Đáp án D
Triển khai đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác. “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước”.
Đáp án D
Triển khai đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác. “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước”.
Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, họp tác. Đó là nội dung đổi mới ở Việt Nam năm 1986 trên lĩnh vực
A. chính trị.
B. đối ngoại.
C. xã hội.
D. chính trị và đối ngoại.
Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, họp tác. Đó là nội dung đổi mới ở Việt Nam năm 1986 trên lĩnh vực
A. chính trị.
B. đối ngoại.
C. xã hội.
D. chính trị và đối ngoại.
Trong xu thế hòa bình ổn định và hợp tác phát triển, Việt Nam có những thời cơ thuận lợi gì
A. Ứng dụng các thành tựu Khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
B. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động.
C. Có được thị trường lớn để tăng cường xuất khẩu hàng hóa.
D. Hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư và ứng dụng khoa học kĩ thuật.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
“Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực.
Là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc, Hiến chương nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các nước dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
Để thực hiện các mục đích đó, Liên hợp quốc hoạt động theo những nguyên tắc sau: Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc; Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước; Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào; Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình; Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc).
Hiến chương quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính là Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác, Tòa án Quốc tế và Ban Thư kí.
Đại hội đồng: gồm đại diện các nước thành viên, có quyền bình đẳng. Mỗi năm, Đại hội đồng họp một kì để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương quy định.
Hội đồng Bảo an: cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng Bản an phải được sự nhất trí của năm nước Ủy viên thường trực là Liên Xô (nay là Liên bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị.
Ban Thư kí: cơ quan hành chính - tổ chức của Liên hợp quốc, đứng đầu là Tổng thư kí với nhiệm kì 5 năm.
Ngoài ra, Liên hợp quốc còn có nhiều tổ chức chuyên môn khác giúp việc. Trụ sở của Liên hợp quốc đặt tại Niu Oóc (Mĩ).
Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Liên hợp quốc đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo,…”
Hiến chương của Liên hợp quốc được thông qua hội nghị nào:
A. Hội nghị Ianta.
B. Hội nghị Xan Phranxico.
C. Hội nghị Pốtxđam.
D. Hội nghị Pari.
Xây dựng mối quan hệ hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo nên một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh, đó là
A. nguyên tắc của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
B. tiêu chí hoạt động của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
C. mục tiêu của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
D. tôn chỉ của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
Xây dựng mối quan hệ hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo nên một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh, đó là
A. nguyên tắc của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
B. tiêu chí hoạt động của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
C. mục tiêu của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
D. tôn chỉ của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
Bước sang thế kỉ XXI, sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, đã tạo ra cho Việt Nam thời cơ gì để phát triển kinh tế?
A. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
B. Học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến trên thế giới.
C. Thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lý và chuyển giao công nghệ
D. Thu hút vốn từ bên ngoài, mở rộng thị trường
Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.
Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).
Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.
Từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành mười nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
Sự khởi sắc của ASEAN trong quá trình hoạt động được đánh dấu bằng hiệp ước nào?
A. Tuyên bố ZOPFAN.
B. Hiệp ước hòa bình, thân thiện.
C. Hiệp ước thân thiện và hợp tác.
D. Tuyên bố Bali.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:
NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐC
Trong phiên họp ngày 20 - 9 - 1977, vào lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: “Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc”.
Cả phòng họp lớn của Đại hội đồng vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh Việt Nam, thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.
Sáng ngày 21 - 9, tại trụ sở Liên hợp quốc đã trọng thể diễn ra lễ kéo cờ đỏ sao vàng của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong buổi lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc, Tổng thư kí Cuốc Vanhai phát biểu: “Ngày 20 - 9 - 1977, ngày mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết kết nạp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày có ý nghĩa trọng đại không những đối với nhân Việt Nam mà còn đối với cả Liên hợp quốc. Sau cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ giành độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam sẽ tham gia vào những cố gắng của Liên hợp quốc nhằm thiết lập hòa bình và công lí trên toàn thế giới”. Ông nhấn mạnh: “Liên hợp quốc sẽ làm hết sức mình để giúp Việt Nam về mọi mặt trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại đất nước”.
Trong lời phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nói: “Mấy chục năm qua, tuy chưa tham gia Liên hợp quốc, nước Việt Nam, bằng xương máu, đã góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các thành viên khác của Liên hợp quốc phấn đấu không mỏi mệt nhằm thực hiện các mục tiêu cao cả đó”.
(Nguyễn Quốc Hùng, Liên hợp quốc,
NXB Thông tin lí luận, H., 1992, tr. 54 - 57)
Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, trở thành thành viên thứ
A. 194.
B. 149.
C. 195.
D. 159.