Nối mệnh đề bên trái với mệnh đề bên phải để được một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng
Dùng gạch nối để ghép mệnh đề bên trái với mệnh đề bên phải thành một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng
Nối mỗi mệnh đề ở cột A với mỗi mệnh đề ở cột B sao cho thành một câu đúng
Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung tương ứng ở cột bên phải được một câu có nội dung đúng
1. chiếc đầu tàu tác dụng lên | a. nâng được miếng mồi có khối lượng gấp nhiều lần khối lượng của nó |
2. tòa nhà cao tầng tác dụng lên | b. làm bật rễ cả những gốc cây cổ thụ |
3. con kiến có thể có lực | c. các toa tàu một lực kéo rất lớn |
4. lực đẩy mà gió bão tác dụng lên cây cối có thể | d. móng nhà một lực nén cực kì lớn |
Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung ở cột bên phải sao cho phù hợp
1. Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết | a. phải dùng cân tiểu li |
2. Về thực chất, khi cân một vật là | b. ta chỉ biết giá trị gần đúng của khối lượng đó |
3. Muốn biết khối lượng của một cái nhẫn vàng với độ chính xác cao thì | c. khối lượng của vật đó |
4. Khi dùng "cân lò xo"" để đo khối lượng của một vật thì | D. so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của vật lấy làm mẫu gọi là các quả cân |
Chọn từ thích hợp trong khung (SGK) để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Thoạt tiên, phải điều chỉnh sao cho khi chưa cân, đòn cân phải nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc (1) ... đặt (2) ….lên một đĩa cân. Đặt lên đĩa cân bên kia một số (3) ... có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm (4) ... kim cân nằm (5) ... bảng chia độ. Tổng khối lượng của các (6)... trên đĩa cân sẽ bằng khối lượng của (7)…
Ghép nội dung ở cột bên trái với nội dung cột bên phải sao cho phù hợp
1. Một chiếc xe tải có khối lượng 3 tấn thì có trọng lượng | a. nhỏ hơn 10 một chút |
2. Nếu tính chính xác, trọng lượng của xe tải 3 tấn phải | b. chấp nhận công thức P = 10.m để tìm trọng lượng của một vật, nếu biết khối lượng của nó |
3. Nếu tính chính xác thì hệ số tỉ lệ trong công thức P(N) = 10m(kg) phải | c. nhỏ hơn 3000N một chút |
4. Trong thực tế, nếu không cần độ chính xác cao, ta vẫn | d.30000N |
Câu nào dưới đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?
A. cân Rô-béc-van
B. cân đồng hồ
C. cân đòn
D. cân tạ
Tay chân của con người hoạt động như các đòn bẩy. Các xương tay, xương chân là đòn bẩy, các khớp xương là điểm tựa, còn các cơ bắp tạo nên lực.
Để nâng một vật nặng 20N, cơ bắp phải tác dụng một lực tới 160N. Tuy nhiên cơ bắp chỉ cần co lại 1 cm cũng đã nâng vật lên một đoạn 8cm rồi. Người ta nói rằng, tuy không được lợi về lực nhưng dùng đòn bẩy này lại được lợi về đường đi ( H 15.4)
Hãy suy nghĩ về cách cử động của chân, tay… và tìm hiểu xem có những đòn bẩy nào trong cơ thể em