảm ơn tình yêu thương của mẹ. Mẹ như ánh sáng mặt trời chiếu rọi mỗi khi tôi ở nơi tối tăm nhất của sự tuyệt vọng. Mẹ như con thuyền che chở và đưa tôi ra ngoài đại dương mênh mông xa xăm kia. Tôi yêu cái bóng dáng vội vã, yêu khuôn mặt sạm nắng, yêu đôi bàn tay chai gầy của mẹ. Hình như mọi thứ về mẹ đều đã in đậm trong trái tim tôi.
Câu 5: Hình ảnh so sánh ở câu 5 nói lên điều gì?
A.Mẹ soi sáng cho con đi những chặng đường tối tăm
B. Mẹ là nguồn khích lệ, động viên, tiếp thêm sức mạnh, niềm tin, hy vọng cho con vượt qua những gian nan trong cuộc sống.
C. Mẹ che chở, bảo vệ cho con tránh được những nguy hiểm
D. Mẹ giúp con vượt đại dương xa xăm.
Câu 8: Câu nào trong các câu dưới đây là câu ghép?
A. Mẹ lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với bao công việc.
B. Mỗi lần tôi ngủ, đôi bàn tay chai gầy của mẹ nắm lấy bàn tay nhỏ bé của tôi, tôi cảm thấy ấm áp và như có thêm sức mạnh để chống lại căn bệnh quái ác kia.
C. Tôi yêu cái bóng dáng vội vã, yêu khuôn mặt sạm nắng, yêu đôi bàn tay chai gầy của mẹ.
D. Hình như mọi thứ về mẹ đều đã in đậm trong trái tim tôi.
Câu 9: Trong câu: “Mẹ vất vả như vậy mà tôi chẳng giúp gì được nhiều nên tôi càng thương mẹ nhiều hơn.”
A. 1 vế.
B. 2 vế.
C. 3 vế.
D. 4 vế.
Câu 10: Câu: "Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy nấu cơm cho cả nhà ăn sáng rồi vội vã đi làm." Có bộ phận chủ ngữ là:
A. Những buổi sớm tinh mơ
B. Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên C. cái bóng dáng hao gầy của mẹ
D. cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy
Câu 11: Quan hệ từ nối các vế trong câu ghép “Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng.” biểu thị quan hệ gì?
A. Nguyên nhân – kết quả
B. Điều kiện (giả thiết) – kết quả
C. Tương phản
D. Tăng tiến
Câu 12: Có thể thay từ “nhân hậu” trong câu “Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng.” bằng từ nào sau đây:
A. nhân hậu
B. hậu hĩnh
C. hiền lành
D. hiền từ
Câu 13: Câu ca dao hay thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây thuộc chủ đề Uống nước nhớ nguồn?
A . Dù ai nói đông nói tây Lòng ta vẫn vững như cây giữa rừng.
B. Muôn người như một.
C. Tay đứt ruột xót.
D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
Câu 14: Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào? Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng. Chính sự mạnh mẽ ấy đã giúp tôi chuyên tâm vào điều trị.
A.Bằng cách lặp từ ngữ
B. Bằng cách thay thế từ ngữ
C. Bằng từ ngữ nối
D. Bằng cách lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ
câu hỏi nè !!!!!!!
câu 1 Tình cảm của người mẹ được so sánh với điều gì
câu 2 Hãy nêu cảm nhận của bạn về tình cảm của bạn nhỏ đố với mẹ trong bài.