Truyện giới thiệu về các nước Mô-na-cô , Va-ti-căng, Trung Quốc; Qua đó, hiểu được công dụng của sổ tay, có ý thức tập ghi sổ tay và không tự tiện xem sổ tay của người khác .
Truyện giới thiệu về các nước Mô-na-cô , Va-ti-căng, Trung Quốc; Qua đó, hiểu được công dụng của sổ tay, có ý thức tập ghi sổ tay và không tự tiện xem sổ tay của người khác .
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Cuốn sổ tay
Tuấn và Lân ra chơi muộn. Lúc đi ngang qua bàn Thanh chợt thấy quyển sổ để trên bàn. Tuấn tò mò, toan cầm lên xem. Lân vội can :
- Đừng ! Sao lại xem sổ tay của bạn ?
- Vừa lúc ấy, Thanh bước vào. Nghe Lân nói, Thanh bảo :
- Để mang ra sân cùng xem ! Các bạn đang đố nhau về các nước, nhờ tớ làm trọng tài.
Cả ba cùng chạy ào ra sân. Quyển sổ được mở ra. Những dòng chữ nắn nót ghi nội dung cuộc họp, các việc cần làm, những chuyện lí thú...
Thanh lên tiếng :
Đây rồi ! Mô-na-cô đúng là nước vào loại nhỏ nhất, diện tích chỉ gần bằng nửa Hồ Tây ở thủ đô Hà Nội. Nhưng Va-ti-căng còn nhỏ hơn : Quốc gia đặc biệt này rộng chưa bằng một phần năm Mô-na-cô. Nước lớn nhất là Nga, rộng hơn nước ta trên 50 lần.
Bốn, năm bạn cùng reo lên. Riêng Tùng chưa chịu thua :
- Thế nước nào ít dân nhất ?
- Tất cả nhìn nhau, rồi nhìn Tùng. Anh chàng vẻ rất tự tin :
- Cũng là Va-ti-căng.
- Đúng đấy! - Thanh giải thích- Va-ti-căng chỉ có khoảng 700 người. Còn nước đông dân nhất là nước Trung Quốc: hơn 1 tỉ 200 triệu.
- Trọng tài : người được cử ra để phân xử phải trái.
- Mô–na–cô : Một nước rất nhỏ ở Châu Âu.
- Diện tích : độ rộng của bề mặt sự vật.
- Va-ti-căng : nơi đặt tòa thánh Công giáo
- Quốc gia : nước, nhà nước.
Tuấn và Lân thấy vật gì trên bàn Thanh ?
A. Một cuốn sách
B. Một quyển sổ tay
C. Một hộp quà
Cuốn sổ tay của Thanh ghi những nội dung gì ?
A. Ghi nội dung cuộc họp
B. Các việc cần làm
C. Những chuyện lí thú
D. Những điều riêng tư
E. Tất cả những đáp án trên đều đúng
Vì sao Lân khuyên Tuấn không nên tự ý xem sổ tay của bạn ?
Hãy nói một vài điều lí thú ghi trong sổ tay của Thanh.
Đọc truyện và trả lời các câu hỏi sau:
Ai có lỗi ?
Tôi đang nắn nót viết thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp : "Mình không cố ý đâu !" Cái cười của cậu làm tôi càng tức. Tôi nghĩ cậu vừa được phần thưởng nên kiêu căng.
Lát sau, để trả thù, tôi đẩy Cô-rét-ti một cái đến nỗi hỏng hết trang tập viết của cậu. Cậu ta giận đỏ mặt, giơ tay dọa tôi, nói :"Cậu cố ý đấy nhé !"
Thấy thầy giáo nhìn, cậu hạ tay xuống, nhưng lại nói thêm : "Lát nữa ta gặp nhau ở cổng."
Cơn giận lắng xuống. Tôi bắt đầu hối hận. Chắc là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay tôi thật. Tôi nhìn cậu, thấy vai áo cậu sứt chỉ, chắc vì cậu đã vác củi giúp mẹ. Bỗng nhiên tôi muốn xin lỗi Cô-rét-ti, nhưng không đủ can đảm.
Tan học, tôi thấy Cô-rét-ti đi theo mình. Tôi đứng lại, rút cây thước kẻ cầm tay. Cậu ta đi tới, tôi giơ thước lên.
- Ấy đừng ! - Cô-rét-ti cười hiền hậu
- Ta lại thân nhau như trước đi !
Tôi ngạc nhiên, ngây ra một lúc, rồi ôm chầm lấy bạn. Cô-rét-ti nói :
- Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa, phải không En-ri-cô ?
- Không bao giờ! không bao giờ ! - Tôi trả lời.
Về nhà, tôi kể chuyện cho bố mẹ nghe, tưởng bố sẽ vui lòng. Nào ngờ bố mắng: “Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn vì con có lỗi. Thế mà con lại giơ thước dọa đánh bạn”.
- Kiêu căng : cho rằng mình hơn người khác, coi thường người khác.
- Hối hận : buồn, tiếc vì lỗi lầm của mình.
- Can đảm : không sợ đau, không sợ xấu hổ hay nguy hiểm.
- Ngây: đờ người ra, không biết nói gì, làm gì.
Cô- rét- ti làm gì khiến cho En-ri- cô nổi giận ?
A. Cô-rét-ti nói xấu En-ri-cô
B. Cô-rét-ti vẽ lên vở En-ri-cô
C. Cô-rét-ti chạm vào khuỷu tay En-ri-cô khiến nguệch ra một đường xấu trên vở
Công ơn của thầy cô
Trong giờ Đạo đức, thầy giáo đang giảng về công ơn của thầy cô. Thầy giáo hỏi cả lớp:
- Các em tìm cho thầy một câu tục ngữ nói về người thầy. Cả lớp im lặng, thầy giáo gợi ý:
- Câu này có hai chữ “mày” và “nên”.
Lớp vẫn im lặng. Thầy giáo lại gợi ý tiếng:
- Câu này có cả 2 chữ “không” và “đố”.
Lớp tiếp tục im lặng. Thầy giáo nói tiếp:
- Câu này có 6 chữ, có cả 2 chữ “thầy” và “làm”. Đây là câu gì? Cuối lớp có 1 cánh tay rụt rè giơ lên.
- Thưa thầy, câu trả lời là … của thầy ạ!
(Truyện cười học sinh)
*Hãy chia sẻ cùng bạn, người thân về câu chuyện trên.
Đọc xong câu chuyện, em đã tìm ra câu tục ngữ mà thầy giáo muốn nói tới chưa?
Nội dung của bài thơ Hai bàn tay em nói về điều gì ?
A. Hai bàn tay con người có thể làm được mọi việc
B. Hai bàn tay tượng trưng cho lao động chân tay
C. Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích và đáng yêu
Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:
Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua
1. Hôm ấy, chúng tôi đến thăm một trường tiểu học. Cô hiệu trưởng mời đoàn vào thăm lớp 6A. Điều bất ngờ là tất cả học sinh đều lần lượt giới thiệu bằng tiếng Việt :”Em là Mô-ni-ca”, “ Em là Giét-xi-ca”,… Mở đầu cuộc gặp, các em hát tặng đoàn bài hát “Kìa con bướm vàng” bằng tiếng Việt. Rồi các em giới thiệu những vật sưu tầm được như: đàn tơ-rưng, cái nón, tranh cây dừa, ảnh xích lô,…Các em còn vẽ Quốc kì Việt Nam và nói được bằng tiếng Việt : “Việt Nam, Hồ Chí Minh.”
2. Hóa ra cô giáo của các em đã từng ở Việt Nam hai năm. Cô thích Việt Nam nên đã dạy các em tiếng Việt và kể cho các em nghe nhiều điều tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam. Các em còn tìm hiểu về Việt Nam trên in-tơ-nét. Về phần mình, các em đặt cho chúng tôi rất nhiều câu hỏi về thiếu nhi Việt Nam: Học sinh Việt Nam học những môn gì ? Trẻ em Việt Nam thích những bài hát nào ? Ở Việt Nam, trẻ em chơi những trò chơi nào ?
3. Đã đến lúc chia tay, dưới làn tuyết bay mù mịt, các em vẫn đứng vẫy tay chào lưu luyến, cho đến khi xe của chúng tôi khuất hẳn trong dòng người và xe cộ tấp nập của thành phố Châu Âu hoa lệ, mến khách.
- Lúc-xăm- bua : một nước nhỏ ở Châu Âu, cạnh các nước Bỉ, Đức và Pháp.
- Lớp 6 : lớp cuối bậc tiểu học ở Lúc-xăm- bua.
- Sưu tầm : tìm kiếm, góp nhặt lại.
- Đàn tơ-rưng : một nhạc cụ dân tộc ở Tây Nguyên - In-tơ-nét : mạng thông tin máy tính toàn cầu.
- Tuyết : những hạt băng nhỏ, xốp, nhẹ, màu trắng, rơi ở vùng có khí hậu lạnh.
- Hoa lệ : (nhà cửa, phố xá) đẹp lộng lẫy và sang trọng.
A. Tới thăm một trại mồ côi ở Lúc-xăm-bua
B. Tới thăm trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua
C. Tới thăm thầy cô một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua
Bài 1.Đọc bào hai bàn tay em(SGK Tiếng Việt 3,tập 1,trang 7) và khoanh các đáp án sau:
1:Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào?
a,Buổi tối,hai hoa ngủ cùng bé:hoa kề bên má,hoa ấp cạnh lòng.
b,Buổi sáng,tay giúp bé đánh răng,chải tóc.
c,Khi bé đi học,bàn tay siêng năng làm cho những hàng chữ nở hoa trên giấy.Khi chỉ có một mình ,bàn tay tâm sự với bé.
d,Cả a,b,c đều đúng.