- Đúng
- Ý nghĩa nhan đề: "Tiếng hát con tàu" là tiếng hát say mê, lạc quan, phấn chấn của tâm hồn tràn đầy khát vọng, mong mỏi xây dựng đất nước và tìm về với ngọn nguồn sáng tạo thơ ca của thi sĩ”
- Đúng
- Ý nghĩa nhan đề: "Tiếng hát con tàu" là tiếng hát say mê, lạc quan, phấn chấn của tâm hồn tràn đầy khát vọng, mong mỏi xây dựng đất nước và tìm về với ngọn nguồn sáng tạo thơ ca của thi sĩ”
Nội dung sau đúng hay sai? “Tác phẩm trường ca "Mặt đường khát vọng" viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ ở miền núi về non sông đất nước, về sứ mệnh thế hệ mình với quê hương đất nước”
A. Đúng
B. Sai
Nội dung sau về kịch của Lưu Quang Vũ đúng hay sai?
“Kịch của Lưu Quang Vũ thể hiện nhiều cách tân độc đáo; quan tâm thể hiện xung đột trong cách sống và quan niệm sống, bày tỏ khát vọng hoàn thiện nhân cách con người”
A. Đúng
B. Sai
Tác phẩm “Đất nước” (Nguyễn Đình Thi), “Đất nước” (Nguyễn Khoa Điềm), “Bên kia sông Đuống” (Hoàng Cầm), “Dọn về làng” (Nông Quốc Chấn), “Việt Bắc” (Tố Hữu), “Tiếng hát con tàu” (Chế Lan Viên) cùng viết về đề tài gì?
A. Tình yêu nam nữ
B. Đất nước
C. Thiên nhiên
D. Người lính
Nội dung sau về truyện ngắn Một người Hà Nội đúng hay sai?
“Một người Hà Nội phát hiện vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động, thăng trầm của đất nước”.
A. Đúng
B. Sai
Giá trị nội dung của bài thơ "Tiếng hát con tàu" là:
A. Bài thơ là khúc tình ca về cách mạng,về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến
B. Bài thơ thể hiện một cái nhìn mới mẻ: Đất nước là sự hội tụ, kết tinh bao khát vọng và công sức của nhân dân. Đất nước là của nhân dân
C. Bài thơ thể hiện khát vọng, niềm hân hoan trong tâm hồn nhà thơ khi trở về với nhân dân, đất nước, cũng là tìm thấy nguồn nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho hồn thơ.
Nêu những thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn sau.
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa...”. Nguyễn Du, Bạch Cư Dị so tiếng đàn với tiếng suối. Thế Lữ lại so sánh tiếng hát trong với nước ngọc tuyền. Những người này không miêu tả trực tiếp tiếng suối. Chỉ có Nguyễn Trãi cho tiếng suối là tiếng đàn cầm. Có lẽ đó là hình ảnh gần nhất với hình ảnh trong câu thơ này. Có thể chẳng phải ngẫu nhiên. Nguyễn Trãi sành âm nhạc. Bác Hồ cũng thích âm nhạc. Tiếng hát của một danh ca Pháp từng thích nghe thời trẻ, đến tuổi bảy mươi Bác còn nhờ chị Ma-đơ-len Ríp-phô tìm lại hộ. Tiếng suối ngàn của đất nước hay đó là tiếng hát của trái tim người nghệ sĩ yêu đời ?
(Lê Trí Viễn)
A. Bác bỏ và bình luận
B. Phân tích và bác bỏ
C. So sánh kết hợp với phân tích và bác bỏ
D. So sánh kết hợp với bình luận
“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu”
Ý nghĩa của bốn câu thơ trên là:
A. Là tiếng hát say mê, lạc quan, phấn chấn khi được đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Tây Bắc. Khẳng định vẻ đẹp của nhữnh vùng đất ở miền xa xôi của Tổ quốc.
B. Tổ quốc vẫy gọi và tâm hồn nghệ sĩ hướng về nhân dân, về cuộc sống sôi nổi đang diễn ra trên mọi miền đất nước. Về với Tây Bắc cũng là về với nhân dân, về với chính mình, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo.
C. Cả hai đáp án trên đều sai
D. Cả hai đáp án trên đều đúng
Nội dung sau về Xuân Quỳnh đúng hay sai?
“Cuộc đời Xuân Quỳnh đầy bất hạnh, luôn khao khát tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử”
A. Đúng
B. Sai
Nội dung sau về truyện ngắn Thuốc đúng hay sai?
“Chủ đề tư tưởng của tác phẩm cũng chính là quan điểm sáng tác của Lỗ Tấn. Ông đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: Nhân dân thì “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt”, người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.
A. Đúng
B. Sai